tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Xuất khẩu sang Vương quốc Anh, các mặt hàng đều tăng trưởng

  • Cập nhật : 08/06/2016
Với kim ngạch đạt được từ việc xuất khẩu sang Anh, đã đưa Anh trở thành một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.

Việt Nam xuất khẩu sang Anh các nhóm mặt  hàng như nông sản, công nghiệp, công nghiệp phụ trợ… trong số những nhóm hàng xuất khẩu sang Anh thời gian này, thì điện thoại các loại và linh kiện đạt kim ngạch cao nhất 637,3 triệu USD, chiếm 40,1% tổng kim ngạch, tăng 39,09% so với cùng kỳ, đứng thứ hai về kim ngạch là hàng dệt may, đạt 204,1 triệu USD, tăng 6,61%, kế đến là giày dép các loại, tuy nhiên tốc độ xuất khẩu mặt hàng này sang Anh lại suy giảm nhẹ, giảm 2,7%, tương ứng với 192,7 triệu USD…

Nhìn chung, 4 tháng đầu năm 2016, tốc độ xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường Anh đều với tốc độ tăng trưởng dương, số mặt hàng này chiếm 77,7%, trong đó xuất khẩu kim loại thường và sản phẩm tăng mạnh vượt trội, tăng 82,38%, tuy kim ngạch chỉ đạt trên 5 triệu USD, bên cạnh đó xuất một số mặt hàng cũng có tốc độ tăng trưởng khá như:  máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, tăng 80,47%; đồ chơi dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 50,81% và hàng rau quả tăng 75,91%. Ngược lại, số các mặt hàng với tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 22,2%, trong đó xuất khẩu sắt thép các loại giảm mạnh nhất, giảm 74,33% và dây điện, dây cáp điện giảm 35,40%.

Đáng chú ý, hàng nông sản là nhóm hàng tiềm năng xuất khẩu sang Anh với tốc độ tăng trưởng dương ở hầu hết các mặt hàng như: hạt điều, hạt tiêu, rau quả, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ…

Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sang thị trường Anh 4 tháng 2016

ĐVT: USD

Mặt hàng

4 tháng 2016

4 tháng 2015

So sánh +/- (%)

Tổng

1.589.218.406

1.294.467.725

22,77

Điện thoại các loại và linh kiện

637.393.165

458256673

39,09

hàng dệt may

204.137.685

191.477.661

6,61

giày dép các loại

192.753.103

198.105.152

-2,70

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

112.850.267

62531793

80,47

gỗ và sản phẩm gỗ

109.771.857

100.691.641

9,02

Hàng thủy sản

60.016.349

51.448.689

16,65

cà phê

32.439.106

30.952.384

4,80

Sản phẩm từ chất dẻo

29.520.806

28.825.147

2,41

Hạt điều

26.424.852

18.417.207

+43,48

Túi xách, ví, vali, mũ, ô dù

20.535.375

19.663.628

4,43

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

19.517.590

14871918

31,24

đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

17.075.689

11.322.506

50,81

sản phẩm từ sắt thép

15.167.563

12.346.183

22,85

hạt tiêu

10.118.787

9.235.376

9,57

sản phẩm gốm sứ

9.810.971

7.877.450

24,55

Phương tiện vận tải và phụ tùng

8.930.676

10.035.529

-11,01

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

5.550.736

5.222.578

6,28

kim loại thường khác và sản phẩm

5.021.513

2753392

82,38

nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

4.506.445

3.725.140

20,97

xơ, sợi dệt các loại

4.232.167

4.885.412

-13,37

Hàng rau quả

3.792.519

2.155.956

75,91

sản phẩm mây, tre, cói thảm

3.463.928

3.326.541

4,13

sản phẩm từ cao su

2.689.608

1.820.143

47,77

giấy và các sản phẩm từ giấy

841.260

642.413

30,95

cao su

589.008

721.268

-18,34

sắt thép các loại

532.090

2.072.573

-74,33

đá quý, kim loại quý và sản phẩm

503.269

451.301

11,52

dây điện và dây cáp điện

457.960

708.876

-35,40

Là một thành viên của EU, khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) nói chung và FTA Việt Nam – EU nói riêng đang mở ra cho Việt Nam những cơ hội rất lớn.

Có thể thấy, các FTA đang mở ra cho Việt Nam những cơ hội rất lớn. Tuy nhiên, có nắm được cơ hội đó hay không, theo ý kiến nhiều chuyên gia còn phụ thuộc nhiều vào nỗ lực của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp (DN).

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, dường như DN vẫn nghĩ và làm theo cách cũ là chờ đợi khách hàng tìm đến mình. Nhưng cách làm này không còn phù hợp với tình hình hiện nay.

Theo đó, DN đi nhiều hơn, trực tiếp tiếp cận hệ thống phân phối, tiếp cận khách hàng, lắng nghe phản hồi của họ về sản phẩm, từ đó có điều kiện cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm để có thể tăng cường xuất khẩu sang EU, cũng như các thị trường khác.

EU là thị trường tương đối đồng nhất nhưng đòi hỏi cao hơn các thị trường khác, do vậy, muốn "vào" EU, DN luôn phải coi trọng chất lượng và ổn định chất lượng sản phẩm trong thời gian dài.

Liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, Việt Nam và EU sẽ thành lập ra một ban chung. Khi có bất kì vấn đề gì liên quan, hai bên sẽ đưa ra để bàn bạc theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho DN nhưng không hạ thấp tiêu chuẩn của châu Âu.

Mặt khác, ban này cũng sẽ có vai trò trung gian đàm phán để hai bên công nhận các tiêu chuẩn tương đương của nhau về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về thời gian thông qua EVFTA, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh thông tin đoàn đàm phán Việt Nam cố gắng chứng minh các giá trị tốt đẹp của Hiệp định mang lại cho nhân dân và cho DN. Còn quyền quyết định sẽ thuộc về Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu.


Nguồn: VITIC/chinhphu.vn/Vinanet

Trở về

Bài cùng chuyên mục