Trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm xi măng trong nước vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng tương đối ổn định thì xuất khẩu xi măng gặp không ít khó khăn do sự cạnh tranh của xi măng Trung Quốc.

Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng phát triển, năm 2015 là một năm rất thành công của quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc. Thương mại giữa hai nước tăng nhanh, trong bối cảnh thương mại toàn cầu nói chung và của Hàn Quốc nói riêng đi xuống thì kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc lại tăng lên. Năm 2015, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đã đạt 36 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2014.
Trong 6 tháng đầu năm nay, thương mại 2 chiều đã đạt 19,9 tỷ USD (tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2015); trong đó xuất sang Hàn Quốc đạt 5,1 tỷ USD (tăng 40,2%) và nhập khẩu từ Hàn Quốc 14,8 tỷ USD (tăng 7,6%).
Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc chủ yếu là: điện thoại và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính, điện tử và linh kiện; hàng thủy sản; gỗ và sản phẩm gỗ; giày dép...
Nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đứng đầu về kim ngạch, với 1,33 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang Hàn Quốc, tăng 224% so với cùng kỳ năm trước. Dệt may là nhóm hàng đứng thứ hai về kim ngạch với 875,7 triệu USD, tăng 15,7%, chiếm 17%. Tiếp đến máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 551,7 triệu USD, chiếm 10,8%, tăng 80%.
Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu sang Hàn Quốc so với cùng kỳ năm trước, thì thấy hầu hết các loại hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay đều đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch so cùng kỳ; trong đó kim ngạch tăng mạnh ở một số nhóm hàng như: Xăng dầu (tăng 413,6%, đạt 14,1 triệu USD); điện thoại các loại và linh kiện (tăng 224%, đạt 1,33 tỷ USD) ; sắt thép (tăng 90%, đạt 43 triệu USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 80%, đạt 551,7 triệu USD); sản phẩm hoá chất (tăng 74%, đạt 38,9 triệu USD); bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc (tăng 70%, đạt 18,5 triệu USD).
Về đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam 7 tháng đầu năm 2016; trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, thì Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,209 tỷ USD, chiếm 32,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu sang Hàn Quốc 6 tháng đầu năm 2016
ĐVT: USD
Mặt hàng |
6T/2016 |
6T/2015 | +/- (%) 6T/2016 so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch | 5.126.212.767 | 3.656.603.513 | +40,19 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 1.334.734.759 | 411.906.159 | +224,04 |
Hàng dệt may | 875.679.883 | 756.939.888 | +15,69 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 551.685.418 | 306.572.049 | +79,95 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác | 290.457.290 | 204.330.183 | +42,15 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 276.830.343 | 236.052.608 | +17,27 |
Hàng thuỷ sản | 258.731.331 | 260.964.999 | -0,86 |
Giày dép các loại | 168.973.750 | 167.191.506 | +1,07 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng | 130.528.587 | 151.687.346 | -13,95 |
Xơ sợi dệt các loại | 117.029.831 | 96.865.310 | +20,82 |
Máy ảnh,máy quay phim và linh kiện | 85.388.499 | 73.251.937 | +16,57 |
Túi xách, va li, mũ, ô dù | 62.013.814 | 52.813.726 | +17,42 |
sản phẩm từ chất dẻo | 60.289.442 | 38.310.492 | +57,37 |
Dầu thô | 46.054.003 | 56.444.362 | -18,41 |
Hàng rau qủa | 44.633.582 | 35.430.452 | +25,98 |
Sắt thép các loại | 43.043.313 | 22.370.809 | +92,41 |
Dây điện và dây cáp điện | 41.820.240 | 33.088.245 | +26,39 |
Sản phẩm từ sắt thép | 39.483.113 | 37.618.320 | +4,96 |
Sản phẩm hoá chất | 38.927.242 | 22.391.766 | +73,85 |
Kim loại thường khác và sản phẩm | 38.738.527 | 53.814.262 | -28,01 |
Vải mành, vải kỹ thuật khác | 33.027.863 | 37.305.008 | -11,47 |
Nguyên phụ liệu dệt may da giày | 31.235.629 | 29.311.149 | +6,57 |
Cà phê | 27.641.311 | 29.421.520 | -6,05 |
Hạt tiêu | 24.574.255 | 23.988.264 | +2,44 |
Cao su | 19.655.610 | 18.562.425 | +5,89 |
Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc | 18.478.524 | 10.889.522 | +69,69 |
sản phẩm từ cao su | 17.589.053 | 16.636.301 | +5,73 |
Xăng dầu | 14.114.065 | 2.747.930 | +413,63 |
Hoá chất | 13.507.604 | 10.875.008 | +24,21 |
Sắn và sản phẩm từ sắn | 11.760.288 | 16.268.655 | -27,71 |
Đồ chơi,dụng cụ thể thao và bộ phận | 11.370.312 | 9.089.661 | +25,09 |
Thuỷ tinh và sản phẩm từ thủy tinh | 9.038.234 | 6.642.038 | +36,08 |
Phân bón các loại | 8.688.681 | 21.296.921 | -59,20 |
Thức ăn gia súc | 8.258.705 | 7.912.623 | +4,37 |
sản phẩm gốm, sứ | 7.472.523 | 9.149.841 | -18,33 |
Đá qúi, kim loại quí và sản phẩm | 7.363.200 | 5.138.409 | +43,30 |
Sản phẩm mây, tre, cói thảm | 6.153.450 | 4.731.474 | +30,05 |
Chất dẻo nguyên liệu | 4.127.036 | 5.239.435 | -21,23 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy | 4.003.104 | 4.253.232 | -5,88 |
Than đá | 2.642.650 | 15.071.689 | -82,47 |
Quặng và khoáng sản khác | 1.675.240 | 5.537.483 | -69,75 |
Theo Vinanet
Trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm xi măng trong nước vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng tương đối ổn định thì xuất khẩu xi măng gặp không ít khó khăn do sự cạnh tranh của xi măng Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 7/2016 ước đạt 611,3 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 7 tháng lên 3,69 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2015.
7 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước đạt 1,35 tỷ USD, tăng 40,5% so với cùng kỷ.
Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc thông báo qui định mới của Úc về việc tăng cường tần suất kiểm tra hàng thuỷ sản nhập khẩu vào nước này.
Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 6/2016, cả nước đã xuất khẩu 2,1 triệu tấn sắn và sản phẩm, trị giá 554 triệu USD, giảm 20,7% về lượng và giảm 30,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù số lượng xe nhập khẩu tháng 7 tăng hơn 2.000 chiếc so với tháng 6 nhưng giá trị nhập khẩu lại giảm hơn 40 triệu USD. Nhiều chuyên gia cho hay, động thái trên là do sự tác động của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) vừa được áp dụng từ ngày 1/7/2016
Nhóm hàng điện thoại và linh kiện tiếp tục đóng vai trò quan trọng vào sự gia tăng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Cho đến nay, đây cũng được xem là nhóm sản phẩm hiếm hoi trong lịch sử xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đóng góp đến hơn 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Xuất khẩu gạo những năm gần đây liên tục sụt giảm, bị cạnh tranh gay gắt từ các thị trường
Kết thúc quý I/2016, xuất khẩu giấy và sản phẩm kim ngạch tăng 10% so với cùng kỳ quý I/2015. Quý II/2016, tốc độ tăng trưởng tiếp tục được duy trì, tăng 6% so với quý II/2016, đạt 252,4 triệu USD.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc đưa ra số liệu xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ trong tháng 7/2016.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự