Hãng tin Reuters vừa đưa dự báo giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có thể sớm hạ sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh biên độ tỷ giá USD/VND, cộng với giá sàn thấp hơn và nguồn cung dồi dào từ mùa vụ trước.

Đó là nhận định của TS. Phan Minh Ngọc về quyết định nới biên độ tỷ giá từ ngày 12/8 của NHNN. TS Ngọc cũng cho rằng đây là quyết định khá linh hoạt của NHNN, giúp cho tỷ giá theo sát diễn biến của thị trường.
Sáng 12/8, Ngân hàng Nhà nước đã bất ngờ tăng biên độ tỷ giá của đồng USD/VND từ +/-1% lên +/-2%, với lý do Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ sẽ có tác động bất lợi tới nền kinh tế Việt Nam do Trung Quốc là đối tác chiếm tỷ trọng thương mại lớn của Việt Nam.
Sau quyết định của NHNN, các ngân hàng thương mại đã ngay lập tức “hưởng ứng” bằng việc đồng loạt đưa tỷ giá lên một mặt bằng mới, với giá bán ra quanh mức 22.100 đồng (sát mức trần) và giá mua vào cũng quanh 22.000 đồng, cao hơn trên 200 đồng mỗi USD so với trước đó.
Quyết định của NHNN đã nhận được nhiều nhận định của các chuyên gia, các tổ chức trong nước và quốc tế. Để có thêm góc nhìn cho độc giả, chúng tôi cũng đã có cuộc trao đổi với TS. Phan Minh Ngọc về vấn đề này.
PV: NHNN tuyên bố rằng sẽ duy trì tỷ giá biến động không quá 2% trong cả năm nay, và "room" này cũng đã được sử dụng triệt để trong nửa đầu năm. Tuy nhiên cơ quan quản lý lại vừa có quyết định khá lạ là bất ngờ điều chỉnh biên độ của tỷ giá VND/USD, từ mức +/-1% lên +/-2% - lần điều chỉnh đầu tiên kể từ tháng 2/2011. Vậy ông đánh giá thế nào về động thái này?
TS. Phan Minh Ngọc: Để điều chỉnh tỷ giá thì có hai cách, hoặc là điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng (tỷ giá tham chiếu), hoặc điều chỉnh biên độ biến động xung quanh tỷ giá liên ngân hàng. Việc tăng tỷ giá liên ngân hàng hay nới rộng biên độ biến động từ 1% lên 2% đều mang đến một kết quả giống nhau là cho phép VND yếu đi so với USD.
Tuy nhiên, cách điều chỉnh biên độ biến động tạo ra sự linh hoạt hơn cho tỷ giá theo sát với diễn biến của thị trường so với cách điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng. Cách này cũng tạo ra ít tác động về mặt tâm lý hơn so với cách thứ nhất, đặc biệt xét đến bối cảnh NHNN cương quyết “nói không” với việc phá giá VND quá 2 điểm phần trăm trong năm nay, mặc dù việc nới biên độ về bản chất cũng là sự chấp nhận chính thức phá giá VND.
Việc điều chỉnh biên độ này sẽ có lợi hơn với nhóm doanh nghiệp nào thưa ông?
Như đã được phân tích nhiều lần, các doanh nghiệp xuất khẩu ngay lập tức sẽ được hưởng lợi sau một giai đoạn dài bị ảnh hưởng nặng nề bởi VND lên giá thực so với USD và so với phần lớn các đồng tiền của các nước trên thế giới.
Không chỉ vậy, hàng hóa sản xuất trong nước tiêu thụ trong nước cũng nhờ đó mà tăng được sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu, giúp cho doanh nghiệp sản xuất cho thị trường nội địa trụ vững hơn trên thị trường.
Thế còn với các doanh nghiệp nhập khẩu thì sao?
Đối tượng bị thiệt hại là các doanh nghiệp nhập khẩu về tiêu thụ tại thị trường nội địa, nhưng điều này là tốt cho cả nền kinh tế vì nó giúp thúc đẩy sản xuất nội địa và xuất khẩu, giảm nhập siêu.
Nên nhớ, cho dù có một số tác hại nào đó cho một số đối tượng nào đó trong nền kinh tế, việc phá giá bản tệ luôn là một giải pháp hữu hiệu khi nền kinh tế đang phải đối mặt với nhập siêu, và/hoặc xuất khẩu, tăng trưởng GDP cũng như tăng trưởng việc làm cần một cú hích. Điều này được chứng minh không thể rõ nét hơn qua việc Trung Quốc phải chấp nhận phá giá NDT trong 2 lần liên tiếp là ngày 11/8 và hôm nay 12/8.
Nhiều ý kiến cho rằng, áp lực lên tỷ giá vẫn còn rất lớn, đặc biệt là khi Trung Quốc vẫn chưa có động thái nào cho thấy họ sẽ dừng lại việc phá giá đồng nội tệ, trong khi các đồng tiền khác trong khu vực cũng chịu ảnh hưởng. Theo ông thời gian tới, tỷ giá nên được điều hành theo hướng nào là hợp lý?
Tôi cho rằng việc NHNN chấp nhận phá giá VND trong bối cảnh các nước trên thế giới thi nhau phá giá bản tệ là một bước đi bắt buộc và cần thiết.
Trong thời gian tới, việc điều hành tỷ giá VND nên tiếp tục theo hướng để tỷ giá VND biến động linh hoạt hơn theo diễn biến thị trường, cơ quan quản lý không nên tự làm khó mình bằng việc tuyên bố ngay từ đầu một con số cụ thể nào đó như thời gian qua.
Vâng, xin cảm ơn những chia sẻ của ông!
Doanh nghiệp nhập khẩu lo lắng “Tỷ giá tăng rõ ràng là bất lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu chúng tôi. Nếu tỷ giá tăng thì chi phí nhập khẩu sẽ tăng. Đơn cử như một kg thịt trị giá 2 USD cách đây 1 tuần, về Việt Nam chỉ khoảng 43.600 đồng, thì nay lên tới 44.200 đồng. Đó là chưa kể, chi phí vận chuyển của các hãng tàu đều tính bằng USD, khi biên độ tỷ giá được nới lên, tức là tỷ giá cũng tăng theo, thì doanh nghiệp lại phải chịu chi phí đắt hơn, làm cho giá thành của sản phẩm gia tăng. Chi phí sản phẩm tăng nhưng chúng tôi cũng không thể tăng giá sản phẩm một sớm một chiều. Việc tăng giá còn phải tùy thuộc vào sức mua của thị trường. Nếu sức mua vẫn như vậy hoặc giảm sút, doanh nghiệp không thể tăng giá vì tăng sẽ không bán được hàng, không cạnh tranh được, thậm chí còn phải giảm giá và việc thua lỗ là điều khó tránh khỏi với các doanh nghiệp không tính toán kỹ lưỡng”. Ông Nguyễn Văn Thưởng - Giám đốc một công ty nhập khẩu thực phẩm đông lạnh tại Tp. Hồ Chí Minh chia sẻ
Hãng tin Reuters vừa đưa dự báo giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có thể sớm hạ sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh biên độ tỷ giá USD/VND, cộng với giá sàn thấp hơn và nguồn cung dồi dào từ mùa vụ trước.
Việt Nam đang nhập siêu lớn từ Trung Quốc, nay đồng NDT lại giảm giá thêm, nguy cơ hàng Trung Quốc tiếp tục tràn ngập là hiện hữu. Tuy nhiên, trong quan hệ với Trung Quốc, tỷ giá chỉ đóng góp một phần.
Sau khi Chính phủ Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, các doanh nghiệp Trung Quốc đã bắt đầu tăng cường tìm kiếm đối tác phân phối ở Việt Nam. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp Việt không có chiến lược đối phó sẽ thất bại ngay trên sân nhà.
Không nên chủ quan trước việc hàng Trung Quốc (TQ) sẽ tràn vào VN là ý kiến của ông Trương Văn Phước, phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, trước sự việc TQ phá giá đồng nhân dân tệ.
Các DN xuất khẩu mua nguyên liệu từ Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ đồng thái phá giá đồng NDT và việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN. Song với nhà sản xuất nội địa thì đây là đòn giáng khiến cho DN thêm đuối sức.
Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ khiến nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ gặp khó, sức ép cạnh tranh tăng mạnh từ các nước khác trong đó có Trung Quốc.
Có lý do để hy vọng hàng dệt may Việt Nam sớm ngập tràn thị trường Mỹ khi thuế giảm từ 32% xuống 0%...
Những thỏa thuận liên quan đến mở cửa thị trường cho các sản phẩm sữa và đường, các quy định về xuất xứ của xe hơi, chế tạo thuốc sinh học…. không đạt được sự thống nhất đã khiến cho vòng đàm phán Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) khó có thể được thông qua trước bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Khác với nhiều hiệp định thương mại tự do giữa các nền kinh tế đang phát triển và phát triển, hiệp định FTA giữa EU và Việt Nam là một hiệp định đầy tiềm năng và tương đối toàn diện.
Chỉ trong khoảng thời gian không dài, doanh nghiệp Thái Lan đã chiếm lĩnh hầu hết các lĩnh vực quan trọng tại VN. Nhiều doanh nghiệp lớn trong nước từ từ rơi vào tay các đại gia đến từ Thái Lan. Các nhà đầu tư Thái mới thực sự là người "khổng lồ" ám ảnh không ít doanh nghiệp nội.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự