Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.

Trong 5 tháng đầu năm 2016, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 133,25 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu đạt 65,8 tỷ USD, giảm nhẹ 1,7%.
Máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 5 là 2,48 tỷ USD, tăng 11,7% so với tháng trước, nâng trị giá nhập khẩu trong 5 tháng/2016 lên 10,59 tỷ USD, giảm 7,2% so với 5 tháng/2015; trong đó khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu gần 5,79 tỷ USD, giảm 22,8% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 4,8 tỷ USD, tăng 22,9%.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 5 tháng/2016 với trị giá là 3,56 tỷ USD, giảm 8,2%; tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc: 2,14 tỷ USD, giảm 3,3%; Nhật Bản: 1,62 tỷ USD, giảm 24,9%; Đài Loan: 542 triệu USD, giảm 10,8%…so với 5 tháng/2015.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 5 là 2,08 tỷ USD, tăng nhẹ 2,6% so với tháng trước. Tính đến hết 5 tháng/2016, cả nước nhập khẩu 10,44 tỷ USD, tăng 11,1% về số tương đối và tăng 1,04 tỷ USD về số tuyệt đối. Trong đó chiếm 92% kim ngạch nhập khẩu là của khu vực FDI, với 9,65 tỷ USD, tăng 11%.
Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là 3,45 tỷ USD, tăng 23,5%; tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc 2,07 tỷ USD, tăng 6,3%; Đài Loan 1,12 tỷ USD, tăng 34%; Nhật Bản 930 triệu USD, giảm nhẹ 0,2%... so với cùng kỳ năm 2015.
Vải các loại: Tháng 5-2016 nhập khẩu nhóm hàng này đạt gần 1,03 tỷ USD, tăng 2,6% so với tháng trước. 5 tháng đầu năm 2016 kim ngạch nhập khẩu vải các loại đạt 4,15 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Các thị trường cung cấp vải các loại cho Việt Nam chủ yếu như: Trung Quốc đạt kim ngạch 2,18 tỷ USD, chiếm 52,5% kim ngạch nhập khẩu vải các loại của Việt Nam; đứng thứ 2 là thị trường Hàn Quốc đạt kim ngạch 722 triệu USD, chiếm 17,4% kim ngạch nhập khẩu vải của cả nước; tiếp theo là các thị trường Đài Loan đạt kim kim ngạch 624 triệu USD, chiếm 15% tổng kim ngạch nhập khẩu vải của cả nước; thị trường Nhật Bản đạt kim ngạch 234 triệu USD, chiếm 5,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu vải của cả nước.
Điện thoại và linh kiện: Kim ngạch nhập khẩu trong tháng 5-2016 đạt 804 triệu USD, giảm 7,3% so với tháng 4-2016. Tính đến hết tháng 5-2016 kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện đạt 4,06 tỷ USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường cung cấp điện thoại và linh kiện chủ yếu cho Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2016 bao gồm: Trung Quốc đạt kim ngạch 2,46 tỷ USD, chiếm 60,5% tổng kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện của cả nước, Hàn Quốc đạt kim kim ngạch 1,40 tỷ USD, chiếm 34,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện của cả nước...
Sắt thép các loại: Trong tháng 5-2016 đạt kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại đạt 1.162 nghìn tấn, trị giá 702 triệu USD, tăng 4,6% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với tháng 4-2016. Tính đến hết tháng 5-2016 nhập khẩu sắt thép các loại đạt 7.833 nghìn tấn trị giá 2,99 tỷ USD, tăng 49% về lượng và tăng nhẹ 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015.
Các thị trường cung cấp sắt thép cho Việt Nam bao gồm: Trung Quốc đạt 862 nghìn tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, chiếm 54,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại của Việt Nam; đứng thứ 2 là Nhật Bản với 1.243 nghìn tấn trị giá 441 triệu USD, chiếm 15,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại của cả nước; thứ 3 là Hàn Quốc là 750 nghìn tấn, trị giá 370 triệu USD, chiếm 13,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại của Việt Nam.
Xăng dầu các loại: Lượng nhập khẩu trong tháng là 1,26 triệu tấn, giảm 10,4% nhưng do đơn giá nhập tăng 13% nên trị giá đạt 527 triệu USD, tăng 1,2% về trị giá so với tháng trước.
Tính đến hết 5 tháng/2016, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 5,4 triệu tấn, tăng 27,6%. Đơn giá nhập khẩu bình quân giảm tới 37,5% so với cùng kỳ năm trước nên trị giá nhập khẩu là 1,96 tỷ USD, giảm 20,2% so với 5 tháng/2015. Trong 5 tháng qua, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này giảm do giá giảm lên tới 1,18 tỷ USD, trong khi đó do lượng tăng chỉ là 678 triệu USD.
Việt Nam nhập khẩu xăng dầu trong 5 tháng đầu năm 2016 chủ yếu có xuất xứ từ các thị trường: Singapore 2,18 triệu tấn, tăng 7,4%; Malaysia 1,49 triệu tấn, gấp 5 lần; Hàn Quốc 713 nghìn tấn, gấp 9 lần... so với cùng kỳ năm trước.
Hạt điều: Trong tháng 5-2016, nhập khẩu hạt điều đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong tất các nhóm hàng. Lượng nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 101 nghìn tấn, tăng 165,2%; trị giá đạt 145 triệu USD, tăng 146,4% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2016, cả nước nhập khẩu gần 246 nghìn tấn hạt điều, giảm 13,4% và trị giá là 372 triệu USD, giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Hạt điều nhập khẩu có xuất xứ từ Campuchia trong 5 tháng/2016 là gần 74 nghìn tấn, giảm 28,2% và chiếm 30% trong tổng lượng điều nhập vào Việt Nam.
Ô tô nguyên chiếc các loại: Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại trong tháng là hơn 12 nghìn chiếc, tăng 30,1% so với tháng trước. Trong đó, lượng nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống là 6,6 nghìn chiếc, tăng 96,6%; ô tô tải là 3,9 nghìn chiếc, giảm 10,8%.
Tính đến hết tháng 5-2016, cả nước đã nhập khẩu 41,23 nghìn chiếc, giảm 9,5% và trị giá đạt 968 triệu USD, giảm 19,6% so với cùng kỳ năm trước.
Ô tô tải nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan với 9,34 nghìn chiếc, tăng 41,7%; Hàn Quốc với gần 4 nghìn chiếc, giảm 8,2%; Trung Quốc với 2,5 nghìn chiếc, giảm 47,6%.
Bên cạnh đó, ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống có xuất xứ từ Ấn Độ với 5,4 nghìn chiếc, giảm 18,7%; từ Thái Lan với gần 3,1 nghìn chiếc, tăng 92,4%; từ Nhật Bản với 2,6 nghìn chiếc, tăng 31,4%.
Với tình hình nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại tăng cao, Thái Lan đã chính thức vượt Hàn Quốc và Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam. Tính chung, tổng lượng ô tô nguyên chiếc các loạinhập khẩu từ thị trường này là 12,5 nghìn chiếc, tăng 50,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.
Năm 2018 lượng xăng dầu cả nước nhập khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 11,43 triệu tấn, trị giá 7,64 tỷ USD, tăng 8,6%.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 12/2018 đạt 372 triệu USD, tăng 16,74% so với tháng trước đó và tăng 53,43% so với cùng tháng năm ngoái.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 11/2018, thương mại giữa Việt Nam – Indonesia đạt 7,65 tỷ USD, theo đó xuất khẩu đạt 3,24 tỷ USD, tăng 23,93% và nhập khẩu trên 4,4 tỷ USD, tăng 33,12% so với cùng kỳ năm 2017. Như vậy, thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Indoensia là 1,16 tỷ USD, tăng 67,82%.
Phát triển sản xuất và tạo nguồn hàng chất lượng; Đẩy mạnh phát triển và mở cửa thị trường; Tổ chức tốt hoạt động xuất khẩu và liên kết chuỗi sản xuất, chế biến – đó những giải pháp trọng tâm được Bộ Công Thương thực hiện để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm 2019 – năm được đánh giá là nhiều khó khăn, sau mức xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2018.
Theo Bộ Công Thương, hàng hóa nhôm Trung Quốc bán phá giá thời gian qua làm ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể như lợi nhuận giảm, tồn kho tăng, bị ép giá…
Xuất khẩu nhân điều của Việt Nam năm 2018 đạt 3,52 tỷ USD, chiếm thị phần trên 60% tổng giá trị xuất khẩu nhân điều thế giới.
Từ giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra đã đạt trên 2,2 tỉ USD trong năm 2018, nhiều chuyên gia XNK đánh giá tiềm năng của XK cá tra vẫn được duy trì trong năm 2019 với kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 2,2-2,3 tỉ USD.
Năm 2018, con số tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng hóa ước đạt 244,7 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017 khiến mục tiêu tăng trưởng XK của năm 2019 sẽ gặp nhiều áp lực. Tuy nhiên, ý kiến của các chuyên gia và doanh nghiệp đều cho rằng, vẫn còn khá nhiều dư địa cho tăng trưởng XK.
Ông Chu Thắng Trung, Phó cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, cho rằng trước làn sóng các nước liên tục áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và nắm rõ các quy định liên quan đến vấn đề này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự