Mới hết tháng 5, Việt Nam đã bị thâm hụt thương mại với Trung Quốc gần 11,5 tỷ USD, trong đó nhiều mặt hàng nhập khẩu từ quốc gia này vượt con số 1 tỷ USD.

Lượng sắt thép nhập từ Trung Quốc chiếm 57,78% trong tổng lượng sắt thép nhập khẩu của cả nước, đạt 4,53 triệu tấn (tăng 48,57% so với cùng kỳ). Nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản cũng tăng 28,54%, đạt 1,24 triệu tấn (chiếm 15,87%).
Điểm đáng chú ý trong 5 tháng đầu năm nay là lượng sắt thép nhập khẩu từ thị trường Nga tăng đột biến so với cùng kỳ, tăng tới 205 lần về lượng (đạt 351.651 tấn); Bên cạnh đó, nhập khẩu từ thị trường Braxin cũng tăng tới 108 lần so với cùng kỳ (đạt 15.538 tấn).
Lượng thép nhập khẩu ồ ạt vào thị trường Việt Nam, làm các doanh nghiệp sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh gay gắt với lượng thép nhập khẩu. Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã nhập 783.314 tấn phôi thép (trong đó có khoảng 70.000 tấn phôi dẹt) chiếm gần 40% tổng lượng phôi nhập khẩu cả năm 2015 và chiếm 28,2% thị phần phôi trong nước (tăng 2% so với cuối năm 2015). Không chỉ mất đi 28,2% thị phần, việc phôi thép nhập khẩu tăng nhanh còn khiến cho nhà sản xuất trong nước phải sản xuất cầm chừng, thậm chí đóng cửa; chỉ có khoảng 50% số nhà máy luyện thép còn hoạt động.
Trong 4 tháng, Việt Nam đã nhập 442.836 tấn thép thanh cuộn và thép thanh; nhập khẩu sản phẩm tôn mạ kim loại và sơn phủ màu là 512.174 tấn.
Hiệp hội Thép cho rằng, việc nhập khẩu một lượng lớn phôi thép và thép dài từ nước ngoài vào Việt Nam, nếu không được xem xét kịp thời sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của các cơ sở sản xuất phôi thép, cũng như thép xây dựng nói riêng và cả ngành công nghiệp thép trong nước nói chung.
Trên thực tế, thời gian qua, các sản phẩm thép và phôi thép nhập khẩu tăng đột biến và đe dọa nghiêm trong cho ngành sản xuất thép trong nước, là do các doanh nghiệp đang nghe ngóng thông tin về việc Nhà nước có thể sẽ áp dụng biện pháp tự vệ thương mại đối với một số mặt hàng phôi thép và thép dài và tôn mạ. Do đó, các doanh nghiệp nhập khẩu dự trữ hàng hóa để tranh thủ đầu cơ khi cơ quan quản lý Nhà nước áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với các mặt hàng thép nhập khẩu.
Bên cạnh đó, Trung Quốc tiếp tục chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thép ra nước ngoài do nhu cầu tiêu thụ nội địa của Trung Quốc suy giảm. Vì vậy, ngành công nghiệp thép các nước đối mặt với nguy cơ sản phẩm thép Trung Quốc xuất khẩu ồ ạt, trong đó có Việt Nam.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về nhập khẩu sắt thép 5 tháng đầu năm 2016
Thị trường | 5T/2016 | +/- (%) 5T/2016 so với cùng kỳ | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 7.833.888 | 2.994.080.656 | +48,57 | +0,79 |
Trung Quốc | 4.526.348 | 1.617.244.574 | +48,57 | +2,20 |
Nhật Bản | 1.243.006 | 488.547.901 | +28,54 | -6,67 |
Hàn Quốc | 750.201 | 370.657.898 | +11,52 | -19,23 |
Đài Loan | 787.787 | 290.287.982 | +94,03 | +19,60 |
Nga | 351.651 | 100.874.846 | +20380,55 | +2745,46 |
Thái Lan | 23.945 | 19.783.200 | +31,49 | +2,91 |
Malaysia | 23.601 | 19.389.984 | +51,26 | +14,57 |
Ấn Độ | 14.976 | 17.508.296 | -72,24 | -53,28 |
Indonesia | 17.651 | 7.966.912 | +18,00 | -63,70 |
Australia | 23.812 | 6.788.860 | -45,60 | -61,37 |
Hoa Kỳ | 4.011 | 4.677.411 | +22,62 | -18,17 |
Braxin | 15.538 | 4.460.463 | +10690,28 | +2650,10 |
Phần Lan | 2.049 | 4.264.215 | +152,65 | +70,21 |
Đức | 3.547 | 3.815.258 | -11,46 | -15,44 |
Bỉ | 3.067 | 3.641.740 | +28,11 | +128,49 |
Thuỵ Điển | 773 | 3.492.260 | -1,15 | +38,93 |
Singapore | 1.271 | 2.379.676 | -42,07 | -34,21 |
Ả Rập Xê Út | 6.022 | 2.316.890 | * | * |
Pháp | 1.804 | 2.129.546 | +117,61 | +43,68 |
Nam Phi | 1.803 | 1.959.507 | -14,55 | -29,05 |
Áo | 165 | 1.795.902 | -78,26 | -47,62 |
Italia | 1.702 | 1.770.284 | -43,62 | -59,89 |
Hà Lan | 1.666 | 1.521.851 | +48,62 | -1,58 |
Tây Ban Nha | 1.207 | 1.016.902 | -32,53 | -39,67 |
Ba Lan | 413 | 974.357 | +247,06 | +350,25 |
NewZealand | 3.666 | 966.412 | +39,71 | -7,16 |
Philippines | 748 | 717.930 | +138,98 | +66,65 |
Hồng Kông | 932 | 677.579 | +37,46 | -63,85 |
Anh | 442 | 613.311 | -0,23 | -25,33 |
Mexico | 469 | 307.261 | -3,50 | +15,93 |
Đan Mạch | 69 | 184.374 | +228,57 | +678,44 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 168 | 134.254 | -80,56 | -83,41 |
Canada | 263 | 123.615 | -9,62 | -18,23 |
Ucraina | 71 | 42.879 | -80,33 | -82,11 |
Theo Vinanet
Mới hết tháng 5, Việt Nam đã bị thâm hụt thương mại với Trung Quốc gần 11,5 tỷ USD, trong đó nhiều mặt hàng nhập khẩu từ quốc gia này vượt con số 1 tỷ USD.
Trong 5 tháng đầu năm 2016, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 133,25 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu đạt 65,8 tỷ USD, giảm nhẹ 1,7%.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Thái Lan 5 tháng đầu năm 2016 đạt 1,44 tỷ USD, tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm 2015; trong đó riêng tháng 5/2016 đạt 322,04 triệu USD, tăng 11,9% so với tháng 4/2016.
Theo Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường 5 tháng đầu năm 2016 đạt trên 8,62 tỷ USD, tăng trưởng 5,79% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2016, cả nước xuất khẩu 361.911 tấn cao su, thu về 443,04 triệu USD (tăng 11,5% về lượng nhưng giảm 6,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước).
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 983,05 triệu USD, tăng tới 60,31% so với cùng kỳ, cao nhất trong những mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 5 tháng đầu năm 2016 đạt gần 2,66 tỷ USD, tăng 2,04% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, riêng sản phẩm gỗ đạt trên 1,93 tỷ USD, chiếm 73% trong tổng kim ngạch, tăng 5,8%.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan, 5 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu hạt điều sang các thị trường đạt 949,83 triệu USD, tăng 14,09% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2016 lên 391,38 triệu USD, tăng trưởng 58,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong 5 tháng đầu năm 2016, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 133,25 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 67,44 tỷ USD, tăng 6,2%.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự