tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 22-01-2016

  • Cập nhật : 22/01/2016

Tổng thống Putin kêu gọi dân Do Thái nhập cư vào Nga

Trong cuộc họp với các thành viên Quốc hội Do Thái tại châu Âu (ECJ), Tổng thống Nga Vladimir Putin đề nghị người Do Thái nên nhập cư vào Nga để tránh tình trạng bị phân biệt đối xử tại châu Âu. 

tong thong nga putin hoi dam cung cac thanh vien quoc hoi do thai tai chau au ngay 19-1 - anh: rt

Tổng thống Nga Putin hội đàm cùng các thành viên Quốc hội Do Thái tại châu Âu ngày 19-1 - Ảnh: RT

“Người Do Thái hãy đến với chúng tôi” - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, nhấn mạnh rằng nước Nga luôn rộng tay đón nhận người dân nước này.

“Họ (người Do Thái) đã rời khỏi đất nước chúng tôi trong suốt kỷ nguyên Xô viết, giờ đây họ nên quay trở lại”, ông nói.

Theo hãng tin RT ngày 20-1, lời đề nghị trên được đưa ra ngay trong cuộc thảo luận giữa các thành viên Quốc hội Do Thái tại châu Âu và Tổng thống Putin, trong bối cảnh làn sóng chống đối dân Do Thái tại châu Âu ngày càng dâng cao.

Hãng tin RT dẫn lời Chủ tịch ECJ Viatcheslav Kantor cho biết trong thời điểm hiện tại, người Do Thái tại châu Âu đang phải đối mặt với sự phân biệt đối xử tồi tệ nhất kể từ khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc.

Theo ước tính của ông Kantor, trong những năm gần đây, các cuộc chống đối người dân Do Thái ở châu Âu tăng lên đến 40% mỗi năm. Ông cho biết sự việc bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, bị cho là do giới kinh doanh Do Thái gây ra.

Theo ông Kantor, sự suy giảm kinh tế trầm trọng đã dẫn đến sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc, kéo theo chủ nghĩa bài ngoại và phân biệt chủng tộc. Ông nói rằng các tổ chức cực hữu “mọc lên như nấm” ở Pháp, Đức, Anh, Hy Lạp, Hungary, Thụy Điển và Italy.

Hơn nữa, sự gia tăng của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo ở châu Âu cũng đang khiến hàng loạt người dân Do Thái phải rời khỏi các quốc gia thuộc khối EU.

“Tại sao người Do Thái lại chạy trốn khỏi châu Âu? Họ chạy trốn… không phải chỉ vì các hoạt động khủng bố nhằm vào cộng đồng của họ ở Toulouse, Brussels, Paris, Copenhagen, hay Marseilles, mà còn vì nỗi sợ hãi phải xuất hiện trên bất cứ đường phố nào ở châu Âu” - ông nói.


Đòn không kích của Nga tạo lợi thế trên bàn đàm phán

Với những thành quả đạt được trên chiến trường, Nga và chính phủ Syria sẽ không dễ dàng nhượng bộ trước phương Tây trên bàn đàm phán hòa bình.
binh si quan doi chinh phu syria na phao trong tran chien gan latakia. anh: ap

Binh sĩ quân đội chính phủ Syria nã pháo trong trận chiến gần Latakia. Ảnh: AP

Chiến dịch không kích của Nga ở Syria trong thời gian qua đã giúp quân đội chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad giành được những thắng lợi trên thực địa, đủ để gây sức ép đáng kể cho Mỹ và các nước phương Tây trên bàn đàm phán hòa bình dự kiến vào ngày 25/1 tới nhằm tìm giải pháp cho cuộc xung đột ở mảnh đất Trung Đông này, theo Washington Post.

Các chiến thắng này có quy mô nhỏ, rất vất vả để giành được và nhìn chung không mang lại quá nhiều lợi thế về mặt lãnh thổ, nhưng nó cho thấy quân đội của ông Assad không hề suy yếu và "sắp sụp đổ" như những gì Mỹ và các đồng minh vẫn hy vọng.

Các cuộc không kích suốt hơn 4 tháng qua của Nga đã phát huy hiệu quả đến mức nhiều nhà quan sát đã đặt câu hỏi các cuộc đàm phán tìm giải pháp hòa bình cho Syria có cần thiết hay không, khi giờ đây ông Assad và các lực lượng đồng minh dường như đang rất tự tin rằng họ có thể giành được chiến thắng trên chiến trường trước phe đối lập và cả phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

"Diễn biến trên chiến trường Syria chắc chắn không có lợi cho các cuộc đàm phán ở thời điểm này", chuyên gia Lina Khatib ở tổ chức Sáng kiến Cải cách Arab có trụ sở tại Paris, nói.

Theo giới phân tích, không có lý do gì để chính phủ Syria và Nga tỏ ra sẵn sàng nhượng bộ cả trước và trong khi tiến hành đàm phán.

Với việc quân đội Syria và đồng minh đang liên tiếp giành thắng lợi trên nhiều mặt trận ở miền bắc, miền nam và miền trung nhờ sự hỗ trợ của chiến đấu cơ Nga, ông Assad hiện không còn chịu áp lực phải rút lui nữa. Gần đây, Mỹ đã chấp nhận từ bỏ yêu cầu tiên quyết mà họ theo đuổi bấy lâu là buộc ông Assad phải từ bỏ quyền lực trước khi bắt đầu đàm phán.

Theo Khatib, dường như cả Nga và chính phủ Syria muốn có thêm thời gian để tiếp tục nghiền nát phe đối lập. "Chiến lược của Nga là làm suy yếu phe đối lập Syria đến mức họ bị xóa sổ, để một lúc nào đó, Nga có thể tuyên bố rằng không còn phe đối lập nào để đàm phán", bà nói.

Chiến dịch can thiệp quân sự của Nga vào Syria gặp nhiều khó khăn từ tháng 10/2015, khi quân chính phủ Syria vấp phải sự kháng cự quyết liệt phe đối lập được trang bị các tên lửa chống tăng TOW do Mỹ và Arab Saudi cung cấp. Quân đội Syria rơi vào thế bế tắc khi gần như không thể giành lại được bất cứ vùng lãnh thổ nào từ tay phe đối lập.

Theo thời gian, các cuộc không kích của Nga đã phát huy hiệu quả. Phe nổi dậy cho biết việc cung cấp tên lửa chống tăng TOW đã bị suy giảm do Nga tăng cường không kích với mật độ dày đặc. Chiến đấu cơ Nga liên tục không kích tuyến đường chi viện từ Thổ Nhĩ Kỳ, cắt đứt con đường tiếp tế vũ khí và lương thực cho phe nổi dậy.

Điều này tạo điều kiện cho quân đội Syria tiến lên, giành được thắng lợi trên một số mặt trận quan trọng. Sau khi đẩy lui được quân nổi dậy khỏi một loạt các ngôi làng gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ở miền bắc tỉnh Latakia, hồi cuối tuần họ tái chiếm thị trấn Salma bị phe nổi dậy kiểm soát gần ba năm qua. Quân đội Syria đã áp sát thành phố chiến lược Aleppo và đã bắt đầu gây áp lực lên lực lượng nổi dậy ở một số thành trì của họ ở miền nam Syria.

Trở ngại cho đàm phán

Các cuộc đàm phán hòa bình dự kiến bắt đầu ở Geneva vào tuần tới đang gặp trở ngại lớn khi Nga và Mỹ, những nước bảo trợ chính, vẫn còn bất đồng về những ai sẽ được mời dự.Chính phủ Nga và Syria phản đối danh sách được Mỹ ủng hộ về thành phần các phái đoàn đối lập, gồm đại diện của một vài nhóm nổi dậy lớn từng gặp nhau ở thủ đô Riyadh của Arab Saudi tháng trước. Cả Nga và Syria đều nói rằng họ sẽ không đàm phán với những người họ coi là "phần tử khủng bố".

dai dien phe doi lap syria nhom hop thang 12/2015 tai arab saudi arabia.  anh:alarabiya

Đại diện phe đối lập Syria nhóm họp tháng 12/2015 tại Arab Saudi Arabia.  Ảnh:Alarabiya

Về phần mình, Nga muốn thành phần tham gia đàm phán phải là nhóm đối lập đã được chính phủ Syria chấp nhận, cùng đại diện của lực lượng người Kurd ở Syria.

Hôm 18/1, phát ngôn viên Liên Hợp Quốc Farhan Haq tuyên bố tổ chức này sẽ không đưa ra các lời mời tham dự đàm phán hòa bình nào cho đến khi Nga và Mỹ nhất trí về việc ai sẽ là người đại diện cho phe đối lập. Ông cũng không loại trừ khả năng cuộc đàm phán hôm 25/1 tới có thể bị hoãn lại.

Cuối tuần qua, một tổ chức gồm 33 nhóm đối lập ở Syria đã đưa ra tuyên bố cho biết họ sẽ không tham gia đàm phán nếu Nga và Syria không ngừng không kích các mục tiêu đối lập, thả tù nhân chính trị và gửi hàng hóa cứu trợ nhân đạo tới các thị trấn bị bao vây như Madaya, nơi người dân đang chết dần chết mòn vì nạn đói.

Nếu các cuộc đàm phán không sớm diễn ra, đây sẽ là một trở ngại lớn đối với mục tiêu chủ chốt trong chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Obama. Sau thỏa thuận hạt nhân Iran, việc chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu ở Syria đã nổi lên là một trong số những ưu tiên hàng đầu của Mỹ.

Các quan chức Mỹ thừa nhận sẽ không thể đạt được mục tiêu đánh bại IS và ngăn chặn làn sóng người Syria tị nạn nếu không kết thúc được cuộc nội chiến cho đến nay đã cướp đi hơn 250.000 sinh mạng và khiến hơn 11 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

Theo Jeff White, chuyên gia phân tích quân sự ở Viện chính sách Trung Cận Đông ở Washington, dù cuộc đàm phán hòa bình diễn ra, các bên cũng khó có thể hướng tới một giải pháp thực chất trong bối cảnh cán cân quyền lực trên chiến trường đang nghiêng hẳn về ông Assad.

"Trong bối cảnh hiện nay, không có lý do gì để một liên minh mạnh chấp nhận đàm phán cho một giải pháp hai bên cùng có lợi mà không ra những điều kiện của riêng mình. Cuộc đàm phán sẽ thất bại vì phe đối lập sẽ từ chối giải pháp kiểu đầu hàng, hoặc các lực lượng trên chiến trường sẽ tiếp tục chiến đấu", chuyên gia này nhấn mạnh.


Đánh bom tự sát gần sứ quán Nga tại Afghanistan

Bảy người thiệt mạng, 25 người bị thương khi một kẻ đánh bom tấn công chiếc xe bus nhỏ ở phía tây thủ đô Kabul.
vu danh bom xay ra gan dai su quan nga. anh: ndtv

Vụ đánh bom xảy ra gần đại sứ quán Nga. Ảnh: NDTV

Vụ nổ hôm nay gây ra âm thanh lớn, người dân ở khắp Kabul có thể nghe thấy, chưa rõ sứ quán Nga có phải là mục tiêu chính hay không, theoAFP.

Xe cứu thương và lính cứu hỏa nhanh chóng đến hiện trường, nơi các mảnh vỡ cháy thành than la liệt và cột khói bốc lên cao.

Ông Sayed Gul Agha Rohani, phó cảnh sát trưởng Kabul, cho biết chiếc xe bị tấn công là của kênh truyền hình Tolo nổi tiếng của Afghanistan. Khi đó xe đang đưa các nhân viên về nhà.

Hiện chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm. Từ đầu năm đến nay, có ít nhất 6 vụ đánh bom tại Kabul. Hôm 16/1 một quả pháo rơi xuống gần đại sứ quán Italy khiến hai nhân viên an ninh bị thương.

Vụ tấn công xảy ra khi các bên liên quan đang nỗ lực khôi phục tiến trình hòa bình ở Afghanistan. Các đại diện của Afghanistan, Pakistan, Trung Quốc và Mỹ trong tuần này sẽ họp tại Kabul nhằm chấm dứt cuộc chiến kéo dài 15 năm, thúc giục Taliban tham gia đàm phán hòa bình. 

Quan chức cấp cao Nga cuối tháng 12/2015 cho biết nước này sẵn sàng "linh động" về khả năng nới lỏng những lệnh trừng phạt mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt với phong trào Taliban ở Afghanistan. Moscow ủng hộ chính sách của chính phủ Afghanistan nhằm đạt được sự hòa giải dân tộc.Trước đó Nga khẳng định có lợi ích giống với nhóm Taliban ở Afghanistan khi tiến hành chiến dịch truy quét Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Taliban và các nhóm thề trung thành với IS đã có những vụ đụng độ đẫm máu, đặc biệt là ở tỉnh miền đông Nangarhar, khi những kẻ này đe dọa thay thế vai trò của Taliban.

cac nhan vien cuu hoa kiem tra chiec xe bus bi chay rui. anh: reuters

Các nhân viên cứu hỏa kiểm tra chiếc xe bus bị cháy rụi. Ảnh: Reuters


Mỹ tăng mạnh trừng phạt Bình Nhưỡng nếu Trung Quốc thất bại

Mỹ và các đồng minh của nước này sẽ tăng cường trừng phạt và phòng thủ nếu Trung Quốc thất bại trong nỗ lực hỗ trợ kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.

lanh dao kim jong un trong chuyen tham quan doi nuoc nay - anh: reuters

Lãnh đạo Kim Jong Un trong chuyến thăm quân đội nước này - Ảnh: Reuters

Một quan chức ngoại giao Mỹ ngày 20-1 cho biết Mỹ và các đồng minh của nước này sẽ tăng cường trừng phạt và phòng thủ nếu Trung Quốc thất bại trong nỗ lực hỗ trợ kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.

New York Times cho biết Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Antony J. Blinken đưa ra cảnh báo này một ngày trước khi ông gặp các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh để tăng sức ép buộc nước này dùng tác động đòn bẩy kinh tế của Trung Quốc đối với Bình Nhưỡng để buộc chính quyền Kim Jong Un kết thúc chương trình vũ khí hạt nhân.

Ông Blinken từ chối thông tin chi tiết về vấn đề này nhưng cho biết "tất cả đều đang trên bàn đàm phán" bao gồm các biện pháp trừng phạt đợt hai tương tự các biện pháp trừng phạt gần đây mà Mỹ đã áp dụng với Iran.

Tuần trước tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye cho biết nước này sẽ xem xét để đồng ý cho Mỹ triển khai lá chắn tên lửa THAAD nhằm phản ứng tốt hơn trước mối đe dọa tên lửa và vũ khí hạt nhân từ Bình Nhưỡng.

Trong khi đó Trung Quốc kịch liệt phản đối việc triển khai hệ thống THAAD tại Hàn Quốc, cho rằng điều này gây nguy hiểm cho an ninh của nước này.

Ngoài ra nếu Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ hai lên Bình Nhưỡng thì Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi các giao dịch ngoài nước của Bình Nhưỡng là với Bắc Kinh hoặc phải thông qua nước này.

"Tôi nghĩ Trung Quốc sẽ tận dụng đòn bẩy của chính mình để đạt kết quả và do đó không cần thiết để chúng tôi và các đồng minh thực hiện các bước mà Trung Quốc không thích" - thứ trưởng Blinken cho biết.

Trong nhiều năm qua Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc sử dụng đòn bẩy kinh tế của nước này để buộc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân. Tuy nhiên Bắc Kinh rất miễn cưỡng trong việc tăng sức ép lên chính quyền Kim Jong Un như mong muốn của Washington.

Sau khi CHDCND Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân hôm 6-1, Mỹ và đồng minh bao gồm Hàn Quốc và Nhật đã chỉ trích cuộc thử nghiệm và cáo buộc Trung Quốc thực hiện chưa đủ để kiềm chế Bình Nhưỡng.

Trong khi đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng Triều Tiên, Mỹ và các quốc gia khác nên "cùng giải quyết vấn đề thông qua đàm thoại và tham vấn, bàn về các mối lo ngại của nhau và phấn đấu để đảm bảo hòa bình và ổn định cho khu vực".

"Bây giờ Triều Tiên nói rằng nước này muốn một thỏa thuận hòa bình và nước này sẽ không đề cập đến chương trình hạt nhân. Điều này là không thể" - ông Blinken cho biết.

Ông Blinken cũng cho biết thêm Washington chỉ bắt đầu đàm phán hòa bình khi Bình Nhưỡng cho thấy sự chuẩn bị bàn về phi hạt nhân hóa.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thề nghiền nát Raqa và Mosul của IS

 Lãnh đạo các quốc gia phương Tây ngày 20-1 thề nghiền nát "các trung tâm quyền lực" của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS)

ngoai truong my john kerry (phai) bat tay nguoi dong cap nga sergei lavrov tai zurich - anh: afp

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) bắt tay người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại Zurich - Ảnh: AFP

AFP đưa tin sau cuộc họp với các đồng minh quan trọng tại Paris,  vàBộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố sẽ nghiền nát căn "bệnh ung thư" mang tên IS bằng cách "tiêu diệt hai trung tâm quyền lực của tổ chức này là Raqa và Mosul" chiến đấu với "khối u di căn IS đang lan rộng ra toàn thế giới".

Cùng lúc, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố đàm phán hòa bình Syria sẽ diễn ra "trong vài ngày tới" sau khi ông Lavrov gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Zurich.

Trong khi đó các cường quốc phương Tây vẫn tiếp tục cáo buộc Nga và Iran đang hỗ trợ cho chính quyền của tổng thống Bashar al-Assad và không kích cả IS lẫn phe nổi dậy do phương Tây chống lưng.

Cuộc họp tại Paris có sự tham dự của bộ trưởng quốc phòng các nước Úc, Anh, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan và Mỹ.

Ông Carter cho biết một cuộc họp giữa 26 bộ trưởng quốc phòng trong liên minh các nước chống IS cùng với Iraq dự kiến sẽ diễn ra trong 3 tuần nữa.

Các bộ trưởng trong cuộc họp cũng không ngừng kêu gọi sự hợp tác hơn nữa trong liên minh hơn 60 nước chống IS.

Trong khi đó Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria cho biết IS đã tuyên bố kế hoạch giảm chi tiêu hàng tháng cho các thành viên của tổ chức tại Iraq và Syria.

AFP cho biết sự căng thẳng tài chính của IS có thể là kết quả của những đợt không kích dày đặc của liên minh không kích do Mỹ dẫn đầu và Nga.

Tuy nhiên liên minh không kích chống IS đang đối mặt với sự lan rộng làn sóng đe dọa khủng bố toàn cầu của IS sau hàng loạt các vụ tấn công gần đây, bao gồm vụ tấn công Jakarta.

Trong tuần IS cũng đã bắt giữ hơn 400 con tin khi tấn công thị trấn Deir Ezzor của Syria. Cho đến nay khoảng 270 người đã được thả ra.

Hôm 20-1 Nga tuyên bố đã không kích khu vực trên và phân phát 50 tấn nhu yếu phẩm cho người dân trong thị trấn.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục