Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu sản lượng cà phê trong năm 2019 đạt 1,67 triệu tấn, tăng 52.400 tấn so với với năm 2018.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết trong dự báo đầu tiên về năm 2020, sản lượng dầu thô của Mỹ dự kiến tăng lên kỷ lục mới hơn 12 triệu thùng/ngày trong năm nay và tăng lên gần 13 triệu thùng/ngày trong năm tới.
Sản lượng dầu thô của Mỹ dự báo tăng 1,14 triệu thùng/ngày lên 12,07 triệu thùng/ngày trong năm 2019 và bổ sung 790.000 thùng/ngày trong năm 2020 lên 12,86 triệu thùng/ngày, theo báo cáo hàng tháng của EIA.
Mỹ đã trở thành nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, thúc đẩy bởi sản xuất từ dầu đá phiến, với sản lượng gần 11 triệu thùng trong năm 2018, phá vỡ kỷ lục của nước này được thiết lập trong năm 1970.
Linda Capuano, một quan chức EIA cho biết “tăng trưởng ổn định từ các quốc gia ngoài OPEC, gồm Mỹ, là tiêu đề dự báo sản lượng dầu thô toàn cầu đến năm 2020”. “Chúng tôi dự kiến Mỹ vẫn là nhà sản xuất lớn nhất thế giới”.
Dự báo này chỉ ra rằng Mỹ sẽ trở thành nhà xuất khẩu ròng dầu thô vào cuối năm 2020.
Nhu cầu của Mỹ đối với dầu diesel và sản phẩm chưng cất khác dự kiến tăng 20.000 thùng/ngày lên 4,15 triệu thùng/ngày trong năm 2019 và tăng lên 4,19 triệu thùng trong năm 2020.
Nhu cầu xăng của Mỹ trong năm 2018 được thấy ở mức 9,29 triệu thùng/ngày, giảm từ 9,31 triệu thùng/ngày trước đó. Nhu cầu xăng dự kiến tăng lên 9,35 triệu thùng/ngày trong năm 2019 và giữ ở mức đó trong năm 2020.
Nguồn: VITIC/Reuters
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu sản lượng cà phê trong năm 2019 đạt 1,67 triệu tấn, tăng 52.400 tấn so với với năm 2018.
Trong trường hợp xấu nhất, người chăn nuôi lợn ở Trung Quốc có thể cắt giảm 20% số lợn nuôi, tương đương khoảng 140 triệu con. Thậm chí nhiều người thịt cả lợn nái. Năm Kỷ Hợi có thể sẽ trở thành năm đại khủng hoảng của ngành Thịt Lợn Trung Quốc.
Ba yếu tố hỗ trợ đợt tăng giá vàng sau cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008 cho đến khi đạt đỉnh cao lịch sử trong năm 2011 có thể trở lại trong năm nay.
Dù tình trạng thừa thép ở Trung Quốc đã được khắc phục nhưng sản lượng vẫn ở mức cao khi nhu cầu yếu. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam đang kiến nghị siết chặt nhập khẩu thép từ nước này trong năm 2019.
Châu Á đang trải nghiệm một cuộc đua xuất khẩu gạo khi các nhà sản xuất lớn như Ấn Độ và Việt Nam triển khai các nỗ lực thúc đẩy doanh số bán hàng ở nước ngoài nhằm hỗ trợ người nông dân, một số còn được khuyến khích gia tăng sản lượng.
Nhập khẩu than của Trung Quốc tăng lên 281,5 triệu tấn trong năm 2018, số liệu hàng năm cao nhất trong 4 năm, bất chấp chính phủ thúc đẩy hạn chế nhập khẩu ở mức năm ngoái.
OPEC đã tăng sản lượng dầu trong tháng 10/2018 lên mức cao nhất kể từ năm 2016, sản lượng tăng được dẫn dắt bởi UAE và Libya bù cho sự sụt giảm của Iran do các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện việc hạn chế sản xuất đất hiếm trong 6 tháng cuối năm 2018, động thái có khả năng làm tê liệt xuất khẩu mặt hàng này và gây nguy cơ đẩy giá tăng vọt và các nhà sản xuất ô tô điện và đồ điện tử sẽ phải "đào xới cả trái đất" để tìm kiếm nguồn cung khác thay thế Trung Quốc.
Những biến động trên thị trường dầu mỏ trong 4 năm vừa qua có liên quan rất chặt chẽ tới các yếu tố kinh tế và chính trị.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong báo cáo tháng 10/2018 dự báo sản lượng gạo thế giới niên vụ 2018/19 sẽ đạt 487,76 triệu tấn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự