BVSC đánh giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường EU và Mỹ sẽ không bị tác động nhiều trong khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực.

Theo JoongAng, nhật báo Korea JoongAng ngày 25/2 đưa tin Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (Kotra) đã xác định Trung Quốc, Iran, Brazil và Việt Nam là bốn thị trường chiến lược có thể giúp thúc đẩy các mặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc.
Kotra đã đánh giá cao bốn thị trường trên vì các lý do như những Hiệp định thương mại tự do (FTA) được thiết lập gần đây của Trung Quốc và Việt Nam, những lệnh trừng phạt Iran được dỡ bỏ hay các yếu tố khác bao gồm những sự kiện đặc biệt như thế vận hội Olympic mùa Hè 2016 (tại Rio de Janeiro của Brazil).
Năm ngoái, Việt Nam đã vươn lên thành thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn thứ ba của Hàn Quốc và Kotra sẽ hỗ trợ các công ty Hàn Quốc tận dụng lợi thế từ FTA với Hàn Quốc đang trong năm thứ hai.
Để thâm nhập các thị trường này một cách hiệu quả, Kotra đã nêu bật vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc, với hy vọng vai trò đó sẽ mở rộng và mang lại nhiều cơ hội mới để xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước này.
Phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 24/2 ở Seoul, Giám đốc Điều hành Kotra, ông Kim Jae-hong khẳng định các văn phòng xúc tiến thương mại của Kotra tại bốn nước trên sẽ hỗ trợ các sáng kiến này./.
BVSC đánh giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường EU và Mỹ sẽ không bị tác động nhiều trong khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực.
Các quy định kiểm tra chồng chéo, phí kiểm định cao, thời gian kiểm định kéo dài gây thiệt hại về kinh tế cũng như tốn kém thời gian của doanh nghiệp (DN).
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan vừa công bố ngày 20/8 cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 8/2015 (từ 1/8 đến 15/8) đạt 13,3 tỷ USD.
Tuy nhiên, nếu để muộn quá, Hoa Kỳ sẽ không kịp trình Hiệp định ra Quốc hội trước khi bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 2016. Xuất phát từ đây, ông Trần Quốc Khánh cho rằng không thể tổ chức Hội nghị Bộ trưởng muộn hơn tháng Chín.
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, riêng trong tháng 7/2015, cả nước nhập siêu gần 500 triệu USD; nâng mức thâm hụt thương mại tính từ đầu năm đến hết tháng 7 đạt hơn 3,52 tỷ USD – vượt xa con số xuất siêu của cả năm 2014...
Trên 20 ha nhãn lồng Hưng Yên đạt tiêu chuẩn VietGap, được cấp mã vùng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực vào cuối năm nay, loại quả đặc sản này hoàn toàn có khả năng chinh phục thị trường ASEAN với 650 triệu dân.
Mặc dù vẫn đang đứng thị trường số 1 nhập khẩu tôm vào Nhật Bản nhưng 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản đã giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU, Liên hiệp châu Âu (EU) mở cửa cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, nhưng nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam lại là mặt hàng nhạy cảm mà EU muốn bảo hộ.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống CHND Bangladesh Abdul Hamid cùng bày tỏ mong muốn đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Ông Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cho biết, vụ vải thiều năm 2015, toàn tỉnh Bắc Giang đạt sản lượng 195.000 tấn quả tươi (tương đương với năm 2014) với giá bán bình quân khoảng 15.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 3.000 đồng/kg so với năm trước. Sản lượng trên đã mang lại tổng doanh thu hơn 2.900 tỷ đồng, trong khi các dịch vụ phụ trợ trong quá trình tiêu thụ vải thiều cũng mang về cho kinh tế tỉnh này 1.700 tỷ đồng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự