tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 26-01-2016

  • Cập nhật : 26/01/2016

Học giả Trung Quốc vô lý tuyên bố 'cải tạo đảo không gây hại môi trường'

Một trong những "tiếng nói hàng đầu" của Trung Quốc về biển Đông vừa bác bỏ những lo ngại về tác động tiêu cực mà chương trình xây dựng đảo nhân tạo của Bắc Kinh gây nên, nói rằng môi trường sinh thái biển Đông "có thể phục hồi".
Cải tạo đảo không làm ảnh hưởng môi trường!?
Chủ tịch Viện Quốc gia Trung Quốc về biển Đông Wu Shicun nói rằng các biện pháp bảo vệ sinh thái nghiêm ngặt luôn được đặt lên hàng đầu đối với việc xây dựng mà Trung Quốc tiến hành trên bảy bãi đá ở biển Đông.

Những "đặc tính xây dựng môi trường xanh" của dự án "đảm bảo phạm vi khu vực bị ảnh hưởng là ít nhất có thể, khoảng thời gian xây dựng càng ngắn càng tốt và mức độ tác động là tối thiểu", báo ABC dẫn lời ông Wu.

 

 

Trong một nỗ lực nhằm xoa dịu những lo ngại về môi trường, ông cho biết việc xây dựng được tiến hành trên những bãi đá "đã chết rồi". Ông Wu cho biết vật liệu được nạo vét để xây dựng các công trình cũng là những "mảnh vụn san hô đã chết".
Quan điểm của Trung Quốc không đáng tin cậy
Tuy nhiên, hãng ABC cho biết tốc độ và quy mô xây đảo nhân tạo của Bắc Kinh trong ba năm qua đã gây ra những quan ngại về ngoại giao và môi trường sinh thải biển ngày càng tăng.
"Một đảo san hô không thể trở về hiện trạng như trước một khi bề mặt của nó được bao phủ bằng bùn và cát để tạo ra một đường băng" - Terry Hughes, một nhà sinh vật học biển tại Đại học James Cook (Úc) cho biết.
"Về mặt khoa học, việc tuyên bố các dự án nạo vét lớn ở biển Đông không có tác động lên môi trường là không đáng tin cậy" – ông Terry Hughes nhấn mạnh. Nói cách khác, việc cải tạo đảo mà Trung Quốc tiến hành thời gian qua gây ra những tác động tiêu cực lớn đối với môi trường.

Các chuyên gia biển trước đó đã cảnh báo rằng những sinh vật góp phần tạo nên sự phong phú của các đảo san hô cùng với các sinh vật biển lớn có thể bị tiêu diệt khi cát được nạo vét từ bên trong các đảo san hô. Tuy nhiên, việc xây dựng của Trung Quốc hiện vẫn không cho thấy dấu hiệu chậm lại.

 
John McManus, một nhà sinh vật học biển thuộc Đại học Miami (Mỹ) nói rằng hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc "đã làm quá trình mất đi vĩnh viễn các bãi san hô diễn ra nhanh nhất trong lịch sử nhân loại". Chuyên gia cho biết bên cạnh khu vực các tiền đồn, một khu vực san hô rộng lớn đã bị tàn phá do việc nạo vét cát để xây đảo.
Trong một nghiên cứu hồi tháng 4-2015 của Trường Quốc tế học S. Rajaratnam (Singapore), nhà khoa học biển Youna Lyons thấy rằng: "Các bãi san hô mà con người không tác động tới nhiều thế kỷ trước đây giờ đã biến mất sau khi Trung Quốc xây đảo nhân tạo".
"Quy mô của việc nạo vét liên tục các đảo, các bãi san hô không có người ở tại biển Đông là chưa từng có trong lịch sử loài người gần đây" – bà Lyons nói.

Tổng thống Obama cảnh báo Trung Quốc

 Ấn Độ có thể trở thành điểm mốc cho ổn định và an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Tổng thống Obama phát biểu như trên trong trả lời phỏng vấn của Tập đoàn truyền thông Ấn Độ PTI ngày 24-1.

Báo Chandigarh Tribune (Ấn Độ) đưa tin Tổng thống Obama ghi nhận: “Chúng ta sẽ tiếp tục mở rộng tập trận chung và hợp tác hàng hải để lực lượng của chúng ta trở nên tương thích hơn. Chúng ta sẽ gia tăng thương mại quốc phòng và sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa để cùng phát triển công nghệ quốc phòng”.

Ông tuyên bố Mỹ và Ấn Độ vừa đạt được một tầm nhìn chung về khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ông nói Mỹ xác nhận Ấn Độ Dương mang tính chất sống còn cho an ninh khu vực và kinh tế thế giới.

Ông cảnh báo Trung Quốc cần tôn trọng luật pháp quốc tế trong giải quyết vấn đề tranh chấp ở biển Đông. Ông nhấn mạnh: “Lợi ích chung của chúng ta là bảo đảm khu vực hòa bình và thịnh vượng, tất cả quốc gia cùng tuân theo một luật lệ phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó bao gồm tự do hàng hải”.

Ông Obama khẳng định với tư cách tổng thống, ông sẽ nỗ lực đổi mới vai trò lãnh đạo của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương vì an ninh và thịnh vượng của khu vực này quan trọng với Mỹ và thế giới. Ông tuyên bố Mỹ sẽ củng cố đồng minh, hiện đại hóa quốc phòng song song với thiết lập quan hệ xây dựng với Trung Quốc, củng cố các định chế khu vực như ASEAN và hội nghị thượng đỉnh Đông Á, đồng thời mở rộng hợp tác với các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ.


Chính phủ Mỹ đóng cửa vì bão tuyết

Văn phòng chính phủ liên bang, trường học ở thủ đô Washington và một số khu vực lân cận trong ngày 25-1 (giờ địa phương) tiếp tục đóng cửa sau khi cơn bão tuyết được đánh giá mạnh nhất trong lịch sử khu vực này quét qua Bờ Đông.

Bão tuyết khiến ít nhất 20 người thiệt mạng và ảnh hưởng trực tiếp đến 85 triệu người tại gần 20 tiểu bang.

Chính quyền thủ đô Washington vẫn duy trì lệnh cấm một số phương tiện như máy bay, xe buýt, tàu điện ngầm tham gia lưu thông, ngoại trừ một vài chuyến tàu được phép chạy từ 7 giờ ngày 25-1.

Cùng ngày, Văn phòng Quản lý Nhân sự Mỹ (OPM) ra thông báo cơ quan chính phủ liên bang và hầu hết trường học sẽ đóng cửa.

Hạ viện Mỹ cũng tạm dừng các cuộc bỏ phiếu đến ngày 1-2, còn Lầu Năm Góc hủy tất cả sự kiện sắp diễn ra.

Dù vậy, người dân ở thủ đô Washington đã bắt đầu đổ ra ngoài đường. Một số người trượt tuyết và sử dụng ván trượt đi tới Đài tưởng niệm Lincoln trước khi lực lượng an ninh xuất hiện yêu cầu đám đông giải tán.

Lượng tuyết đo được tại Vườn thú Quốc gia Washington dày 57 cm và tại Sân bay Quốc tế Baltimore-Washington là 74,2 cm.

Nhiều cơ quan chính phủ liên bang ở Washington đóng cửa hôm 25-1. Ảnh: Reuters
Nhiều cơ quan chính phủ liên bang ở Washington đóng cửa hôm 25-1. Ảnh: Reuters

Ở TP New York, cư dân khu Manhattan thở phào đón những tia nắng đầu tiên hôm 24-1, đồng thời huy động nhân lực kéo những chiếc ô tô bị mắc kẹt trong tuyết lên để sửa sang.

Thị trưởng New York Bill de Blasio cho biết vẫn còn một số khu vực cần dọn dẹp nhưng mọi thứ đều ổn. So với mực tuyết kỷ lục 68,3 cm vào năm 2006, New York năm nay ghi nhận con số cao xấp xỉ: 68 cm ở Công viên Trung tâm vào tối 23-1, theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ.

New York vẫn ban bố tình trạng khẩn cấp... Ảnh: Reuters

New York vẫn ban bố tình trạng khẩn cấp... Ảnh: Reuters

...nhưng người dân bắt đầu ra ngoài vui chơi. Ảnh: Reuters
...nhưng người dân bắt đầu ra ngoài vui chơi. Ảnh: Reuters

13 người thiệt mạng trong các vụ tai nạn do thời tiết xấu ở các bang Arkansas, Bắc Carolina, Kentucky, Ohio, Tennessee và Virginia hôm 24-1. 1 người chết ở bang Maryland và 3 nạn nhân khác ở New York khi đang xúc tuyết. Bang Virginia ghi nhận 2 trường hợp tử vong do hạ thân nhiệt và 1 người ngộ độc khí carbon monoxide (CO) ở bang Pennsylvania.

Thống đốc bang New York Andrew Cuomo đã dỡ bỏ lệnh cấm đi lại trên các tuyến đường trong thành phố và đảo Long Island nhưng vẫn duy trì tình trạng khẩn cấp. Hầu hết các dịch vụ xe buýt và tàu điện ngầm đã khôi phục hoạt động. Thị trường chứng khoán và trường học ở New York cũng lên kế hoạch mở cửa bình thường vào ngày 25-1.

Theo trang web hàng không FlightAware.com, hơn 3.900 chuyến bay bị hủy bỏ vào ngày 24-1 trên toàn nước Mỹ. Khoảng 900 chuyến bay khác dự kiến tạm ngưng lịch trình vào 25-1. Có tới 150.000 người không có điện sử dụng ở bang Bắc Carolina và 90.000 người ở bang New Jersey nhưng hầu hết đều được cấp điện lại vào chiều 24-1.

Sau khi hoành hành ở Mỹ, bão Jonas kèm theo mưa lớn dự kiến kéo đến Anh, buộc nhà chức trách ban bố cảnh báo tại khu vực Tây Bắc, Xứ Wales, phía Nam và Tây Scotland cũng như hạt Yorkshire – nơi bị lũ lụt tàn phá vào mùa đông này.

Cơ quan Môi trường Anh (EA) khuyến cáo người dân ở các khu vực trung du và Tây Bắc chuẩn bị đối phó nguy cơ lũ lụt. Lượng mưa cao nhất ở các nơi chịu ảnh hưởng của bão Jonas dự kiến lên tới 20 cm.

Lũ lụt tán phá hạt Yorkshire mùa đông vừa qua. Ảnh: Telegraph
Lũ lụt tán phá hạt Yorkshire mùa đông vừa qua. Ảnh: Telegraph

Nổ bom phá tường, tù nhân ồ ạt vượt ngục

Ít nhất 60 tù nhân vượt ngục khỏi nhà tù ở TP Recife, thủ phủ bang Pernambuco, miền Đông Brazil, sau khi một quả bom phát nổ đục thủng bức tường nhà giam, đài BBC (Anh) cho biết hôm 25-1.

Theo đài BBC, gần 40 tù nhân bị bắt lại sau một cuộc truy bắt quy mô lớn của cảnh sát hôm 23-1. 2 người thiệt mạng và 1 người bỏ trốn.

Trong khi đó, đài Fox News đưa tin khoảng 100 tù nhân vượt ngục, sau đó 60 người trốn thoát và 40 người bị bắt cùng 2 người thiệt mạng.

Vụ vượt ngục xảy ra tại nhà tù Frei Damiao de Bozanno. Một người đàn ông được nhìn thấy đặt quả bom bên ngoài bờ tường của nhà giam và nhanh chóng rời đi.

Vài giây sau vụ nổ, các tù nhân nhảy qua lỗ hổng trong đám bụi dày đặc và thoát ra ngoài. Tất cả chia nhau chạy vào khu dân cư, trong khi một số tù nhân trốn trong nhà người dân.

qua bom phat no duc thung buc tuong ben ngoai nha giam. anh: twitter

Quả bom phát nổ đục thủng bức tường bên ngoài nhà giam. Ảnh: Twitter

Công đoàn nhà tù Frei Damiao de Bozanno cho biết lúc xảy ra vụ nổ, chỉ có một nửa tháp canh có nhân viên bảo vệ túc trực vì họ đang thiếu nhân lực. Nhà tù cần khoảng 5.000 lính canh nhưng hiện tại chỉ có 1.500 người làm công tác an ninh.

Ngoài ra, nơi này đang giam giữ gấp 4 lần số tù nhân so với quy mô phòng giam được xây dựng. Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) năm 2015 thống kê các nhà tù ở bang Pernambuco được thiết kế để chứa 10.500 tù nhân nhưng con số này đã lên tới 32.000 người, buộc nhiều tù nhân ngủ trên sàn nhà. Đây là tình trạng phổ biến tại các nhà tù trên khắp Brazil, theo công đoàn nhà tù.

Trước đó, hôm 20-1, 53 người cũng vượt ngục khỏi một nhà tù ở ngoại ô TP Recife. Cảnh sát tìm thấy 13 tù nhân, trong khi số còn lại mất tích. Trong vòng 1 tuần, chính quyền TP Recife ghi nhận 2 vụ vượt ngục khiến người dân hoang mang.


Mỹ: Truy bắt khẩn cấp tù nhân gốc Việt vượt ngục

Một nghi phạm giết người cùng 2 tù nhân khác đang bị truy bắt tại bang California – Mỹ sau khi vượt ngục khỏi nhà tù Hạt Orange bằng cách cắt chấn song thép.

Chính quyền bang California đang truy bắt Hossein Nayeri, 37 tuổi, Jonathan Tieu, 20 tuổi, và Bac Duong, 43 tuổi. 3 tên này ở cùng nhau trong tù.

Theo cảnh sát trưởng Sandra Hutchens, ba tên này được nhìn thấy lần cuối vào sáng sớm 22-1. Hiện cuộc truy bắt đã bước vào ngày thứ ba.

tu trai qua: hossein nayeri, jonathan tieu, bac duong. anh: orange county sheriff’s department.

Từ trái qua: Hossein Nayeri, Jonathan Tieu, Bac Duong. Ảnh: Orange County Sheriff’s Department.

Bà Hutchens cho hay ba tên này là “những tên tội phạm nguy hiểm”. Tên Nayeri, gốc Iran, bị kết tội bắt cóc và tra tấn người khác. Hắn bị giam giữ từ hồi tháng 9 năm 2014 sau khi bị FBI bắt tại thủ đô Prague – Cộng hòa Séc.

Jonathan Tieu ngồi tù từ tháng 10-2013 với tội giết người mà cơ quan chức năng tin là liên quan đến tội phạm có tổ chức. Bac Duong (đài CNN nêu tên hắn là Bac Tien Duong) vào tù tháng trước với tội danh cố sát. Hai tên này đều là người gốc Việt.

Ba phạm nhân trên đã cắt đứt chấn song thép, trèo lên nóc nhà tù bằng ống dẫn nước và tẩu thoát qua chỗ đoạn rào thép gai bị hư. Theo cảnh sát trưởng hạt Orange, ông Jeff Hallock, chúng đã dùng khăn lông và ga trải giường bện thành "dây thừng" để tuột xuống đường.

Ông Hallock cho hay: “Rõ ràng đây là kế hoạch vượt ngục được chuẩn bị rất nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Chúng rất tinh vi”.

nha tu noi giam giu ba pham nhan. anh: orange county sheriff’s department.

Nhà tù nơi giam giữ ba phạm nhân. Ảnh: Orange County Sheriff’s Department.

noi 3 pham nhan tren tau thoat. anh: orange county sheriff’s department

Nơi 3 phạm nhân trên tẩu thoát. Ảnh: Orange County Sheriff’s Department

anh: orange county sheriff’s department.

Ảnh: Orange County Sheriff’s Department.

Theo ông Hallock, ba tên này có thể đem theo vũ khí nhưng ông từ chối tiết lộ phương tiện chúng sử dụng để di chuyển. Cảnh sát cũng đang điều tra xem liệu 3 phạm nhân này có được trợ giúp từ bên trong để vượt ngục hay không.

Chính quyền bang đang treo thưởng 50.000 USD cho bất cứ ai cung cấp thông tin về 3 phạm nhân vượt ngục trên.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục