Trong 28 thành viên của Liên minh châu Âu (EU) vừa ký Hiệp định thương mại tư do với Việt Nam (EVFTA), Đức là đối tác thương mại lớn nhất của nước ta.

12 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã không đạt được thỏa thuận nào do bùng phát mâu thuẫn về tự do thương mại giữa Nhật và Bắc Mỹ, những vấn đề về ngành sữa của New Zealand và giai đoạn độc quyền đối với các loại dược phẩm thế hệ tiếp theo.
Sau khi kết thúc cuộc họp ngày 31-7 tại đảo Maui-Hawaii (giờ địa phương), các Bộ trưởng thương mại của 12 quốc gia hiện đang nắm đến 40% nền kinh tế thế giới đã không thể đạt được những thỏa thuận quan trọng nhất.
Bộ trưởng thương mại New Zealand cho hay: “Những trở ngại đã được dẹp bỏ phần nào trong cuộc đối thoại lần này theo cách mà tôi phải nói là khả quan hơn rất nhiều so với tất cả các cuộc gặp cấp bộ trưởng mà chúng tôi từng tổ chức trước đây, nhưng bạn có thể thấy rõ ràng có 2 vấn đề lớn và một trong đó là vấn đề ngành sữa của chúng tôi”.
Ông John Wilson, chủ tịch của tập đoàn xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới Fonterra của New Zealand cũng có mặt tại buổi dàm phán từ hôm 30-7. Nhưng phía New Zealand khẳng định họ sẽ không ủng hộ một hiệp định không cho phép “mở cửa” các thị trường sữa, chủ yếu là thị trường xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, Canada và Mexico.
Ngoài vấn đề sữa của New Zealand, một số vấn đề mấu chốt trong cuộc đàm phán vẫn chưa đạt được thỏa thuận quan trọng sau 4 ngày thảo luận dẫn đến đàm phán đổ vỡ. Các bộ trưởng vẫn chưa thỏa thuận được về thời hạn bảo mật những dữ liệu dùng để phát triển các dược phẩm sinh học.
Đây là một trong những bất đồng lớn nhất về quyền sở hữu trí tuệ của vòng đàm phán TPP. Mỹ mong muốn thời hạn bảo mật thông tin dược phẩm là 12 năm nhưng Úc lại yêu cầu chỉ 5 năm. Ngoài ra, các bên tham gia đàm phán cũng đề xuất 7 hoặc 8 năm để dàn hòa giữa 2 bên, nhưng cuối cùng lại không thỏa thuận được. Nguồn tin từ một quốc gia có tham gia đàm phán cho hay: “Gần như Mỹ đơn độc ở một phía vấn đề, còn tất cả các quốc gia khác lại về phía kia. Cả 2 phía đều xem đây là vấn đề then chốt nhưng vẫn không đạt được thỏa thuận chung".
Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa Nhật và Bắc Mỹ về vấn đề tự do thương mại cũng là trở ngại lớn với đàm phán TPP. Mỹ và Nhật đã đồng ý phần lớn điều khoản về xuất xứ của mặt hàng ô tô, trong đó hai bên đồng ý quyết định nếu ô tô có xuất xứ từ khu vực tự do thương mại thì sẽ không phải chịu thuế. Tuy nhiên, Nhật và Mỹ lại không có được sự đồng thuận từ Canada và Mexico, hai quốc gia có quan hệ mật thiết với Mỹ trong ngành công nghiệp ô tô.
Bộ trưởng thương mại Mexico Ildefonso Guajardo nói rằng Mexico là nước xuất khẩu ô tô đứng thứ tư thế giới nên ông không phải đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào về việc đứng ra phát biểu cho đất nước mình. Ngoài ra, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cũng nhập khẩu nhiều linh kiện từ Thái Lan, mà Thái Lan lại không phải thành viên tham gia TPP nên các quy định quá khắt khe về ngành ô tô cũng sẽ khiến các nước tham gia dây chuyền sản xuất không hài lòng.
Không những vậy, Úc cũng đã tuyên bố sẽ không ký vào thỏa thuận TPP lần này. Phát ngôn viên của Bộ trưởng thương mại Úc Andrew Robb xác nhận với hãng thông tấn AAP: “Úc đã đạt được nhiều bước tiến tuyệt vời nhưng không may là một số vấn đề khó khăn vẫn không được giải quyết”.
Thất bại của vòng đàm phán TPP mới nhất này bị xem là bước lùi đối với Tổng thống Barack Obama bởi đây được xem là cơ hội để Mỹ gia tăng ảnh hưởng kinh tế lên châu Á và tạo thế cân bằng với Trung Quốc về tầm ảnh hưởng tại khu vực này.
Đàm phán TPP 4 ngày qua đã thu hút đến 650 nhà đàm phán, 150 nhà báo và hàng trăm cổ đông bởi đây được xem là cơ hội cuối cùng để đạt thỏa thuận đúng thời hạn để trình Quốc hội Mỹ thông qua trong năm nay trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
Trong 28 thành viên của Liên minh châu Âu (EU) vừa ký Hiệp định thương mại tư do với Việt Nam (EVFTA), Đức là đối tác thương mại lớn nhất của nước ta.
Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hạt tiêu sang hầu hết các thị trường sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ có 2 thị trường tăng kim ngạch là Thổ Nhĩ Kỳ và Đức.
5 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt 1,76 tỷ USD, tăng 5,9% so với 5 tháng đầu năm 2018.
Sau khi sụt giảm ở tháng 4/2019, sang tháng 5/2019 xuất khẩu cao su đã tăng trở lại cả về lượng và trị giá, tăng lần lượt 2,7%; 3,1% đạt 77,4 nghìn tấn, trị giá 111,7 triệu USD.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2019 cả nước xuất khẩu 1,06 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước; thu về 409,02 triệu USD, giảm 12,6%; giá xuất khẩu trung bình đạt 385 USD/tấn, tăng 7,9%.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 5 tháng đầu năm 2019 đạt gần 4,02 tỷ USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hy Lạp trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 111,84 triệu USD, tăng 14,12% so với cùng kỳ năm 2018.
Về kinh tế, trao đổi thương mại giữa hai nước tăng vượt bậc, gấp 3 lần trong vòng 10 năm qua (từ 1,5 tỷ USD năm 2009 lên hơn 4,6 tỷ USD năm 2018). Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn nhất của Italy tại ASEAN và ngược lại, Italy là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong EU.
Kể từ khi Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao (7/1/1972), phát triển thành đối tác chiến lược (7/2007) và trở thành đối tác chiến lược toàn diện (9/2016), thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ từng bước khởi sắc. Hệ thống chính sách, pháp luật về thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ đã và đang xây dựng, đổi mới, hoàn thiện theo hướng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 5/2019 cả nước đã nhập khẩu 330,36 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 95,96 triệu USD, giảm 10% về lượng và giảm 12,4% về trị giá so với tháng 4/2019.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự