Thị trường Tết đang vào giai đoạn “nóng” nhất nhưng sức mua tại kênh truyền thống vẫn vậy

Năm 2015, 70% giá trị xuất khẩu của Việt Nam do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra.
Một lần nữa, báo cáo tình hình kinh tế xã hội 2015 lại nhấn mạnh, khu vực FDI đóng góp chủ yếu vào giá trị xuất khẩu của Việt Nam.
Cụ thể các doanh nghiệp FDI đã xuất khẩu 115,1 tỷ USD, tương đương 71% giá trị xuất khẩu năm 2015 của cả nước, tăng 13,8%. Tỷ lệ này đã tăng liên tục từ năm 2009 (41%).
Trong khi các doanh nghiệp trong nước chỉ đóng góp 47,3 tỷ USD, giảm 3,5% so với năm ngoái. Kết quả đi xuống này khiến mức tăng trưởng xuất khẩu cả nước chỉ đạt 8,1% (162,4 tỷ USD).
Năm ngoái, mặc dù chiếm tỷ trọng thấp trong quy mô xuất khẩu nhưng các doanh nghiệp trong nước vẫn duy trì đà tăng trưởng khá tốt và theo sát khối FDI.
Tuy nhiên từ đầu năm 2015, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước liên tục sụt giảm. Dữ liệu từ Hải quan cho thấy, từ tháng 5/2015, giá trị xuất khẩu lũy kế của khối này liên tục giảm 10% so với cùng kỳ năm 2014. Trong khi đó khu vực FDI vẫn tăng trưởng đều đặn khoảng 20%.
Trong khối FDI, các mặt hàng điện thoại và linh kiện; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đều tăng trưởng gần 100% và chiếm hơn 40% tỷ trọng xuất khẩu. Quy mô các mặt hàng này ước đạt khoảng 42,4 tỷ USD tính đến ngày 15/12.
Đóng góp chủ yếu trong con số này là giá trị xuất khẩu của SamSung, ước tính khoảng 30 tỷ USD.
Cũng với sự xuất hiện của nhà đầu tư này, hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh góp mặt trong top 6 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất, nhập khẩu cao nhất cả nước cùng với TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai.
Thị trường Tết đang vào giai đoạn “nóng” nhất nhưng sức mua tại kênh truyền thống vẫn vậy
Với tín hiệu khá rõ về sự giảm tốc của nền kinh tế, Trung Quốc có thể “xuất khẩu khủng hoảng” sang những quốc gia khác, đặc biệt là những nước có quan hệ thương mại lớn và gần gũi về mặt địa lý, trong đó có Việt Nam.
Để đưa hàng Việt vào các hệ thống bán lẻ lớn, uy tín là câu chuyện không hề đơn giản, cần sự thay đổi từ tư duy phát triển đến cung cách làm ăn của doanh nghiệp VN.
Mẫu mã kém, chất lượng chưa tốt, giá thành khó cạnh tranh do mối liên kết giữa khâu sản xuất và phân phối chưa rõ ràng, khiến hàng Việt dần bị mất thị phần ngay trên sân nhà.
“Doanh nghiệp Việt đang có cơ hội rất lớn để đưa sản phẩm vào thị trường Hàn Quốc”...
Đây là thách thức và cơ hội để các doanh nghiệp nội nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nếu lưu lượng xe chở trái cây lên Tân Thanh vẫn đạt trung bình 800 xe/ngày thì khả năng ùn tắc vẫn xảy ra.
Sau mức sụt giảm của giá dầu tuần qua, trong tương lai không xa, giá dầu có thể xuống mức 10 USD/thùng.
Những thương hiệu bán lẻ ăn sâu vào thói quen mua sắm của người Việt đang lần lượt rơi vào tay các đại gia Thái Lan.
Đàm phán TPP kết thúc hồi tháng 10-2015 và mọi ánh mắt đang đổ dồn về nước Mỹ, chờ Quốc hội Mỹ chính thức phê chuẩn hiệp định này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự