tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 27-01-2016

  • Cập nhật : 27/01/2016

Lực lượng khủng bố nào còn nguy hiểm hơn cả IS?

Trong một báo cáo chung gần đây của Viện nghiên cứu chiến tranh và Viện nghiên cứu doanh nghiệp của Mỹ, các chuyên gia cảnh báo chi nhánh tại Syria của tổ chức khủng bố Al Qaeda là al-Nusra về lâu về dài còn nguy hiểm hơn cả tổ chức khủng bố IS hiện nay.

“Al-Nursa nguy hiểm hơn cho Mỹ so với nhóm khủng bố IS hiện nay về lâu về dài”, CNN trích dẫn báo cáo viết. Báo cáo do Viện nghiên cứu chiến tranh và Viện nghiên cứu doanh nghiệp của Mỹ công bố vào cuối tuần qua.

Các nhà nghiên cứu thuộc hai viện nghiên cứu trên cảnh báo rằng hiện chính quyền Mỹ chỉ chú trọng tới chiến lược tiêu diệt IS là phiến diện bởi “Bất kỳ một chiến lược nào có thể tạo đất trống cho tổ chức khủng bố al-Nusra đều sẽ thất bại trong việc đảm bảo an ninh cho nước Mỹ”, báo cáo nhận định.

al-nusra, chi nhanh tai syria cua to chuc khung bo al qaeda (anh: reuters)

Al-Nusra, chi nhánh tại Syria của tổ chức khủng bố Al Qaeda (Ảnh: Reuters)

Các cuộc tấn công khủng bố của IS và al-Nusra có thể gây thách thức nền kinh tế toàn cầu và khiến xã hội phương Tây kiểm duyệt gắt gao sự tự do và quyền dân chủ cá nhân. Điều này xâm hại tới các giá trị và lối sống của Mỹ, theo báo cáo.

Mặc dù tổ chức al-Nusra chưa tổ chức các cuộc tấn công khủng bố ở phương Tây như tổ chức khủng bố IS, nhưng đó chỉ là vấn đề sớm muộn, Fred Kagan, một trong số tác giả nghiên cứu trên, phân tích.

“Mặc dù IS “nổi bật” hơn nhưng cả hai tổ chức khủng bố này đều là mối đe dọa, cả hai đều muốn thực hiện các vụ tấn công khủng bố và đều muốn tìm cách lôi kéo các cộng đồng Hồi giáo chống lại phương Tây” - bà Kagan nói.

Theo nhà nghiên cứu Kagan, chi nhánh của al-Qaeda ở Syria này sẽ hiện diện trong thời gian dài và “khó trị” hơn cả IS. Bà Kagan còn nói rằng rất khó có thể theo dõi tổ chức al-Nusra bởi tổ chức này bí mật trà trộn vào dân số Syria và phe đối lập và chúng chỉ đợi để đứng lên lãnh đạo lực lượng khủng bố trên thế giới ngay khi IS sụp đổ.

Bộ Ngoại giao Mỹ ước tính hiện có hơn 35.000 tay súng đến từ hơn 100 quốc gia đã có mặt tại Syria để tham gia hàng ngũ IS và tổ chức al-Nusra, theo nhà nghiên cứu Nick Heras thuộc Trung tâm nghiên cứu an ninh Mỹ.

Xuất hiện vào cuối năm 2011 những ngày đầu của cuộc nội chiến Syria, tổ chức khủng bố Al-Nusra ban đầu kết nạp nhiều tay súng lão luyện Syria và di chuyển tới Iraq để chống lại binh sĩ Mỹ. Al- Nursa hiện đang kiểm soát lãnh thổ phía tây bắc Syria.


Nửa số trẻ béo phì toàn cầu là ở châu Á

Béo phì xảy ra nhiều ở các nước có thu nhập thấp. Lý do vì người dân dễ dàng tiếp cận với nước giải khát và thực phẩm nhiều chất béo, đường được bán với giá rẻ.

Theo báo cáo của Ủy ban Chấm dứt béo phì ở trẻ em (CECO) thuộc LHQ công bố ngày 25-1, toàn cầu hiện đang có 41 triệu trẻ em dưới năm tuổi bị thừa cân và béo phì. Con số này dự báo sẽ tăng lên hơn 70 triệu trong 10 năm tới nếu thế giới không quyết tâm ngăn chặn.

Trong thời gian 1990-2014, tỉ lệ trẻ thừa cân và béo phì trung bình trên toàn cầu tăng từ 4,8% lên 6,1%. Đáng nói tại các nước thu nhập thấp, trong 10 năm đó số trẻ dưới năm tuổi bị thừa cân và béo phì tăng lên gấp đôi, từ 7,5 triệu lên 15,5 triệu trẻ. Gần một nửa số trẻ này ở châu Á (48%), 25% ở châu Phi.

beo phi gay nhieu he luy ve suc khoe cho tre. anh: ibtimes 

Béo phì gây nhiều hệ lụy về sức khỏe cho trẻ. Ảnh: IBTIMES 

CECO kêu gọi các nước cung cấp kiến thức về ăn uống và sức khỏe cho người dân, chú trọng cải thiện bữa ăn lành mạnh hơn cho trẻ. Bên cạnh đó cũng tăng cường tỷ lệ cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.

Các nước cần thiết phải có biện pháp hạn chế trẻ ăn thực phẩm không lành mạnh và uống nước giải khát có đường, có thể bằng cách tăng đánh thuế lên các mặt hàng này. Vì theo báo cáo, thực phẩm không lành mạnh và nước giải khát có đường rõ ràng làm tăng nguy cơ béo phì. Các gia đình thu nhập thấp là đối tượng chịu nguy cơ béo phì cao nhất, vì vậy làm cho các mặt hàng này có giá bán cao sẽ giúp hạn chế vấn nạn béo phì.

an uong lanh manh giup han che nguy co beo phi o tre. anh: asian scientist 

Ăn uống lành mạnh giúp hạn chế nguy cơ béo phì ở trẻ. Ảnh: ASIAN SCIENTIST 

Bên cạnh đó, các nước cũng phải có biện pháp hỗ trợ sản xuất và mở rộng việc tiếp cận thực phẩm và nước giải khát lành mạnh.

Báo cáo cảnh báo tình trạng lười hoạt động thể chất đang trở thành một quy chuẩn xã hội ở nhiều nước. Hiện 84% bé gái và 78% bé trai tuổi từ 11-17 trên toàn cầu không có đủ 60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày.

tang hoat dong the chat la cach giup tre khong bi thua can, beo phi. anh: asian scientist 

Tăng hoạt động thể chất là cách giúp trẻ không bị thừa cân, béo phì. Ảnh: ASIAN SCIENTIST 

CECO kêu gọi các nước đảm bảo thời gian và không gian để trẻ hoạt động nhiều hơn trong trường học cũng như các nơi công cộng, đồng thời hạn chế trẻ xem tivi, sa đà vào công nghệ. Cần thiết phải hạn chế tối đa hoạt động tiếp thị thực phẩm không lành mạnh và nước uống có đường trong trường học.

Doanh số bán nước giải khát có đường trên thế giới đang trên đà tăng rất nhanh. Tại các nước Ấn Độ, Brazil, Trung Quốc, doanh số tăng gấp bốn lần trong 10 năm qua. Doanh số bán nước giải khát có đường của thế giới năm 2012 là 532 tỉ USD, 40% số đó thuộc về hai đại gia Mỹ Coca-Cola và PepsiCo.

Doanh số bán thực phẩm đóng gói và thực phẩm chế biến cũng tăng rất nhanh ở các nước thu nhập thấp.


Nga lo ngại rác vũ trụ gây xung đột quân sự

Sự gia tăng rác thải ở quỹ đạo Trái đất có thể dấy lên mối xung đột về quân sự cũng như sự thiệt hại của các vệ tinh quân sự có thể bị xem như cuộc tấn công có chủ đích, báo cáo của các khoa học gia Nga cảnh báo.
Các nhà tìm kiếm ở Học viện Khoa học Nga tại Moscow nói rằng các mảnh vỡ có “mối nguy hiểm đặc biệt” bởi vì không rõ liệu vệ tinh có va chạm với mảnh vỡ hoặc bị quốc gia khác cố tình tấn công hay không.
Một nghiên cứu trên tạp chí của Acta Astronautica, nhà vật lý thiên văn người Nga Vitaly Adushkin cho biết một sự cố "có thể dấy lên cuộc xung đột về chính trị hoặc thậm chí vũ trang giữa các quốc gia.”

Cơ quan vũ trụ tại Mỹ và Nga lần theo dấu vết của hàng ngàn mảnh rác có kích thước lớn hơn 10 cm nhưng có khả năng còn cả ngàn tỉ những mảnh rác nhỏ hơn. Theo giáo sư Adushkin, nếu các cơ quan không làm sạch khu vực quỹ đạo Trái đất thì tình hình này sẽ còn tiếp diễn. 

 hinh anh mo ta nhung manh vo vang ra o quy dao trai dat (theo co quan vu tru chau au)

 Hình ảnh mô tả những mảnh vỡ văng ra ở quỹ đạo Trái đất (Theo Cơ quan vũ trụ Châu Âu)

Ngay cả những mẩu nhỏ nhất của mảnh vỡ cũng có khả năng gây thiệt hại cho tàu vũ trụ khi va chạm với tốc độ kết hợp hơn 30.000 dặm/giờ.
Lời cảnh báo được đưa ra sau khi một vệ tinh Blitz của Nga bị hư hỏng trong năm 2013 sau khi va chạm với các mảnh vỡ bị văng ra khi Trung Quốc đã bắn hạ một vệ tinh cũ trong năm 2007. Việc tiêu hủy các vệ tinh còn sót để lại hơn 3.000 mảnh vỡ trên quỹ đạo.
Dữ liệu từ Cơ quan Vũ trụ Nga năm ngoái cho thấy Trạm vũ trụ quốc tế đã buộc phải có hành động thích hợp nhằm tránh những cuộc va chạm ngoài không gian đã xảy ra năm lần trong năm 2014.

Nga bác tin xây căn cứ quân sự sát Thổ Nhĩ Kỳ

Bộ Quốc phòng Nga hôm 25-1 bác tin Moscow sẽ xây dựng một căn cứ quân sự mới ở Syria.

“Sẽ không có căn cứ quân sự mới hay sân bay bổ sung nào cho các chiến đấu cơ Nga ở Cộng hòa Ả Rập Syria, không có bất cứ kế hoạch xây dựng mới nào” – Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov tuyên bố trước báo giới Nga.

cac chien dau co cua nga dong tai can cu hemeimeem co the vuon toi bat cu vi tri nao o syria trong vong nua gio. anh: ap

Các chiến đấu cơ của Nga đóng tại căn cứ Hemeimeem có thể vươn tới bất cứ vị trí nào ở Syria trong vòng nửa giờ. Ảnh: AP

Trước đó, báo giới phương Tây loan tin cả Moscow và Washington đang thiết lập những căn cứ quân sự mới gần biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.

Thông tin này nổi lên sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết có tới 200 binh sĩ Nga đang xây dựng một đường băng ở căn cứ không quân ở thành phố Qamishli, phía Bắc Syria và giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) còn cáo buộc Moscow đã phái một số kỹ sư tới thành phố biên giới nói trên để nâng cấp đường băng và tăng cường năng lực của các sân bay tại đây. Tuy nhiên, ông Konashenkov hôm 25-1 khẳng định những cáo buộc này chỉ là nỗ lực nhằm lấp liếm các động thái quân sự lớn của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực này.

Theo hãng thông tấn AP (Mỹ), các chiến đấu cơ Nga đã thực hiện gần 6.000 sứ mệnh chiến đấu kể từ khi Moscow phát động chiến dịch không kích tại Syria từ hôm 30-9-2015. Các chiến đấu cơ của Nga đều đóng tại căn cứ không quân Hemeimeem thuộc tỉnh duyên hải Latakia của Syria.

Ông Konashenkov nhấn mạnh các chiến đấu cơ của Nga đóng tại căn cứ Hemeimeem có thể vươn tới bất cứ vị trí nào ở Syria trong vòng nửa giờ, thế nên không cần thiết phải xây dựng thêm căn cứ mới.

Trong một diễn biến khác, Đặc phái viên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Syria Staffan de Mistura ngày 25-1 tuyên bố cuộc hòa đàm giữa các phe phái đối địch ở Syria, dự kiến diễn ra ngày 25-1, vừa được ấn định lại bắt đầu vào ngày 29-1 tới tại Geneva (Thụy Sỹ) và kéo dài trong 6 tháng.

Trong khi đó, cùng ngày 25-1, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry có cuộc điện đàm về việc chuẩn bị cho cuộc đàm phán này.


Ba nước tung lữ đoàn quân sự chung sát sườn Nga

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan nói rằng lữ đoàn quân sự chung gồm Ba Lan, Lithuania và Ukraine cần phải đi vào hoạt động toàn diện vào năm 2017.

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz cho biết thông tin trên trong lễ ra mắt lữ đoàn mới nói trên hôm 25-1. Lữ đoàn chung này ra đời với mục đích củng bố quốc phòng của khu vực sát sườn Nga này. Các bộ trưởng quốc phòng Lithuania và Ukraine cũng tham gia sự kiện.

lu doan quan su chung gom ba lan, lithuania va ukraine co the di vao hoat dong toan dien vao nam 2017. anh: noi.md

Lữ đoàn quân sự chung gồm Ba Lan, Lithuania và Ukraine có thể đi vào hoạt động toàn diện vào năm 2017. Ảnh: NOI.MD

Bao gồm cả các binh sỹ Ba Lan và Lithuania thuộc NATO cũng như các binh sĩ Ukraine không thuộc NATO, lực lượng này sẽ tham gia vào các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và sẽ giúp nâng cao lực lượng vũ trang Ukraine.

Ông Macierewicz nhấn mạnh rằng lữ đoàn mới sẽ là lực lượng răn đe đối với bất cứ ai có thể đe dọa hòa bình trong khu vực.

Lữ đoàn quân sự chung mang tên "LITPOLUKRBRIG" nói trên được các Bộ trưởng Quốc phòng ba nước Ukraine, Ba Lan và Lithuania ký kết vào hồi tháng 7 tại Lvov (Ukraine). Lữ đoàn được thành lập theo sáng kiến của Lithuania. Đây cũng được cho là một bước đi của Ukraine để Kiev có thể từng bước gia nhập vào NATO.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục