tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 30-03-2016

  • Cập nhật : 30/03/2016

Giá vàng tăng mạnh khi Fed phát tín hiệu thận trọng

gia vang phien 29/3 tang gan 2% sau nhung binh luan cua chu tich fed

Giá vàng phiên 29/3 tăng gần 2% sau những bình luận của Chủ tịch Fed


Giá vàng phiên 29/3 tăng gần 2% sau những bình luận của Chủ tịch Fed cho thấy sự thận trọng của Ngân hàng trung ương về việc nâng lãi suất.

Giá vàng rất nhạy cảm với chính sách tiền tệ của Mỹ vì nâng lãi suất sẽ làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ vàng - tài sản phi lãi suất, trong khi giúp USD mạnh lên. Tuần qua, giá vàng đã giảm 3% sau những bình luận “chủ chiến” của một loạt quan chức Fed.

Fed sẽ nâng lãi suất một cách thận trọng, có tính đến những mối nguy toàn cầu, Chủ tịch Fed Janet Yellen phát biểu hôm thứ Ba 29/3.

Lúc 14h46 giờ New York (2h46 sáng ngày 30/3 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay tăng 1,8% lên 1.242,6 USD/ounce, hồi phục từ mức thấp nhất một tháng ở 1.205,15 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 4/2016 trên sàn Comex tăng 15,7 USD, tương ứng 1,3%, lên 1.235,8 USD/ounce.

Áp lực bán ra USD trong đầu phiên đã hỗ trợ giá vàng. Chỉ số đôla xuống thấp nhất 8 ngày sau những bình luận “chủ hòa” của Chủ tịch Fed.

Những bình luận trong tuần trước của nhiều quan chức Fed đã khiến giới đầu tư tin rằng lãi suất sẽ tăng ít nhất 2 lần trong năm nay. Nhưng bình luận của Chủ tịch Fed hôm thứ Ba 29/3 lại làm tăng khả năng Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ giảm tốc lộ trình nâng lãi suất.

Một loạt số liệu càng làm tăng thêm sự bất ổn về tốc độ nâng lãi suất. USD xuống thấp nhất một tuần so với euro và giá trái phiếu chính phủ Mỹ dao động quanh mức đỉnh của phiên giao dịch, sau khi số liệu cho thấy giá nhà đất tăng yếu hơn dự đoán, củng cố quan điểm cho rằng kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm trong quý I/2016.

Trong khi đó, số liệu cho thấy nhập khẩu ròng vàng của Trung Quốc, nước tiêu thụ lớn nhất thế giới, từ Hong Kong trong tháng 2/2016 tăng lên từ mức thấp nhất 17 tháng trong tháng 1/2016.

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,7% lên 15,327 USD/ounce, giá bạch kim tăng 2,2% lên 962,99 USD/ounce và giá palladium tăng 1,7% lên 577 USD/ounce.


Giá dầu xuống thấp nhất 2 tuần

gia dau phien 29/3 xuong thap nhat 2 tuan do gioi dau tu lo ngai thi truong toan cau van ngap trong dau.

Giá dầu phiên 29/3 xuống thấp nhất 2 tuần do giới đầu tư lo ngại thị trường toàn cầu vẫn ngập trong dầu.


Giá dầu phiên 29/3 xuống thấp nhất 2 tuần do giới đầu tư lo ngại thị trường toàn cầu vẫn ngập trong dầu.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 5/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,1 USD, tương ứng 2,8%, xuống 38,28 USD/thùng, thấp nhất kể từ 15/3.

Giá dầu Brent giao tháng 5/2016 trên sàn ICE Futures Europe mất 1,13 USD, tương đương 2,8%, xuống 39,14 USD/thùng, thấp nhất kể từ 15/3.

Giá dầu Mỹ giảm phiên thứ 4 liên tiếp, ghi nhận đợt sụt giảm dài nhất kể từ 11/2 khi giá chạm cháy 13 năm ở 26,21 USD/ounce.

Giá dầu đã giảm 7,6% từ mức đỉnh của năm 2016 ghi nhận hôm 22/3. Mới chỉ 2 tuần trước, giới đầu tư vẫn tỏ ra lạc quan, nhưng giờ đã đảo chiều và tỏ ra hoài nghi về hiệu của của thỏa thuận đóng băng sản lượng.

Thêm vào đó, Kuwait lại “giáng thêm một đòn” khi quyền Bộ trưởng Dầu mỏ nước này tuyên bố hoạt động sản xuất tại mỏ dầu Khafji, công suất 300.000 thùng/ngày, sẽ được tái khởi động sau khi đóng cửa từ tháng 10/2014.

Theo giới thương nhân, tuyên bố này làm dấy lên câu hỏi về phiên họp ngày 17/4 của các nước sản xuất chủ chốt tại Doha, Qatar, để bàn về việc đóng băng sản  lượng. Các cuộc hội đàm này là nguyên nhân chính giúp giá dầu tăng hơn 50% trong vòng 6 tuần qua.

Lượng dầu lưu kho toàn cầu vẫn đạt gần mức kỷ lục. Lượng dầu lưu kho của Mỹ đang ở mức cao nhất trong 80 năm qua và dự đoán sẽ tiếp tục tăng, theo dự đoán của các nhà phân tích trong khảo sát Wall Street Journal.

Thậm chí trước khi có tuyên bố của Kuwait, nhiều nhà phân tích vẫn hoài nghi về phiên họp vào tháng tới tại Doha của các nước sản xuất chủ chốt vì Iran và Libya không đồng ý tham gia vào thỏa thuận đóng băng sản lượng. Đà tăng sản lượng dầu của 2 nước này sẽ bù đắp đà giảm của các nước khác.

Tuy vậy, một số nhà đầu tư cho rằng giá dầu sẽ tăng. Sản lượng dầu thô của Mỹ đã giảm từ 9,7 triệu thùng/ngày hồi tháng 4/2015 xuống 9,1 triệu thùng/ngày trong tháng 2/2016, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Số giàn khoan dầu khí tai Mỹ cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục, theo Baker Hughes.

Đà giảm của giá dầu phần nào chững lại sau khi Chủ tịch Fed Janet Yellen phát tín hiệu thận trọng trong bài phát biểu tại New York. USD giảm sau bài phát biểu, phần nào giảm áp lực đối với giá hàng hóa giao dịch bằng đồng bạc xanh.


Giá hàng hóa có thể lại lao dốc do giới đầu tư tháo chạy

Giá hàng hóa đang có nguy cơ giảm sâu khi đà tăng vừa qua không phải do sự cải thiện của những yếu tố cơ bản, Barclays Plc cho biết.

Bên cạnh đó, Barclays cũng cảnh báo giá hàng hóa có thể lao dốc khi giới đầu tư ồ ạt tháo chạy.

Giá kim loại đồng có thể rơi xuống 4.000 USD/tấn từ mức 4.945 USD/tấn trong tuần qua, trong khi giá dầu thô có thể lại giảm xuống 30 USD/thùng, nhà phân tích Kevin Norrish tại Barclays cho hay.

Mối nguy đối với giá hàng hóa cơ bản là giới đầu tư đang tìm cách "thanh lý" các hợp đồng đặt cược vào đà tăng của giá hàng hóa.

Trong báo cáo ra ngày 28/3, nhà phân tích Kevin Norrish, cho biết, giới đầu tư đang bị cuốn hút vào các loại hàng hóa như một trong những tài sản hoạt động tốt nhất từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, thiếu vắng sự cải thiện của những yếu tố cơ bản, xu hướng này không thể lặp lại trong quý II năm nay, khiến giá hàng hóa dễ bị tổn thương trước làn sóng tháo chạy của giới đầu tư.

Giá hàng hóa đang hướng đến mức tăng hàng quý trong bối cảnh đồn đoán giá có thể chưa chạm đáy sau khi giảm 11% trong quý IV/2015 và giảm 14% trong quý III/2015. Giá dầu thô và kim loại đồng đã hồi phục từ mức thấp nhất nhiều năm qua ghi nhận trong tháng 1 và 2/2016, và Barclays ước tính rằng luồng vốn đổ vào sản phẩm hàng hóa trong 2 tháng qua lên đến trên 20 tỷ USD.

Ông Norrish nhận định, xét đến việc đà tăng giá vừa qua của hàng hóa không phải nhờ sự cải thiện của những yếu tố cơ bản và rằng xu hướng đi lên này khó có thể bền vững, mối nguy nổi lên là khi nhà đầu tư tháo chạy, giá hàng hóa sẽ lại lao dốc.

Giới đầu tư đang tăng tỷ lệ đặt cược ngắn hạn vào nguyên liệu thô chứ không phải áp dụng chiến lược mua và nắm giữ dài hạn để đa dạng hóa danh mục đầu tư và chống lại lạm phát.

Những thị trường hàng hóa chủ chốt như dầu thô và kim loại đồng hiện không chỉ đang đối mặt với tình trạng thừa cung và dư thừa công suất mà còn một trở ngại khác trong quá trình hồi phục, đó là position (tình trạng sở hữu khoản đầu tư).

Vị thế mua ròng kim loại đồng trong tháng 3 này đã lên đến 27.862 hợp đồng, cao nhất kể từ tháng 5/2015 và đứng ở 23.011 hợp đồng trong tuần kết thúc vào 22/3, theo số liệu của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn Mỹ (CFTC). Đối với dầu thô, vị thế mua ròng tăng lên 235.830 hợp đồng, cao nhất kể từ tháng 6/2015 sau khi tỷ lệ đặt cược giá đi xuống của các nhà quản lý tiền tệ giảm xuống mức thấp nhất 9 tháng qua


Hạn hán tại Việt Nam có thể khiến giá cà phê toàn cầu gia tăng

Nhiều năm liền, cà phê được bình ổn giá nhờ có các vùng sản xuất bổ trợ cho nhau. Hạn hán ở Việt Nam sắp làm chấm dứt sự bình ổn đó.

Có vài tin không mấy vui cho tín đồ cà phê thời gian gần đây. Đó là những người trồng cà phê khắp thế giới đang phải đối mặt cùng lúc với thiên tai hạn hán lẫn dịch bệnh. Các nhà buôn bán cà phê lớn trên toàn thế giới đã bắt đầu dự báo sự thâm hụt sản lượng cà phê tại Việt Nam.

Do tình trạng hạn hán kéo dài, có tháng có lượng mưa dưới mức trung bình, Việt Nam dự kiến chỉ đạt sản lượng thấp hơn so với mức trung bình hàng năm trong mùa vụ năm nay. Có khoảng 343,5 nghìn ha lúa vụ đông xuân đã bị thiệt hại tại đồng bằng sông Cửu Long, nơi chịu tác động kép từ tình trạng thiếu nước và xâm nhập mặn, theo AFP.

Việt Nam hiện là nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới. Robusta và arabica là hai loại cà phê thông dụng nhất toàn cầu. Trong khi arabica thường được dùng để chế biến các loại cà phê chất lượng cao như espresso, các nhà sản xuất thường dùng robusta để chế biến cà phê hòa tan. Điển hình là thương hiệu Folgers, chỉ sử dụng robusta hoặc hỗn hợp robusta/arabica trong hầu hết các loại cà phê của hãng.

Giá cả hàng hóa biến động thường xuyên là yếu tố chi phối thị trường cà phê trong nhiều năm, và các nhà sản xuất thường chọn lựa thành phần chính trong hỗn hợp sản phẩm dựa trên giá thành đầu vào. Việc robusta và arabica được trồng tập trung ở các vùng khác nhau trên thế giới giúp mỗi loại cà phê bù đắp giá cho nhau, và giúp cho thị trường tránh khỏi những cú sốc giá cả. Trong khi robusta được trồng nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á và Châu Phi, thì arabica lại được trồng chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ.

Tuy nhiên, khi các vùng trồng robusta chính của thế giới (chủ yếu là Việt Nam) đang trải qua đợt khô hạn, thì các nông dân Trung Mỹ và Mexico cũng đang phải vật lộn với dịch bệnh. Trong vòng bốn năm qua, những nông dân vùng này đã chứng kiến sự gia tăng đáng báo động của một loại nấm gây nên bệnh rỉ sắt (coffee rust).

Theo giáo sư Ivette Perfecto thuộc đại học Michigan, loại nấm này có sức tàn phá ghê gớm. "Đó là một vấn đề lớn ở Trung Mỹ, vùng Caribe và cả miền bắc Nam Mỹ", bà nói. "Dịch bệnh này chẳng kém gì hạn hán tại Việt Nam".

Bệnh rỉ sắt không phải là một loại bệnh mới, nhưng gần đây lại bùng phát trên quy mô lớn ở Tây bán cầu. Tác động của nó có thể làm tàn phá mùa màng hàng loạt. Hơn 200 năm trước, khi nó từng bùng phát tại Đông Nam Á, bệnh rỉ sắt đã xóa sổ gần như hoàn toàn ngành sản xuất cà phê khu vực này.

"Đó là lý do vì sao khu vực này giờ đây chỉ trồng cây chè là chủ yếu", Perfecto nói. "Khi phát hiện bệnh này lần đầu ở châu Mỹ, mọi người gần như hoảng sợ và cho rằng đây có lẽ là "ngày tận thế" của ngành cà phê châu Mỹ".

Mặc dù bệnh rỉ sắt đã xuất hiện ở châu Mỹ cách đây 30 năm, nhưng may mắn là sự tàn phá trên diện rộng đã không hề xảy ra. Trong nhiều thập kỷ, rỉ sắt vẫn luôn gây phiền toái cho người nông dân nhưng chưa bao giờ là mối đe dọa của khu vực. Tất cả mọi chuyện bắt đầu thay đổi từ năm 2012 khi một đợt dịch bệnh rỉ sắt bùng phát mạnh mẽ trên các cánh đồng, nhất là ở Mexico. Thảm họa này giờ đây phổ biến đến mức nhiều nông dân cho biết sản lượng của họ đã giảm tới 60%, trong khi một số người đã từ bỏ hoàn toàn cánh đồng của họ.

Chẳng ai biết nguyên nhân đằng sau dịch bệnh này là do đâu. Perfecto lý giải rằng dịch bệnh này xảy ra là do sự kết hợp từ các yếu tố mà người nông dân sử dụng để trồng cây cà phê arabica. Thuốc diệt nấm kém hiệu quả, tình trạng thiếu đa dạng sinh học, và ngay cả việc loại bỏ các loài thiên địch cũng có thể khiến bào tử nấm gây bệnh rỉ sắt có cơ hội phát tán trong không khí.

Nếu không có một loại thuốc diệt nấm hiệu quả, nông dân chỉ có thể dựa vào sự thay đổi của điều kiện thời tiết để cánh đồng của họ có thêm thiên địch (nếu các nhà nghiên cứu có thể tìm được chính xác nguyên nhân lây lan do đâu). Tuy nhiên, để có được kết quả cần phải mất một thời gian dài và nhiều nỗ lực hơn nữa.

Kết quả là, giá cà phê arabica đã tăng cao trong mấy năm qua. "Khi những vấn đề của bệnh rỉ sắt khiến nông dân rời bỏ cây cà phê hoặc trồng giống mới có khả năng kháng bệnh hơn, chúng ta sẽ bắt đầu chứng kiến sự giảm sút sản lượng", bà Perfecto cho biết.

Bây giờ rỉ sắt đã lan rộng, và cần phải có thêm nhiều cá thể thiên địch hơn mới đẩy lùi các loại nấm xâm lấn. Việc chỉ cần đem lại điều kiện trồng trọt mà nông dân có được trước khi dịch bệnh bùng phát là không đủ.

Nói cách khác, việc thoát khỏi thiên tai này phải là một quá trình lâu dài, ngay cả khi nông dân và các nhà nghiên cứu có thể chắc chắn làm thế nào dịch bệnh đã lây lan từ nơi khởi phát.

Đối với nông dân trồng cà phê robusta, chủ yếu ở châu Á và châu Phi, bệnh rỉ sắt chỉ là một vấn nạn nhỏ. Cà phê robusta thường khỏe hơn arabica về một số khía cạnh, bao gồm khả năng kháng bệnh.

Tất cả những điều trên là lý do vì sao tin tức về hạn hán tại Việt Nam lại là tin rất xấu với những người quan tâm đến giá cà phê: có tới hai vùng trồng cà phê thuộc hàng lớn nhất thế giới cùng lúc chứng kiến sự suy giảm sản lượng, dù một bên chỉ là sự sụt giảm nhất thời, còn một bên lại là vấn nạn nhiều năm trời.

Trước mắt, điều này sẽ 'quét sạch' các nông trại cà phê nhỏ lẻ, vốn hoạt động nhờ lợi nhuận hằng năm và sẽ không đủ khả năng tồn tại khi mất đi một nửa sản lượng trong năm. Điều này cũng sẽ làm rung chuyển thị trường hàng hóa toàn cầu.

Giá cà phê đã bắt đầu tăng lên... và đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.(NCĐT)


Kosa dự báo nhu cầu tiêu thụ thép của Hàn Quốc sẽ tăng 0.5% trong năm 2016

Tiêu thụ thép của Hàn Quốc có thể tăng nhẹ 0.5% trong năm nay đạt 56,1 triệu tấn, với sự hỗ trợ chính đến từ đầu tư xây dựng, trong khi các lĩnh vực khác như đóng tàu, sản xuất ô tô và thiết bị gia dụng có thể sẽ chậm lại,  Byung-Woo Lee, giám đốc điều hành Hiệp hội sắt thép (Kosa) dự báo tại Hội nghị quốc tế về Thị trường và Thương mại thép diễn ra ở Quảng Châu hôm 24/3. Tương tự, sản lượng thép thành phẩm được dự báo sẽ tăng trưởng nhẹ 0.4% so với năm trước, đạt 74,4 triệu tấn trong năm 2016.

Năm 2015, tiêu thụ thép trên cả nước đạt 55,8 triệu tấn, tăng 0.5% so với năm ngoái. Tăng trưởng của nhu cầu được đóng góp chủ yếu từ sự cải thiện mạnh của đầu tư xây dựng với mức tăng hàng năm 3,9% trong năm 2015, và xây dựng sẽ tiếp tục dẫn đầu các ngành công nghiệp tiêu thụ thép trong năm nay với mức tăng trưởng được dự báo là 3.5%.

Tuy nhiên, một lĩnh vực tiêu thụ thép chủ chốt khác là sản xuất ô tô có thể nhìn thấy sản lượng giảm trong năm nay xuống 0.9% so với mức tăng trưởng 0.3% của năm trước đó sau khi chính phủ Hàn Quốc hạ thuế tiêu dùng để kích cầu các mặt hàng lớn như xe hơi. Với ngành đóng tàu, sự suy thoái có thể tiếp diễn trong năm 2016, với đơn hàng nhận được có thể giảm 19% so với năm trước- tương tự như mức giảm 19.8% của năm 2015.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ từ ngành xây dựng, đã giúp các nhà sản xuất thép trong nước cải thiện kết quả tài chính của họ, sau khi bị ảnh hưởng bởi thép nhập khẩu giá rẻ. Năm 2015, Hàn Quốc đã nhập 22,1 triệu tấn, giảm 2,6% so với 2014. Trong số đó, lượng thép nhập từ Trung Quốc đạt 13,7 triệu tấn và từ Nhật Bản là 6,6 triệu tấn, chiếm lần lượt 62,2% và 29,9% thị phần.

“Căng thẳng thương mại ngày càng gia tăng giữa Hàn-Trung là điều khó tránh khỏi. Do đó, hai chính phủ nên nỗ lực để giải quyết mâu thuẫn thông qua đối thoại song phương với hy vọng giảm thiểu khả năng gây tổn hại đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước”.

Kosa dự báo nhập khẩu năm nay có thể giảm 3,2% xuống 21,4 triệu tấn; trong khi xuất khẩu cũng được cho là sẽ giảm 1,9% còn 31 triệu tấn; do sự cạnh tranh khốc liệt; nhu cầu toàn cầu trì trệ; cùng với sự mất giá của đồng nội tệ ở những thị trường xuất khẩu.


Trở về

Bài cùng chuyên mục