tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 27-01-2016

  • Cập nhật : 27/01/2016

Trung Quốc điều thêm tàu hộ vệ tên lửa xuống Biển Đông

Trung Quốc vừa bàn giao thêm cho Hạm đội Nam Hải tàu hộ vệ tên lửa kiểu mới Type 056A với mục đích "tăng cường khả năng chiến đấu" tại khu vực Biển Đông.
tau ho ve ten lua type 056a kinh mon 506 cua trung quoc. anh: tiexue.net

Tàu hộ vệ tên lửa Type 056A Kinh Môn 506 của Trung Quốc. Ảnh: Tiexue.net

Trang diễn đàn quân sự của Tiexue.net của Trung Quốc ngày 26/1 cho hay tàu hộ vệ Type 056A mang tên Kinh Môn 506 được bàn giao tại một quân cảng của Hạm đội Nam Hải hôm 24/1.

Tàu chiến kiểu mới này do Trung Quốc tự nghiên cứu và chế tạo, có chiều dài gần 89 m, rộng hơn 11 m, mớn nước 4 m, lượng giãn nước 1.300 tấn và sử dụng động cơ đẩy diesel, tốc độ tối đa hơn 55 km/h, có thể hoạt động liên tục hơn 5.600 km. Thủy thủ đoàn trên tàu gồm 75 người.

Tàu Kinh Môn 506 được trang bị một hệ thống phòng không tầm thấp FL-3000 với 8 quả tên lửa, một pháo hạm nòng đơn 76 mm kiểu PJ26, hai pháo hạm điều khiển từ xa 30 mm, hai bệ phóng tên lửa chống hạm YJ-83, hai cụm ống phóng ngư lôi hạng nhẹ.

Type 056A là lớp tàu hộ vệ hạng nhẹ của Trung Quốc, có thể trang bị nhiều loại vũ khí, khả năng tàng hình tốt, độ tích hợp thông tin hóa cao. Loại tàu này còn có các ưu điểm khác như chi phí chế tạo khá thấp, bảo trì, vận hành đơn giản. Tàu chủ yếu sử dụng trong tác chiến, tuần tra, cảnh giới, hộ tống ngư dân, hoạt động độc lập hoặc hiệp đồng với lực lượng khác thực hiện các nhiệm vụ như tác chiến chống tàu ngầm.

Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc phụ trách hoạt động ở khu vực Biển Đông. Gần đây, hải quân Trung Quốc đã tăng cường đầu tư cho hạm đội này, liên tục bổ sung các tàu chiến, tàu hộ vệ tên lửa mới để hoạt động ở Biển Đông. Hạm đội này có căn cứ tại đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Trong hai năm qua, Trung Quốc đã thực hiện các dự án bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo phi pháp trên các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ quân sự hóa các đảo nhân tạo này. Việt Nam và cộng đồng quốc tế đã lên án, phản đối các hoạt động phi pháp này của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.


IS có thể đang chuẩn bị tấn công quy mô vào châu Âu

Giám đốc cơ quan Cảnh sát châu Âu cảnh báo nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã sẵn sàng cho một cuộc tấn công mới với quy mô lớn vào châu Âu.
giam doc co quan canh sat chau au (europol). anh: ap

Giám đốc cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol). Ảnh: AP

"Các chuyên gia của chúng tôi tin rằng IS đã chuẩn bị kĩ lưỡng và có khả năng đang lên kế hoạch tấn công lớn hơn nữa vào các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp", Challenges ngày 25/1 dẫn lời ông Rob Wainwright, giám đốc cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) cho biết.

Theo bản báo cáo chính thức của cuộc hội thảo bao gồm 28 quốc gia châu Âu được công bố tuần trước, IS đã rút được nhiều kinh nghiệm từ loạt tấn công khủng bố đẫm máu vào thủ đô Paris hồi giữa tháng 11/2015.

IS có thể tổ chức tấn công quy mô tại nhiều địa điểm vào bất cứ khi nào nhờ sự giúp đỡ của những kẻ "sùng bái" IS tại chính các quốc gia châu Âu.

Các chỉ huy của IS tỏ ra rất linh động trong việc lựa chọn các mục tiêu tấn công để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan điều tra nhằm phát hiện và ngăn ngừa thành công các âm mưu khủng bố.

Ông Wainwright cũng khẳng định chính phủ các quốc gia châu Âu đang làm tất cả để ngăn chặn nguy cơ này. Một cơ quan chống khủng bố mới của châu Âu đã được thành lập và ra mắt ngày 25/1 tại Amsterdam, Hà Lan, có nhiệm vụ điều phối các hoạt động điều tra, ngăn ngừa, can thiệp chống khủng bố của 28 nước thành viên.


Úc sẽ tập trận 'tự do hàng hải' gần đảo nhân tạo ở biển Đông?

Úc đang cân nhắc những rủi ro và lợi ích khi tiến hành một cuộc tập trận quân sự "tự do hàng hải' của riêng nước này gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở biển Đông.
The Australian cho hay Ủy ban An ninh Quốc gia của Nội các chính phủ Úc đã được thông báo và thảo luận một loạt các bước chiến lược liên quan đến hành động quyết đoán như trên.
Tờ báo dẫn các nguồn lân cận với chính phủ Úc cho biết các kế hoạch như vậy là một phần nội dung trong những cuộc thảo luận của Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull trong chuyến thăm gần đây của ông tới Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Úc chưa chính thức đưa ra quyết định này.

The Australian cho biết Bắc Kinh đã "biến" các bãi san hô thành đảo vĩnh viễn, thậm chí cho xây dựng đường băng, bến cảng và căn cứ quân sự trên những đảo nhân tạo này. Nhiều nước trong và ngoài khu vực đã lên án mạnh mẽ động thái trên nhưng Trung Quốc cho đến nay vẫn không cho thấy dấu hiệu chậm lại.

tau khu truc uss lassen cua my hoi thang 10-2015 da tien hanh ap sat mot trong cac dao nhan tao trung quoc xay dung trai phep o bien dong. (anh: aap) 

Tàu khu trục USS Lassen của Mỹ hồi tháng 10-2015 đã tiến hành áp sát một trong các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở biển Đông. (Ảnh: AAP) 

Hồi tháng 10-2015, Hải quân Mỹ đã đưa tàu khu trục USS Lassen tới biển Đông và đã tiến hành tuần tra "tự do hàng hải" trong phạm vi 12 hải lý quanh một trong các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép trong một động thái nhằm thách thức các tuyên bố chủ quyền vô lý của Bắc Kinh.

Theo The Australian, Úc hiện đang "trong tư thế sẵn sàng hành động". Tờ báo cho biết các cuộc tuần tra của Úc ở biển Đông không phải chưa từng có. Máy bay của Không quân Hoàng gia Úc (RAAF) thường xuyên hoạt động ngoài căn cứ không quân Butterworth ở Malaysia để giúp giám sát khu vực biển Đông.

Hồi tháng 11-2015, một máy bay của RAAF là PC-3 Orion đã tiến hành một "cuộc tuần tra như thường lệ" gần các công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. 

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) sau đó đáp lại: "Sẽ thật đáng tiếc nếu một ngày nào đó có một chiếc máy bay rơi khỏi bầu trời và nó là máy bay của Úc".


'Tạo khủng hoảng': Nước cờ của Trung Quốc tại Senkaku

Trong khi vẫn đang rầm rộ hoạt động tại biển Đông, giờ đây Trung Quốc bắt đầu có những động thái trở lại với tham vọng tại Senkaku/ Điếu Ngư và biển Hoa Đông khiến Nhật Bản lo ngại.
Tờ Wall Street Journal bình luận, Trung Quốc có thói quen hướng sự chú ý của quốc tế đến một khu vực và “thao diễn” ở một nơi khác. Trong năm nay Bắc Kinh đã hạ cánh máy bay trên đảo nhân tạo xây trái phép tại biển Đông và di chuyển một giàn khoan dầu vào vùng biển ngoài khơi Việt Nam. Nhưng trong khi các hoạt động này vẫn tiếp tục, Mỹ, Nhật và các đồng minh cũng cần phải để mắt đến các hành động khác của Trung Quốc tại quần đảo Senkaku.

Quần đảo Senkaku là đối tượng tranh chấp giữa hai nước Trung Quốc và Nhật Bản từ năm 2010. Nhật Bản trước đây từng tuyên bố chủ quyền trên quần đảo, đến năm 1970 thì Bắc Kinh đồng ý. Tuy nhiên, sau khi có báo cáo lượng dự trữ dầu trong khu vực, thấy được tầm quan trọng đối với chiến lược biển của mình, Trung Quốc cũng bắt đầu tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo.

Kể từ đó, sự cố giữa tàu Trung Quốc và Nhật Bản trong vùng biển leo thang. Năm 2013, một tàu khu trục nhỏ của Trung Quốc từng khóa mục tiêu, nhắm vào một tàu khu trục Nhật Bản đang tuần tra. Nhiều tuần trước, một tàu “hải giám” Trung Quốc trang bị vũ khí hạng nặng xuất hiện tại Senkaku. Biển Đông có thể địa điểm tiếp theo cho sự bành trướng của Trung Quốc đối với các nước láng giềng. Xung đột vũ trang là có thể xảy ra.

Các học giả Trung Quốc cho rằng một “cuộc khủng hoảng" có thể là cần thiết để giải quyết các tranh chấp về quần đảo Senkaku. Người Trung Quốc nghĩ nếu họ có thể tạo ra tình huống leo thang đối đầu đẩy hai bên tới bờ vực chiến tranh, người Nhật sẽ chấp nhận rút lui và tìm kiếm giải pháp ngoại giao, đặc biệt là khi họ cảm thấy khó trông chờ vào hỗ trợ quân sự từ Mỹ.

 may bay giam sat p-3c cua nhat ban tai quan dao senkaku. anh: kyodo

 Máy bay giám sát P-3C của Nhật Bản tại quần đảo Senkaku. Ảnh: Kyodo

Bắc Kinh những năm gần đây đã tăng số lượng máy bay và "tàu nghiên cứu" tại vùng đảo tranh chấp, tận dụng xung đột leo thang để biến vùng biển thành vùng tranh chấp bất chấp phản đối của Nhật Bản.

Trung Quốc xưa nay vẫn khăng khăng nhấn mạnh mong muốn có quan hệ gần gũi với Nhật Bản. Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gặp nhau hai lần kể từ năm 2014. Một phát ngôn viên của Abe ghi nhận tại G-20 họp thượng đỉnh gần đây nhất mà "quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc đang cải thiện dần dần." Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản để giúp cải thiện quan hệ song phương.
Tuy nhiên, Bắc Kinh có thói quen “lời nói không đi đôi với hành động”. Khủng hoảng kinh tế khiến Trung Quốc sa lầy, Bắc Kinh lặp lại nước cờ sử dụng Chủ nghĩa dân tộc, dựng nên những “kẻ thù nước ngoài” để có được sự ủng hộ của nhân dân. Một cuộc đối đầu có thể bắt đầu với những "tai nạn" trên biển hoặc việc bắn "tự vệ", sau đó là điều động hàng loạt tàu và máy bay bảo vệ “tài sản” tại vùng tranh chấp đang bị đe dọa. 

Khi lực lượng quân sự leo thang căng thẳng, các nhà ngoại giao quốc tế sẽ kêu gọi hai bên kiềm chế và rút lui. Kết quả là các tuyên bố ngoại giao của Trung Quốc được tăng cường và giữ vững. Bởi nếu Trung Quốc “im hơi lặng tiếng” thì sẽ bị xem là chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản. 

Một nguyên nhân khác tiềm tàng cho những rắc rối là Tổng thống Barack Obama sẽ sớm hoàn thành nhiệm kỳ, Trung Quốc phát hiện rằng ông Obama có xu hướng tránh đối đầu trực tiếp trong giải quyết các tranh chấp. Nếu sự cố giữa tàu Trung Quốc và Nhật Bản đã leo thang thành xung đột vũ trang, Bắc Kinh cho rằng Washington sẽ gây áp lực lên Tokyo vì không muốn tạo xung đột với Trung Quốc trước bầu cử tổng thống Mỹ. 

Liệu Bắc Kinh sẽ liều lĩnh sử dụng đối đầu quân sự để đạt được mục tiêu của mình ở biển Đông? Rất có thể. Ông Tập sẽ không phải là chính khách đầu tiên sử dụng một cuộc chiến tranh ngắn hạn để đạt được mục tiêu chính trị. 
Anwar Sadat của Ai Cập đã làm như vậy trong năm 1973 trong cuộc chiến tranh Yom Kippur khi tạo nên một cuộc xung đột không thể giành chiến thắng quân sự nhưng lại có khả năng làm biến đổi hiện trạng tranh chấp chính trị đang đình trệ. Sadat dự đoán Mỹ và các nước sẽ yêu cầu ngưng chiến và sử dụng đàm phán để giải quyết vấn đề. Và sự việc chính xác đã diễn ra như vậy. Trung Quốc có thể sẽ có nước đi tương tự, tạo ra leo thang chiến tranh, nhanh chóng kết thúc nó. Kêu gọi trọng tài quốc tế và giành phần thắng chính trị về phía mình.
Hiện tại biển Đông đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Một trong những vấn đề quan trọng là niềm tin giữa Nhật Bản và đồng minh Mỹ. Đối với Trung Quốc, làm xấu đi mối quan hệ Nhật - Mỹ và phá vỡ nền tảng hiện diện của Mỹ ở châu Á bằng các nước cờ của mình sẽ là mục tiêu vô cùng quan trọng.

Mỹ tố Putin nhận du thuyền 25 triệu bảng của Abramovich

Tối 25-1, theo một bộ phim tài liệu, Tổng thống Nga Putin đang sở hữu một khối tài sản khổng lồ, bao gồm một chiếc du thuyền 25 triệu bảng do tỉ phú Abramovich tặng, theo Telegraph.
Cáo buộc do một quan chức hàng đầu của Mỹ tung ra. Quan chức này còn tố cáo ông Putin tham nhũng, biển thủ tài sản quốc gia và cổ súy chủ nghĩa gia đình trị.
Tuy tin đồn Tổng thống Putin giàu sụ do tham nhũng luôn đã tồn tại nhiều năm qua nhưng vẫn chưa hề có chứng cứ thuyết phục cho tin đồn này. Ông Putin luôn nói rằng những tin đồn về tài sản của ông là “rác rưởi không giá trị”.
Tuy nhiên, một phim tài liệu mới được phát trên kên BBC One tonignt ngày 25-1 đã chỉ ra rằng ông Putin thiết lập một hệ thống phức tạp để “che dấu sự giàu có của mình”.
Cụ thể, Tổng thống Nga đã ém nhẹm nguồn gốc của du thuyền Olympia cao cấp rộng 57 m. Ông Dmitry Skarga, cựu lãnh đạo của công ty vận chuyển tiết rộ rằng ông là người đã vận chuyển món quà đắt giá của tỉ phú Abramovich tặng Tổng thống Nga qua một trung gian. 

“Thông qua các nhân viên của mình, tỉ phú Abramovich đã tặng chiếc du thuyền cho ông Putin”, Ông Skarga nói với BBC. Ông này còn cáo buộc rằng chiếc du thuyền này được vận hành bằng tiền của nhà nước nhưng lại thuộc tài sản cá nhân của ông Putin.

tong thong nga bi cao buoc nhan du thuyen 25 trieu bang cua ti phu abramovich - (nguon anh: reuters) 

Tổng thống Nga bị cáo buộc nhận du thuyền 25 triệu bảng của tỉ phú Abramovich - (Nguồn ảnh: Reuters) 

Ông Adam Szubin, một quan chức giám sát ở Kho bạc Mỹ nói trong phim tài liệu rằng ông tin rằng ông Putin tham nhũng và Mỹ biết điều này đã “nhiều năm qua”.

“Ông ta làm giàu cho đồng minh, bạn bè và cả những người ông không coi là bạn bằng cách sử dụng tiền của quốc gia. Dù Nga giàu có về tài nguyên năng lượng và có nhiều hợp đồng lớn nhưng ông chỉ đưa những hợp đồng này cho những người phục tùng ông ta và loại trừ những người chống đối. Với tôi, đó là một bức tranh tham nhũng” - ông Szubin nói trên BBC tối 25-1. 
Ông Szubin từ chối tiết lộ về tài sản của ông Putin nhưng ông tin rằng tiền lương công khai của Tổng thống Nga Putin “chỉ là “muối” trong “bể” gia tài thực của Tổng thống Nga”.
Điện Kremlin nói rằng không cần phải trả lời những câu hỏi liên quan đến chương trình của BBC là vì “đó hoàn toàn là hư cấu”. Trong khi đó, luật sư của tỉ phú Abramovich cáo buộc những thông tin về du thuyền là “vô căn cứ” và “chẳng khác nào những tin đồn và suy luận hỗn loạn.”
Năm 2007, ông Stanislav Belkovsky, một chính trị Nga tiết lộ rằng ông Putin sở hữu tài sản 40 tỉ đôla nhờ sở hữu cổ phần trong ba công ty năng lượng. Năm 2015, ông Bill Browder, Chủ tich một quỹ đầu tư tiết lộ rằng Tổng thống Nga có tài sản trị giá 200 triệu đôla - con số này đủ để ông Putin trở thành người giàu nhất thế giới.
Năm 2014, chính phủ Mỹ nói rằng ông Putin bí mật đầu tư vào lĩnh vực năng lượng nhưng không nói rõ giá trị đầu tư. Mỹ chưa bao giờ công khai tố Putin tham nhũng.
Hầu hết những thông tin trên được đưa ra không kèm theo bằng chứng và người phát ngôn của Tổng thống Nga luôn cho rằng những thông tin đó “hoàn toàn là rác”.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục