Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 8 tăng chung nhưng nhiều mặt hàng xuất khẩu chính như nông, lâm sản vẫn giảm nhẹ so với tháng 7/2015.

Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải quan, giá dầu thô thế giới liên tục giảm trong thời gian vừa qua đã kéo kim ngạch xuất khẩu dầu thô 8 tháng năm 2015 giảm 2,6 tỷ USD so với 8 tháng/2014.
Trong tháng, lượng xuất khẩu dầu thô cả nước đạt 823 nghìn tấn, tăng 2,8% so với tháng trước. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng này giảm 57 USD/tấn nên trị giá đạt gần 295 triệu USD, giảm 11,3%.
Tính đến hết tháng 8/2015, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt gần 6,3 triệu tấn, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,74 tỷ USD, giảm 48,6% (tương ứng giảm 2,6 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Singapore, Nhật Bản, Malaysia,…Cụ thể, trong 8 tháng, sản lượng dầu xuất khẩu sang Singapo là 1,14 triệu tấn, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2014.
Dầu thô xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 1,09 triệu tấn, giảm 28,3% cùng kỳ năm 2014; sang Trung Quốc là 1,05 triệu tấn, giảm 6,4% cùng kỳ. Trong khi đó, 8 tháng/2015, sản lượng dầu thô xuất khẩu sang Malaysia đạt 1,04 triệu tấn, tăng 49,1% so với cùng kỳ năm 2014.
Cũng theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 8/2015 đạt 28,61 tỷ USD, giảm 1,6% so với tháng trước. Trong đó xuất khẩu là 14,48 tỷ USD tăng 1,2% so với tháng trước và nhập khẩu là 14,13 tỷ USD, giảm 4,3% nên nhập siêu trong tháng 8/2015 là 346 triệu USD.
Sau 2/3 chặng đường của năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước là hơn 216,76 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 106,5 tỷ USD, tăng 9,2% và nhập khẩu đạt 110,26 tỷ USD, tăng 16,8% dẫn đến thâm hụt thương mại hàng hóa trong 8 tháng đầu năm 2015 ở mức 3,76 tỷ USD.
Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 8 tăng chung nhưng nhiều mặt hàng xuất khẩu chính như nông, lâm sản vẫn giảm nhẹ so với tháng 7/2015.
Tổng cục Hải quan vừa công bố báo cáo sơ bộ về tình hình xuất nhập khẩu cả nước 8 tháng đầu năm 2015. Theo đó, tháng 8/2015, Việt Nam bất ngờ xuất siêu hơn 350 triệu USD. Tính tổng chung, 8 tháng, Việt Nam vẫn nhập siêu 3,76 tỷ USD.
Tại chương trình Giao lưu thương mại Việt Nam - Ấn Độ, Đại diện VCCI cho biết hai nước đang nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu nâng tổng kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD vào năm 2020.
Động thái phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc mới đây cùng với diễn biến ảm đạm của kinh tế thế giới sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.
Trước những biến động kinh tế, nông sản Việt Nam dần “đuối sức”, gặp khó trong vấn đề cạnh tranh và liên tục bị các nước trong khu vực “cướp” mất thị trường. Hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu giảm mạnh cả lượng và chất.
Đàm phán về quy tắc xuất xứ mặt hàng ô tô là một trong một số ít vấn đề vướng mắc còn lại trong đàm phán Hiệp định TPP.
Sản lượng nhập khẩu xăng dầu trong tháng 8 ở mức thấp nhất kể từ tháng 12/2014. Tuy nhiên, tính chung 8 tháng đầu năm, sản lượng xăng dầu nhập khẩu vẫn tăng 5,1%. Trong đó, doanh nghiệp trong nước tăng nhập khẩu xăng dầu tại một số quốc gia như Thái Lan, Singapore.
Trong tháng 8, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện ước đạt 3,02 tỷ USD, tăng 19,1% so với tháng 7. Đây là mặt hàng có đóng góp nhiều nhất vào tăng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8/2015.
Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống trong tháng 8/2015 đạt mức cao nhất kể từ năm 2010.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam khẳng định: năm 2015, xuất khẩu gỗ sẽ đạt trên 7 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 10% (so với 6,3 tỷ USD của năm 2014).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự