Tuy thị trường Malaysia chỉ đứng thứ 4 lượng phân bón cung cấp cho Việt Nam, nhưng so với quý 1/2017 có mức độ tăng vượt trội gấp hơn 2 lần cả về lượng và trị giá.

Quý 1/2018, xuất khẩu sắt thép sang đa số các thị trường tăng về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái; Trong đó, xuất sang Italia tăng đột biến gấp hơn 15 lần.
Theo tính toán từ số liệu của Tỏng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong quý 1/2018 đạt 1,43 triệu tấn, thu về 1,04 tỷ USD, tăng 38% về lượng và tăng gần 57% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Giá xuất khẩu sắt thép trung bình đạt 726,8 USD/tấn, tăng 13,7%.
Việt Nam xuất khẩu sắt thép nhiều nhất sang thị trường Campuchia đạt 283.979 tấn, trị giá 179,68 triệu USD, tăng 37,3% về lượng và tăng 58,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Giá xuất khẩu tăng 15,6%, đạt 632,7 USD/tấn.
Sắt thép xuất sang Mỹ - thị trường lớn thứ 2 đạt 217.430 tấn, trị giá 179,01 triệu USD, tăng 132,3% về lượng và tăng 144,9% về trị giá. Giá xuất khẩu đạt 823,3 USD/tấn, tăng 5,9%.
Thị trường Indonesia lớn thứ 3 đạt 199.663 tấn, tương đương 154,76 triệu USD, tăng 32,5% về lượng và tăng 42,4% về trị giá. Giá xuất khẩu tăng 7,5%, đạt 775 USD/tấn.
Nhìn chung, trong quý 1/2018, xuất khẩu sắt thép sang đa số các thị trường tăng về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái; Trong đó, xuất sang Italia tăng đột biến gấp hơn 15 lần về lượng và gấp 8 lần về trị giá, đạt 36.202 tấn, tương đương 30,26 triệu USD; Tuy nhiên, giá xuất khẩu sang thị trường này lại giảm mạnh 48%, đạt 835,8 USD/tấn.
Xuất khẩu sang Nhật cũng tăng rất mạnh gấp hơn 13 lần về lượng, đạt 31.887 tấn và trị giá tăng gấp 7 lần, đạt 22,07 triệu USD, nhưng giá xuất khẩu trung bình giảm 48%, đạt 692 USD/tấn.
Bên cạnh đó, một số thị trường cũng đạt mức tăng trên 100% cả về lượng và kim ngạch như: Xuất sang Bỉ tăng 574% về lượng và tăng 389% về trị giá; Ấn Độ tăng 133% về lượng và tăng 132% về trị giá; Nga tăng 245% về lượng và tăng 230% về trị giá; Hồng Kông tăng 105% về lượng và tăng 145% về trị giá.
Xuất khẩu thép sang các thị trường quý 1/2018
Thị trường | Quý 1/2018 | % tăng giảm so với cùng kỳ | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng số | 1.433.709 | 1.042.015.302 | 37,99 | 56,83 |
Campuchia | 283.979 | 179.679.389 | 37,32 | 58,8 |
Mỹ | 217.430 | 179.007.049 | 131,26 | 144,89 |
Indonesia | 199.663 | 154.759.280 | 32,48 | 42,38 |
Malaysia | 186.361 | 120.492.284 | 89,76 | 105,49 |
Bỉ | 81.827 | 60.535.029 | 573,53 | 388,72 |
Thái Lan | 75.792 | 52.461.679 | 91,33 | 66,6 |
Đài Loan | 55.256 | 29.281.102 | -10,58 | -23,59 |
Hàn Quốc | 51.739 | 33.216.519 | -21,05 | -11,57 |
Italia | 36.202 | 30.257.775 | 1,489,90 | 722,57 |
Lào | 35.044 | 25.333.536 | 29,4 | 51,45 |
Philippines | 32.543 | 19.457.083 | -68,51 | -56,6 |
Nhật Bản | 31.887 | 22.066.192 | 1,270,89 | 613,46 |
Ấn Độ | 23.727 | 21.319.434 | 132,5 | 131,81 |
Tây Ban Nha | 18.043 | 13.087.835 | -35,55 | -16,07 |
Myanmar | 16.723 | 11.598.113 | 56,04 | 82,32 |
Australia | 11.425 | 8.836.178 | -57,77 | -43,48 |
Pakistan | 5.628 | 3.344.791 | -71,27 | -64,17 |
Singapore | 4.277 | 4.080.765 | -48,2 | -11,99 |
Anh | 3.491 | 2.921.855 | -70,37 | -65,48 |
U.A.E | 3.328 | 5.945.926 | -41,55 | 50,71 |
Trung Quốc | 3.226 | 4.525.651 | 32,76 | -3,52 |
Nga | 2.273 | 2.540.565 | 224,71 | 230,28 |
Đức | 762 | 1.732.009 | -15,52 | 17,84 |
Brazil | 528 | 401.633 | -59,54 | -67,62 |
Bangladesh | 405 | 245.326 | -71,5 | -79,16 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 405 | 625.558 | 58,82 | 128,06 |
Ai Cập | 129 | 128.875 |
|
|
Hồng Kông | 88 | 213.272 | 104,65 | 148,71 |
Saudi Arabia | 49 | 52.915 | -53,33 | -30,56 |
Ukraine | 24 | 57.484 |
|
|
Thụy Sỹ | 5 | 25.560 | -99,88 | -98,54 |
(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Tuy thị trường Malaysia chỉ đứng thứ 4 lượng phân bón cung cấp cho Việt Nam, nhưng so với quý 1/2017 có mức độ tăng vượt trội gấp hơn 2 lần cả về lượng và trị giá.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu quặng và khoáng sản vào Việt Nam quý 1/2018 tăng 157% về lượng và tăng 148% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017, đạt 2,92 triệu tấn, tương đương 260,35 triệu USD.
Số liệu thống kê 4 tháng đầu năm 2018 của Tổng cục Hải quan cho thấy, lượng quặng và các loại khoáng sản xuất khẩu 4 tháng qua đạt 1,5 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt hơn 65,5 triệu USD. Bình quân, giá quặng xuất khẩu đạt 988.000 đồng/tấn.
Trung Quốc - thị trường lớn nhất cung cấp vải may mặc cho Việt Nam, chiếm 52% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước.
Xuất khẩu xi măng tăng trưởng ở phần lớn các thị trường; Trong đó, Đài Loan tăng mạnh nhất 114% về lượng và tăng 120% về kim ngạch so với cùng kỳ.
-Kết thúc quý 1/2018, kim ngạch nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện tăng so với cùng kỳ 2017 trong đó xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc chiếm 76% tổng kim ngạch, trong đó Thái Lan chiếm 54,8%.
Nhập khẩu nguyên liệu nhựa từ thị trường Ấn Độ trong quý 1/2018 tuy chỉ đạt 33.935 tấn, tương đương 42,74 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm trước thì tăng rất mạnh, với mức tăng tương ứng 168,5% và 153,6%.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 4/2018 đạt 350 triệu USD, tăng 2,22% so với tháng trước đó và tăng 31,85% so với cùng tháng năm ngoái.
Nhập khẩu phế liệu sắt thép trong quý 1/2018 tăng cả lượng và trị giá so với cùng kỳ năm trước, trong đó Việt Nam tăng nhập từ thị trường Đài Loan (Trung Quốc) gấp gần 12 lần về lượng.
Trong 4 tháng đầu năm, ngành lâm nghiệp đạt giá trị xuất siêu trên 2 tỷ USD, chiếm gần 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản toàn ngành.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự