Ông Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi khẳng định, thịt gà Mỹ nhập về Việt Nam bán với giá rẻ bất ngờ là do có sự bắt tay giữa doanh nghiệp hai nước.

Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu (OPEC) đã cắt giảm dự báo nhu cầu dầu thô của toàn cầu trong năm 2016 trong bối cảnh tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi, vốn được xem là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới trong những năm qua, đang có xu hướng giảm tố
Trong báo cáo hàng tháng công bố ngày 14/9, các chuyên gia OPEC cho rằng nhu cầu dầu thô toàn cầu trong năm nay sẽ tăng 1,46 triệu thùng/ngày lên mức 92,79 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, trong năm tới, nhu cầu dầu dự kiến sẽ chỉ tăng 1,29 triệu thùng/ngày, thấp hơn khoảng 50.000 thùng/ngày so với báo cáo hồi tháng Tám vừa qua, do kinh tế giảm tốc tại Trung Quốc và các nước khu vực Mỹ Latinh. Do vậy, mức tiêu thụ dầu mỏ trong năm 2016 có thể đạt hơn 94 triệu thùng/ngày.
Ngoài ra, triển vọng không mấy tích cực của nền kinh tế Trung Quốc gây biến động trên thị trường trong những tuần qua cũng khiến OPEC cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lần lượt còn 3,1% và 3,4% trong năm nay và năm 2016.
Trước đó, trong báo cáo tháng 8/2015, OPEC dự báo nhu cầu dầu thô của toàn cầu sẽ tăng trong năm 2015 và còn tăng cao hơn trong năm 2016. Theo báo cáo công bố tháng trước, OPEC cho rằng nhu cầu dầu mỏ thế giới năm nay sẽ tăng 1,38 triệu thùng/ngày, cao hơn khoảng 90.000 thùng/ngày so với báo cáo hồi tháng Bảy vừa qua.
Tổ chức này cũng dự báo trong năm 2016, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng 1,34 triệu thùng/ngày do tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được cho là sẽ đạt 3,5% so với mức tăng 3,2% của năm nay.
Giá dầu thế giới đã giảm 60% trong giai đoạn từ tháng 6/2014 đến tháng 1/2015 khi xuống mức thấp 45 USD/thùng. Một phần nguyên nhân của tình trạng này là do sự bùng nổ việc sản xuất dầu từ đá phiến ở Mỹ khiến nguồn cung dồi dào. Trong khi đó, OPEC - tổ chức thường bảo vệ giá dầu bằng cách cắt giảm sản lượng khi cần, đã bất ngờ thay đổi chiến lược hồi tháng 11/2014, theo đó sẽ không cắt giảm sản lượng.
Trong cuộc họp hồi tháng Sáu vừa qua, OPEC đã quyết định duy trì sản lượng dầu mỏ ở mức cũ, cung cấp 30 triệu thùng dầu/ngày ra thị trường toàn cầu. Quyết định này được cho là nhằm duy trì thị trường và tạo sức ép lớn đối với các nhà sản xuất dầu từ đá phiến của Mỹ với mục tiêu đánh bật các nhà sản xuất này ra khỏi thị trường "vàng đen".
Ông Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi khẳng định, thịt gà Mỹ nhập về Việt Nam bán với giá rẻ bất ngờ là do có sự bắt tay giữa doanh nghiệp hai nước.
Sau phiên phục hồi nhẹ hôm qua, giá dầu thế giới vẫn duy trì được xu thế này trong phiên sáng nay (16/9 – giờ Việt Nam). Hiện dầu WTI giao tháng 10 tăng nhẹ lên 44,99 USD/bbl; thì dầu Brent giao tháng 10 cũng nhích lên 47,95 USD/bbl.
Giá vàng giảm khi báo cáo bán lẻ tháng 8 của Mỹ đẩy USD tăng và thị trường giữ tâm lý giao dịch thận trọng trước khi Fed họp chính sách.
Giá cà phê ở thị trường nội địa khả năng vẫn còn ở mức thấp và sẽ rất khó để tăng lên ở mức kỳ vọng (ít nhất là 39.000 đồng/kg).
Myanmar tái xuất khẩu gạo qua biển, cấm vận chuyển qua đường biên giới; Pakistan tung gói cứu trợ nông nghiệp 3,3 tỷ USD.
Tổng hợp một số phân tích của báo chí Pháp về kinh tế tài chính, trong đó giải mã 6 yếu tố hỗ trợ giá dầu tăng gần 30% trong hai tuần qua, từ mức thấp nhất 37,75 USD/thùng lên mức khoảng 45 USD/thùng.
Giá dầu thế giới phục hồi nhẹ trở lại trong phiên giao dích sáng nay (15/9 – giờ Việt Nam) sau khi giảm khá mạnh trong phiên hôm qua sau số liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc. Hiện dầu WTI giao tháng 10 tăng nhẹ lên 44,39 USD/bbl; thì dầu Brent giao tháng 10 cũng nhích lên 46,61 USD/bbl.
Sản lượng công nghiệp Trung Quốc tháng 8 không đạt kỳ vọng là nguyên nhân chính khiến cao su đảo chiều giảm giá ngày hôm nay.
Giá vàng nhỉnh hơn so với đáy 1 tháng ghi nhận trong phiên 11/9 trước những đồn đoán trái chiều xung quanh cuộc họp chính sách của Fed.
Cuộc chiến giá dầu của các nước vùng Vịnh có xu hướng leo thang nhằm giữ thị phần châu Á khi thị trường dầu 2015 còn quá nhiều bất ổn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự