Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM cho rằng hàng Việt và cả hàng Nhật, Hàn Quốc đều khó có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của Thái Lan tại thị trường Việt Nam.

Trong ba ngày 22 đến 25-4, giá thu mua ớt ở Quảng Ngãi tăng từ 20.000 đồng/kg lên 42.000 đồng/ký. Vì sao?
Theo người dân, giá có thể sẽ tiếp tục tăng, hoặc giảm tùy vào “cuộc điện thoại” từ các cửa khẩu ở phía bắc về.
Ghi nhận tại các điểm thu mua ớt, không khí vô cùng nhộn nhịp, nhiều người trồng ớt đã “choáng” trước sự leo thang từng ngày của giá ớt. Tại xã Tịnh Long (TP Quảng Ngãi) nhiều tiểu thương cho biết dân hái được bao nhiêu ớt họ cũng mua.
Sáng 25-4 giá ớt là 42.000 đồng/kg, một tiểu thương cho biết “Tôi cũng choáng với giá ớt, ba ngày trước ngày 22-4, buổi sáng thương lái ở cửa khẩu điện vào nói giá ớt 20.000 đồng/kg, đến chiều thì tăng lên 25.000 đồng/kg. Sáng hôm sau nhảy lên 33.000 đồng/kg, rồi đến chiều tối nhảy lên 40.000 đồng/kg. Đến tối 24-5, giá tăng lên 42.000 đồng/kg”.
Với giá ớt cao chưa từng có như hiện nay. Bà Trần Thị Thúy (xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi) bảo rằng hơn 30 năm trồng ớt chưa bao giờ bà bán được với giá 42.000 đồng/kg.
“Tiểu thương giờ cũng mua ớt theo kiểu chưa trừ. Có nghĩa là nếu chiều nay tôi bán 42.000 đồng/kg mà sáng mai tăng lên 43.000 đồng/kg thì tiểu thương sẽ phải thêm cho chúng tôi 1.000 đồng/kg nữa”- bà Thúy giải thích.
Với giá ớt hiện nay, mỗi sào ớt trung bình sẽ cho người dân thu nhập khoảng 50 triệu đồng, trừ hết chi phí sẽ lãi ròng gần 40 triệu. Người trồng ớt khấp khởi mừng, bởi mỗi ngày hái được 1 tạ ớt sẽ thu về hơn 4 triệu đồng. Tuy nhiên, theo các tiểu thương, rủi ro là giá có thể thay đổi chỉ sau một cú điện thoại.
Bởi vào đầu vụ ớt năm nay, giá từ 15.000 đồng/kg đã rớt thê thảm chỉ còn 4.000-5.000 đồng/kg, khiến người dân lao đao.
“Trung Quốc ăn hàng mạnh thì bán được với giá cao, chứ còn họ ngừng mua thì giá thấp lắm. Cái này còn tùy thuộc vào thị trường nữa. Có khi giá hôm trước với hôm sau rớt xuống chỉ còn một nữa là chuyện bình thường”- bà K. một thương lái thu mua ớt ở xã Bình Trung (huyện Bình Sơn) cho biết.
Theo bà Phạm Thị Thu Thủy ở TP Quảng Ngãi, mỗi ngày, bà Thủy thu mua khoảng 10-15 tấn. Những ngày này, xung quanh điểm thu mua ớt luôn có 3-4 xe container đừng chờ sẵn để chở hàng đi Trung Quốc. Tuy nhiên bà Thủy cũng giống như nhiều tiểu thương khác cho rằng bản thân bà không thể quyết định giá thu mua ớt bởi lệ thuộc hoàn toàn vào các đại lý thu mua từ cửa khẩu phía Bắc báo về.
“Mỗi ngày, tôi nhận được mỗi giá khác nhau, rồi thu mua theo giá đó. Giá cả và số lượng đều phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Đợt này Trung Quốc lại có nhu cầu nhập ớt nhiều nên mới có giá kỷ lục là 42 nghìn đồng/kg. Giá ớt cáo kỷ lục như hiện nay chỉ là nhất thời”- bà Thủy lý giải.
Vào tháng 3, Tuổi Trẻ từng thông tin thương lái không thu mua khiến người dân trồng ớt ở Nghệ An phải nhổ bỏ hàng trăm hecta ớt.
Trao đổi với Tuổi Trẻ lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ngãi cho biết với giá ớt hiện nay, người dân sẽ được hưởng lợi rất lớn, tuy nhiên vẫn còn rất bấp bênh và phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Sở NN-PTNT Quảng Ngãi cũng khuyến cáo bà con không nên thấy giá cao nhất thời mà ồ ạt trồng ớt, trong khi chưa tìm thấy đầu ra ổn định.
Giá ớt hiện đang tăng chóng mặt nhưng theo các tiểu thương có thể giảm xuống chỉ sau một cú điện thoại - Ảnh: Trần Mai
Giá ớt đang tăng cao đột biến ở Quảng Ngãi, theo các tiểu thương là do Trung Quốc ăn hàng mạnh - Ảnh: Trần Mai
Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM cho rằng hàng Việt và cả hàng Nhật, Hàn Quốc đều khó có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của Thái Lan tại thị trường Việt Nam.
Đến thời điểm cuối năm 2015, theo Bộ Công thương, tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của Việt Nam đạt hơn 4,5 triệu tấn – tăng 118% so cùng kỳ năm ngoái.
Giá các loại thịt lợn bán tại chợ đồng loạt tăng. Thậm chí, có loại tăng lên 10.000-20.000 đồng/kg so với thời điểm cách đây 1 tháng.
Kỳ nghỉ lễ kéo dài tới bốn ngày nhưng sức mua ghi nhận tại nhiều nơi ở TP.HCM vẫn rất chậm, chủ yếu do nhiều người nghỉ lễ đi chơi xa hoặc tiết kiệm chi phí khi giá hàng hóa đang có xu hướng tăng nhẹ.
Khi nói đến tình hình buôn lậu ở khu vực biên giới phía Bắc, nhiều người nghĩ ngay tới địa bàn “nóng” Lạng Sơn.
Trong ba ngày 22 đến 25-4, giá thu mua ớt ở Quảng Ngãi tăng từ 20.000 đồng/kg lên 42.000 đồng/ký. Vì sao?
Thua ở thị phần hạt nêm, doanh nghiệp (DN) nội tỏ ra có ưu thế hơn ở thị phần nước chấm, tương ớt và phân khúc này đang được chiếm lĩnh bởi các tên tuổi lớn của Việt Nam như Masan Consumer và Cholimex Food... Các DN nhỏ hơn buộc phải tìm những thị trường ngách để tồn tại.
Thông tin nguồn cung lúa gạo giảm do tác động của khô hạn và xâm nhập mặn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đẩy giá lúa gạo trên thị trường tăng nhẹ.
Gần 20 năm trước đây, nhắc đến xúc xích, người ta sẽ nghĩ ngay đến Vissan. Giờ đây, thị trường có thêm nhiều thương hiệu mới như Đức Việt, CP, Dabaco, Việt Hương, Sài Gòn…
Sau một thời gian im ắng, quỹ SAM và chuỗi nhà thuốc Mỹ Châu đã có cơ duyên hợp tác và đang tham vọng chiếm giữ “ngôi vương” ngành bán lẻ dược.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự