tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 30-08-2015

  • Cập nhật : 30/08/2015

Biên giới Ấn Độ-Pakistan tăng nhiệt: Đụng độ, thương vong

Theo Pakistan, vụ đụng độ xảy ra tại các ngôi làng gần  TP Sialkot ở tỉnh Punjab trong khi Ấn Độ kiên quyết binh sỹ Pakistan đã khai hỏa vào những khu vực ở bang Jammu và Kashmir của nước này.

Đoạn video được quay lại cho thấy cảnh sát phá hoại các xe đậu dọc đường khi thủ lĩnh biểu tình Hardik Patel bị bắt khiến người dân xuống đường phản đối. Cuộc biểu tình bạo lực trong tuần đã khiến ít nhất 9 người thiệt mạng, gồm 1 cảnh sát.

khoang 70 xe buyt bi dot chay trong cuoc bieu tinh bao luc tai an do. anh: reuters

Khoảng 70 xe buýt bị đốt cháy trong cuộc biểu tình bạo lực tại Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Phát biểu với báo giới, một sĩ quan an ninh cấp cao Pakistan cho biết các binh sĩ Ấn Độ đã liên tục nã đạn pháo từ lúc 3h giờ địa phương (22h GMT ngày 27-8) khiến các binh sĩ nước này buộc phải đáp trả.

Quân đội Pakistan cho hay vụ đụng độ bạo lực khiến 6 người thiệt mạng và 46 người khác bị thương ở khu vực biên giới nước này.

Đây là con số dân thường thương vong lớn nhất bên phía Pakistan chỉ trong một ngày đấu pháo trong những tuần gần đây.

Trong khi đó, ông Pawan Kotwal, một quan chức thuộc Lực lượng An ninh Biên giới Ấn Độ (BSF) đã lên tiếng cáo buộc Pakistan vô cớ nã nạn pháo vào dân thường và cho biết có 3 người thiệt mạng và 8 người khác bị thương ở phía Ấn Độ.

Vụ việc xảy ra chưa đầy tuần sau khi các cuộc đàm phán cấp cao về khu vực tranh chấp Kashmir mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền bị tan vỡ vào phút chót.

Ngày 28/8, Pakistan đã triệu Cao ủy Ấn Độ tới để trao công hàm phản đối vụ pháo kích qua biên giới vào sáng cùng ngày, gây thương vong cho cả phụ nữ và trẻ em.

Bộ Ngoại giao Pakistan ra tuyên bố: "Khi lên án hành động của Ấn Độ nhằm vào dân thường, Chính phủ Pakistan đã bày tỏ vô cùng quan ngại trước tình trạng thù địch tiếp diễn tại Ranh giới kiểm soát thực tế (LoC) và khu vực biên giới tạm thời" giữa Ấn Độ và Pakistan."

Trước đó, từ hồi tháng 7, khu vực biên giới giữa hai nước đang ngày càng nóng lên bởi các vụ đọ súng, pháo kích quanh khu vực tranh chấp Kashmir.

Hôm 16-17/7, ít nhất đã có 5 người dân thường thiệt mạng và 9 người bị thương sau khi Islamabad cáo buộc phía New Delhi “vô cớ tấn công” trong vụ nã pháo vào nhiều ngôi làng gần TP.Sialkot, miền đông Pakistan.

Trong khi đó, BSF tố lính Pakistan bắn vào một đồn an ninh cũng như pháo kích một ngôi làng làm 1 phụ nữ thiệt mạng và 4 người bị thương, trong đó có 1 binh sĩ Ấn Độ

Pakistan ngày 15/7 còn thông báo quân đội nước này đã bắn hạ một máy bay không người lái (UAV) của Ấn Độ bay sang khu vực Kashmir do Islamabad kiểm soát. New Delhi đã bác bỏ cáo buộc này, đồng thời khẳng định không có UAV nào của mình “vượt sang lãnh thổ Pakistan”.

Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar tuyên bố sau một cuộc họp khẩn rằng tất cả đều là "sự khơi mào của lính Pakistan".

Ông còn cho biết, UAV mà Pakistan tuyên bố bắn rơi không phải mẫu thiết kế của nước ông và có vẻ là do Trung Quốc chế tạo. Đồng thời tuyên bố thêm quân đội nước này sẵn sàng “đáp trả mạnh mẽ và hiệu quả mọi hành động khiêu khích”.


Nga, Trung Quốc triển khai máy bay do thám không người lái

Nga và Trung Quốc đang triển khai loạt máy bay do thám không người lái hiện đại có chức năng tìm kiếm, xác định và thậm chí tiêu diệt máy bay tác chiến của đối thủ.

dai bang thieng lieng (divine eagle) - may bay khong nguoi lai cua trung quoc. anh: defenceblog

Đại bàng Thiêng Liêng (Divine Eagle) - máy bay không người lái của Trung Quốc. Ảnh: defenceblog

Trang mạng The National Interest cho hay Đại bàng Thiêng Liêng (Divine Eagle) - tên chiếc máy bay không người lái của Trung Quốc - được cho là có khả năng chiến đấu từ xa ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Loạt máy bay này thậm chí còn có khả năng chống máy bay B-52 hay tàu chiến DDG-1000.

“Lực lượng Không quân Trung Quốc có thể nhanh chóng đánh chặn máy bay tàng hình, tên lửa và tàu của đối phương trước khi chúng tiếp cận lãnh thổ nước này” - tờ Popular Science cho biết.

Trong khi đó, Nga vừa ra mắt mẫu thử nghiệm loạt máy bay do thám và chưa đặt tên chính thức cho chúng.

Theo Flight Global, loạt máy may này được trang bị hệ thống radar UHF và X-band để có thể xác định và nhận diện máy bay tàng hình. Ngoài ra, hệ thống điện tử được lắp đặt trên máy bay cũng được thiết kế để tạo ra các mục tiêu giả làm chệch hướng tấn công của tên lửa đất đối không từ đối thủ.

Các chuyên gia nhận định, một khi hệ thống này được Nga - Trung phát triển thành công, nó sẽ trở thành đối thủ đáng gờm nhất đối với hoạt động quân sự của Mỹ cùng đồng minh trong thời gian tới.


Trung Quốc xây dựng các nhà máy ximăng ở một số nước châu Phi

Ngày 26/8, Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Quốc tế Sinoma (Trung Quốc) đã ký một thỏa thuận trị giá 1,48 tỷ USD với Tập đoàn ximăng Dangote có trụ sở tại Nigeria để xây dựng các nhà máy ximăng tại một số nước châu Phi.

anh minh hoa. (nguon: buna.biz)

Ảnh minh họa. (Nguồn: buna.biz)

Theo thỏa thuận, những nhà máy xi măng mới sẽ được xây dựng tại Ethiopia, Kenya, Zambia, Senegal, Niger, Mali, Cameroon, Cote d'Ivoire, Ghana và Nepal. Dự kiến, những nhà máy này sẽ góp thêm 25 triệu tấn ximăng vào sản lượng gần 50 triệu tấn ximăng hiện nay của Dangote.

Phát biểu với báo giới trong lễ ký kết thỏa thuận tại thành phố Lagos (Nigeria), Chủ tịch Tập đoàn Dangote Aliko Dangote cho biết các nhà máy ximăng trên dự kiến được hoàn thành trong 30 tháng.

Động thái này nằm trong kế hoạch của tập đoàn nhằm nâng tổng sản lượng ximăng lên 100 triệu tấn vào năm 2020. Ngoài ra, dự án sẽ thúc đẩy kinh tế của các nước có nhà máy thông qua việc tạo ra nhiều việc làm.

Dangote là một trong những tập đoàn lớn nhất tại châu Phi hoạt động trong lĩnh vực ximăng, thực phẩm, và bất động sản. Sinoma đã hợp tác với Dangote từ năm 2008 thông qua việc xây dựng hơn 10 nhà máy ximăng tại các nước châu Phi.


Hàng nghìn người biểu tình đòi thủ tướng Malaysia từ chức

Hàng nghìn người Malaysia hôm nay mặc áo vàng, tập trung tại thủ đô để tổ chức biểu tình yêu cầu thủ tướng nước này từ chức trước các nghi vấn tham nhũng.
doan nguoi bieu tinh tap trung tai thu do kuala lumpur, malaysia. anh: ap

Đoàn người biểu tình tập trung tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AP

Đám đông không hề nao núng trước sự hiện diện của lực lượng cảnh sát sau khi nhà chức trách Malaysia tuyên bố biểu tình là bất hợp pháp, đồng thời chặn trang web cũng như cấm sử dụng biểu tượng của Bersih, nhóm dân quyền đứng ra tổ chức sự kiện lần này, theo AP.

Những người biểu tình đồng loạt mặc áo phông màu vàng đặc trưng của Bersih và đeo băng đầu, tụ tập tại 5 địa điểm khác nhau, cùng tuần hành về khu vực quanh Quảng trường Độc lập, nơi diễn ra các hoạt động chào mừng Ngày Quốc khánh Malaysia vào 31/8 tới đây.

Ngoài việc đòi Thủ tướng Najib Razak từ chức, cuộc biểu tình, dự kiến kéo dài qua đêm, cũng yêu cầu cải cách thể chế nhằm làm cho chính phủ trở nên minh bạch và có trách nhiệm với người dân hơn.

Một số nhà hoạt động mang các tấm bảng ghi dòng chữ "chúng tôi sẽ không im lặng", trong khi số khác hô to tên của nhóm Bersih và vẫy cờ Malaysia.

Lực lượng cảnh sát chống bạo động đã được triển khai phong tỏa các con đường dẫn vào quảng trường.

Phản ứng trước làn sóng phản đối từ những người biểu tình áo vàng, ông Najib lên án hành động này là làm mất uy tín của đất nước, "vẽ than đen nguệch ngoạc lên bộ mặt của Malaysia trước toàn thế giới".

Ông Najib hiện phải nhận nhiều lời chỉ trích và đứng trước nguy cơ bị cáo buộc hình sự liên quan đến vụ việc hàng trăm triệu USD được chuyển vào tài khoản cá nhân của ông từ quỹ đầu tư quốc gia 1 Malaysia Development Bhd (1MDB).

1MDB được ông Najib thành lập hồi năm 2009 để phát triển các ngành công nghiệp mới, đã có tổng số nợ lên đến hơn 11 tỷ USD sau khi các dự án năng lượng ở nước ngoài thất bại. Thủ tướng Najib từ hồi tháng 3 được cho là nằm trong danh sách những người bị lực lượng đặc nhiệm điều tra trong vụ việc liên quan đến quỹ 1MDB.


Nhật Bản bùng phát bạo lực liên quan đến băng đảng Yakuza

Cảnh sát Nhật Bản đối mặt với đợt bùng phát bạo lực mang tính thanh trừng nội bộ băng đảng tổ chức Yakuza lớn nhất nước này là Yamaguchi-gumi.

“ong trum” shinobu tsukasa cua yamaguchi-gumi, bang yakuza lon nhat nuoc nhat - anh: afp

“Ông trùm” Shinobu Tsukasa của Yamaguchi-gumi, băng Yakuza lớn nhất nước Nhật - Ảnh: AFP

Hiện băng đảng có tới 23.000 thành viên, hoạt động gần như trên khắp cả nước Nhật này vẫn nằm dưới sự cai quản của ông trùm Shinobu Tsukasa, 73 tuổi. Năm 2011, Tsukasa được trả tự do sau khi chấp hành xong án phạt 6 năm tù giam vì tội sở hữu súng quân dụng trái phép.

Tờ The Guardian của Anh dẫn nguồn tin từ cảnh sát Nhật cho biết hơn mười băng nhóm có liên hệ với Yamaguchi-gumi đã tách ra và thành lập một nhóm mới nhằm phản đối sự áp đặt hà khắc của Tsukasa.

Truyền thông Nhật Bản cho hay cảnh sát đang phải nỗ lực ngăn chặn đụng độ giữa nhóm ly khai mới và hơn 20 băng nhóm khác trung thành với Tsukasa.

Cảnh sát lo sợ một kịch bản tương tự những năm 1980 có thể lặp lại khi các cuộc thanh trừng băng đảng Yakuza khiến 20 người chết và hàng trăm người bị bắt.

Tại Nhật Bản, các thành viên thuộc Yakuza không được xem là phần tử bất hợp pháp. Số lượng thành viên của những tổ chức này đang giảm trong những năm gần đây, xuống còn dưới 60.000 thành viên năm 2013.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục