Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Mười ước tính đạt 19,4 tỷ USD, tăng 0,3% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 2,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 14,2 tỷ USD, giảm 0,4%.

Mới hết tháng 5, Việt Nam đã bị thâm hụt thương mại với Trung Quốc gần 11,5 tỷ USD, trong đó nhiều mặt hàng nhập khẩu từ quốc gia này vượt con số 1 tỷ USD.
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) kiểm tra hàng hóa (máy móc thiết bị) nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: T.Bình.
Theo thống kê sơ bộ vừa được Tổng cục Hải quan công bố, hết tháng 5, cả nước chi tới gần 19 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.
Mặc dù con số trên có giảm hơn 750 triệu USD so với cùng kỳ năm 2015, song Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta, với tỷ trọng chiếm gần 29% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu cả nước (cả nước nhập khẩu 65,8 tỷ USD).
Trong số hàng chục nhóm hàng hóa nhập khẩu chính từ Trung Quốc được cơ quan Hải quan thống kê có 5 nhóm hàng đạt giá trị từ 1 tỷ USD.
Đứng đầu là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với trị giá kim ngạch gần 3,4 tỷ USD. Tiếp theo là điện thoại các loại và linh kiện đạt gần 2,5 tỷ USD; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày gần 2,2 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện gần 2,1 tỷ USD; sắt thép hơn 1,6 tỷ USD.
Ở chiều ngược lại, cùng thời điểm trên nước ta mới xuất khẩu được lượng hàng hóa trị giá gần 7,5 tỷ USD vào thị trường Trung Quốc. Trong đó mới có một mặt hàng đạt trị giá 1 tỷ USD trở lên là điện thoại và linh kiện (đạt hơn 1,1 tỷ USD).
Năm 2015, nước ta đã nhập khẩu lượng hàng hóa từ Trung Quốc đạt trị giá gần 49,5 tỷ USD, trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia này chỉ đạt 17,1 tỷ USD, đồng nghĩa với việc nước ta nhập siêu tới 32,4 tỷ USD.
hBiểu đồ kim ngạch nhập khẩu trung bình hàng tháng từ Trung Quốc từ năm 2012 đến nay (đơn vị tính: tỷ USD).Biểu đồ: T.Bình.
Theo dõi hoạt động nhập khẩu từ Trung Quốc những năm gần đây cho thấy, kết quả nhập khẩu những tháng vừa qua có dấu hiệu chững lại so với quy luật.
Cụ thể, mức nhập khẩu từ Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2016 chỉ là 3,8 tỷ USD/tháng.
Trong khi năm 2015 trung bình 4,125 tỷ USD/tháng; năm 2014 nhập 43,7 tỷ USD (trung bình 3,64 tỷ USD/tháng); 2013 nhập 36,9 tỷ USD (trung bình 3,07 tỷ USD/tháng); năm 2012 nhập 28,8 tỷ USD (trung bình 2,4 tỷ USD/tháng).
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Mười ước tính đạt 19,4 tỷ USD, tăng 0,3% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 2,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 14,2 tỷ USD, giảm 0,4%.
Mật ong Việt Nam có lượng thủy phần lớn, dễ lên men do khai thác và nuôi không hợp lý.
Hiện nay, Trung Quốc là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, nhiều sản phẩm của Việt Nam có nguồn gốc từ quốc gia láng giềng này.
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 10 năm 2017 ước đạt 2,74 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2017 đạt 29,76 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Khi không có TPP, các DN Việt vẫn xuất khẩu được vào thị trường Mỹ nếu đáp ứng tốt các tiêu chí an toàn sản phẩm, nguồn cung cấp có trách nhiệm, tuân thủ và minh bạch được áp dụng...
Tính đến hết tháng 9/2017, cán cân thương mại Việt Nam thặng dư 24,1 tỷ USD trong thương mại hàng hóa với Mỹ, tương đương 78% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đây là thông tin được Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores) đưa ra tại Hội thảo “Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2017” diễn ra mới đây tại Hà Nội.
Từ vị trí là khu vực chủ lực về xuất khẩu, khối các doanh nghiệp trong nước hiện chỉ còn đóng góp chưa tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước so với mức 63% của 10 năm trước.
Liên quan đến yêu cầu công nhận tương đương cho ngành cá tra Việt Nam trong chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, nhiều khả năng tháng 3-2018 sẽ là thời hạn cuối để Mỹ đưa ra quyết định.
Máy nghiền cà phê dạng công nghiệp, hoạt động bằng điện, có cấu tạo và công nghệ cho phép nghiền nhiều loại hàng hóa khác nhau, được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau phù hợp phân loại nhóm 84.79, mã số 8479.82.10, thuế suất thuế NK 0%.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự