Mặc dù Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc hạng khá tốt, song thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa hiệu quả bởi nhiều nút thắt như hạ tầng kém, chất lượng lao động thấp…

Trước tình trạng chỉ số GDP quý 1-2017 chỉ đạt 5,1%, thấp nhất trong ba năm qua, lần đầu tiên Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng phải chủ trì cuộc họp với các tập đoàn, tổng công ty, hiệp hội lớn tìm giải pháp “ép” tăng trưởng.
Để góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017, ngành dầu khí dự kiến tăng thêm sản lượng khai thác khoảng 1 triệu tấn dầu thô. Trong ảnh: một góc giàn công nghệ trung tâm số 2 mỏ Bạch Hổ - Ảnh: TTXVN
Cuộc họp diễn ra chiều 12-4, Phó thủ tướng nhấn mạnh phải tìm giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% như Quốc hội đặt ra. “Tăng trưởng có ý nghĩa rất quan trọng, tạo ra giá trị lớn hơn của nền kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, rút ngắn khoảng cách của chúng ta với các nước trong khu vực và trên thế giới” - ông Dũng nói.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cảnh báo: nếu tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu thì gây ra rất nhiều hệ lụy, sức ép lên cả nợ công.
Kỳ vọng vào dầu khí
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết để đạt mục tiêu trên thì dự kiến quý 2 phải tăng trưởng hơn 6,2%; quý 3 gần 7,3% và quý 4 phải đạt khoảng 7,5%. Muốn vậy, ngay trong quý 2 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản phải tăng trưởng hơn 3%; khu vực công nghiệp, xây dựng phải tăng gần 7,4%; khu vực dịch vụ phải tăng trên 7%.
Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng cho biết sẽ cố gắng đạt mục tiêu tăng thêm sản lượng khai thác khoảng 1 triệu tấn dầu thô (từ 12,28 triệu tấn lên trên 13 triệu tấn), bởi quý 1 đã khai thác được 3,46 triệu tấn. “Nếu giá dầu năm 2017 đạt 55 USD/thùng thì tổng doanh thu năm sẽ đạt hơn 450.000 tỉ đồng, vượt kế hoạch hơn 12.000 tỉ đồng” - phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Đỗ Chí Thanh nói.
Đối với ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói mục tiêu tăng trưởng cho cả năm là 2,5-2,8% thì quý 1 đạt 2,1% là cố gắng, bởi vì mùa vụ còn chịu ảnh hưởng thiên tai năm ngoái. Năm nay, nếu không có gì bất thường thì khả năng sẽ đạt mục tiêu này.
Sức ép với da giày, may mặc
Đây là hai ngành rất quan trọng, không chỉ đóng góp vào tăng trưởng chung, mà còn có ý nghĩa xã hội rất lớn bởi tạo ra hàng triệu việc làm. Báo cáo của lãnh đạo các tập đoàn, hiệp hội cho thấy tuy vẫn giữ mức tăng trưởng cao nhưng thách thức đặt ra cũng rất lớn.
Theo tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Lê Tiến Trường, ngành phấn đấu cả năm đạt khoảng 31 tỉ USD (tăng trưởng 10%). Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh của da giày đang giảm sút do các đối thủ điều chỉnh chiến lược. Năm 2016, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia... là những nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới đã phá giá đồng tiền khá mạnh, trung bình 12-14%.
“Việt Nam chúng ta giữ giá đồng tiền, khi quy đổi sang USD thì giá hơi cao. Trong khi đó, sức ép về tăng lương tối thiểu, nỗi lo tăng giá điện và các chi phí khác cũng rất lớn. Quý 1 tăng trưởng 12% nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ bằng năm ngoái. Nếu Chính phủ cho điều chỉnh tỉ giá khoảng 7-8% thì hàng dệt may của mình sẽ cạnh tranh tốt” - ông Trường kiến nghị.
Ông Diệp Thành Kiệt, phó chủ tịch Hiệp hội Da giày, nêu vấn đề: năm 2016 tổng giá trị xuất khẩu da giày, túi ví là 16 tỉ USD, phấn đấu năm 2017 đạt 17,5 tỉ USD nhưng ngành cũng đang bị cạnh tranh rất khốc liệt. Trung Quốc là nước sản xuất da giày hàng đầu thế giới, họ đang đầu tư rất mạnh vào tự động hóa, có những dây chuyền trước đây cần 120 công nhân để sản xuất thì nay chỉ cần 40 người.
Phụ thuộc vào thị trường và doanh nghiệp nước ngoài
“Việc tân tổng thống Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP ảnh hưởng thế nào đến xuất khẩu da giày của Việt Nam?” - Phó thủ tướng hỏi. Ông Kiệt cho biết cơ cấu thị trường của ngành này vẫn ổn định (Mỹ khoảng 33%, EU khoảng 34%), nên không phụ thuộc hoàn toàn về thị trường nào.
Nhưng khi Phó thủ tướng hỏi có thể đạt tăng trưởng cao hơn được không thì ông Kiệt cho biết: “Về sản lượng thì các doanh nghiệp nước ngoài chiếm 81%, nên tốc độ tăng trưởng chỉ là dự báo bởi phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài”. Với ngành dệt may thì tỉ lệ xuất khẩu hơn 85%, trong khi tỉ lệ nội địa hóa trong sản phẩm chỉ được 52% (trong đó khoảng 20% là chi phí tiền lương), còn nhập nguyên vật liệu nước ngoài 48%.
Đối với ngành sản xuất ôtô, thư ký Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam Ninh Hữu Chấn cho biết mức tăng trưởng quý 1 trên 10%.
“Nhưng trong tình hình thuế nhập khẩu giảm xuống (thuế nhập khẩu từ Asean năm nay còn 30%, sang năm còn 0% - NV), các nhà sản xuất ôtô trong nước đã có kế hoạch tăng số lượng sản xuất ôtô để tăng tỉ lệ nội địa hóa. Đề nghị Chính phủ xem xét mức thuế nhập khẩu linh kiện vì hiện nay đang cao, khi thuế nhập khẩu ôtô bằng 0 thì rất nhiều liên doanh họ sẽ đầu tư sản xuất tại các quốc gia Đông Nam Á và nhập về Việt Nam. Hiện nay, giá thành sản xuất ở Việt Nam vẫn cao hơn các nước trong khu vực khoảng 20%” - ông Chấn nói.
Với ngành than, tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN Đặng Thanh Hải cho biết trong quý 1 các sản phẩm đều vượt chỉ tiêu (trừ than đá), ví dụ phôi thép tăng 476%, alumin tăng hơn 200%...
Khi Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu “tăng sản lượng than khai thác lên” thì ông Hải báo cáo rằng tăng sản lượng không phải là khó, mà cái khó là không tiêu thụ được. “Đề nghị tăng thuế nhập khẩu, bây giờ áp thuế suất 0% thì than của tập đoàn không cạnh tranh được với than nước ngoài” - ông Hải nói.
Hi vọng lớn nhất để gia tăng giá trị xuất khẩu và đóng góp GDP vẫn đến từ cái tên doanh nghiệp nước ngoài rất quen thuộc: Samsung. Samsung dự kiến xuất khẩu 40-50 tỉ USD năm 2017 (tăng trưởng 25% so với năm trước).
Chú ý thị trường trong nước
Kết luận hội nghị, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu: “Cần chú ý đến thị trường trong nước, một thị trường 90 triệu dân mà chúng ta thất bại ngay trên sân nhà thì rất lo ngại. Không chỉ là các mặt hàng đơn giản, hàng tiêu dùng, mà đến mặt hàng ôtô thì sản xuất trong nước đứng trước nhiều thách thức.
Nhìn vào cứ tưởng thuế nhập khẩu ôtô xuống thấp thì người tiêu dùng hưởng lợi, nhưng muốn mua ôtô thì phải có tiền, muốn có tiền thì người lao động phải có việc làm, tức là sản xuất trong nước phải phát triển. Chất lượng cuộc sống của người dân là mục tiêu cao nhất của tăng trưởng” - ông Dũng nói.
LÊ KIÊN
Theo Tuoitre.vn
Mặc dù Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc hạng khá tốt, song thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa hiệu quả bởi nhiều nút thắt như hạ tầng kém, chất lượng lao động thấp…
Nắm trong tay khối tài sản nhà nước (TSNN) trị giá hơn 718.000 tỷ đồng trong bối cảnh công tác quản lý TSNN còn lỏng lẻo, nên không ít đơn vị sự nghiệp có điều kiện đang “tự tung, tự tác” với khối tài sản trên, “tranh thủ” cho thuê, liên doanh, liên kết nhằm tăng nguồn thu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2016-2018 với mục tiêu nợ công (bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) không quá 65% GDP, trong đó dư nợ chính phủ không quá 54% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Hầu hết dự án thua lỗ, yếu kém của ngành công thương đều đang vướng thủ tục quyết toán, nhiều dự án quy trình thủ tục khi triển khai chưa đúng quy định.
Việc xử lý 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành công thương sẽ trên tinh thần hỗ trợ cơ chế để hoạt động trở lại, nhưng cũng tính đến phương án cho phá sản hoặc bán đối với các dự án không có khả năng hoạt động.
Doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn tăng nhanh về quy mô nhưng hiệu quả lại thấp so với doanh nghiệp các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia. Vì thế, trước khi nghĩ đến những mục tiêu cao xa thì Doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ và tăng năng suất hiệu quả để tồn tại trong cuộc cạnh tranh ngay trên sân nhà.
Ngày 13/4, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ mới”.
Trong báo cáo Cập nhật Kinh tế khu vực Đông Á – Thái Bình Dương vừa công bố, Ngân hàng Thế giới, triển vọng của Việt Nam được đánh giá tích cực.
Doanh nghiệp đóng vai trò mắt xích kép khi vừa là nạn nhân vừa là tác nhân gây ra tham nhũng. 61,5% doanh nghiệp có hành vi biếu tiền và hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều có "lại quả" cho đối tác.
Ngoài các biện pháp ngăn chặn hiện tượng “cưa đôi thuế”, các chuyên gia cho rằng cần có chính sách hỗ trợ dài hạn với doanh nghiệp (DN) chuyển đổi từ hộ kinh doanh, đặc biệt là cắt giảm các thủ tục và hỗ trợ thuế...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự