Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu của 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất đạt 14,640 tỷ USD, chiếm 63,63% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến ngày 29/2 là 23,008 tỷ USD.

Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), trong năm 2015, Campuchia đã vượt Việt Nam để vươn lên vị trí thứ 5 trong nhóm các thị trường xuất khẩu dệt may nhiều nhất vào EU.
Trong tổng số hơn 90 tỉ USD hàng dệt may các nước châu Âu (EU) nhập khẩu năm ngoái, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 6, sau Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Campuchia. Cụ thể, trong năm ngoái, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU đạt 3,11 tỉ USD, tăng 5,01% so với cùng kỳ và chiếm tỉ trọng 3,45% trong tổng kim ngạch hàng dệt may các nước xuất vào EU.
Trong khi đó, dù đơn giá xuất khẩu vào EU của Campuchia có giảm so với năm trước và thấp hơn khá nhiều so với Việt Nam nhưng với mức tăng trưởng xuất khẩu tới 9,95% và tổng kim ngạch hơn 3,27 tỉ USD. Campuchia đã vượt Việt Nam về thị phần xuất khẩu vào thị trường này (thị phần của Campuchia là 3,64%).
Hiện Trung Quốc là nước xuất khẩu dệt may nhiều nhất vào EU với kim ngạch 33,26 tỉ USD nhưng lại giảm 11,71% so với năm 2014.
Hiện EU là một trong những thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam, sau Mỹ. Với hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU vừa chính thức kết thúc đàm phán vào tháng 12-2015, dự kiến sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này, nhất là các lĩnh vực chủ lực như dệt may, da giày, đồ gỗ… khi phần lớn thuế nhập khẩu sẽ giảm về 0%.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu của 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất đạt 14,640 tỷ USD, chiếm 63,63% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến ngày 29/2 là 23,008 tỷ USD.
Với 612 nhà máy chế biến thủy sản cho công suất 3 triệu tấn/năm, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) triển khai, thuế nhập khẩu giảm, Việt Nam có cơ hội lớn để trở thành địa chỉ chế biến, gia công sản phẩm thủy sản lớn cho các nước trong khối và thế giới.
Việt Nam có thể sẽ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN trong năm 2016.
Xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước trong tháng 2, chủ yếu do sự lệch pha về thời điểm năm mới âm lịch giữa năm nay và năm trước.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cú huých mạnh để nâng cao kim ngạch xuất khẩu (XK) sản phẩm công nghiệp (CN) của Việt Nam. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, cần tối ưu hóa được những cơ hội từ hội nhập để hướng đến tăng trưởng XK một cách bền vững.
Xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực trong 2 tháng đầu năm 2016 có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm 2015, song một số DN, ngành hàng trong top dẫn đầu cho rằng, sự sụt giảm này là không đáng lo ngại.
Doanh nghiệp Trung Quốc mua gạo Việt Nam rồi đóng bao bì, lấy thương hiệu của họ để bán ra thị trường.
Năm 2016, xuất khẩu nông lâm thủy sản dự báo sẽ có nhiều triển vọng do nhu cầu thị trường tăng và cơ hội được hưởng ưu đãi lớn về thuế, song nhiều mặt hàng và thị trường vẫn gặp khó khăn.
Đá cẩm thạch chịu thuế nhập khẩu 10%
Dung môi N-Hexan được ưu đãi thuế nhập khẩu 2%
Tăng thuế nhập khẩu mặt hàng Diamoni phosphat lên 5%
Điều chỉnh thuế nhập khẩu nguyên liệu hóa dầu và hạt nhựa PP về 1%
Phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô là 100.000 đồng/tấn
Đó là đánh giá của TS Trần Du Lịch - chuyên gia kinh tế, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội - về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) Việt Nam trước thềm các FTA.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự