tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 21-10-2015

  • Cập nhật : 21/10/2015

Trung Quốc vạch chiến lược đối phó TPP

trung quoc vach chien luoc doi pho tpp

Trung Quốc vạch chiến lược đối phó TPP

Trung Quốc vừa vạch ra chi tiết các biện pháp nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến nước này.

Sheng Laiyun, người phát ngôn Tổng cục thống kê Trung Quốc hôm qua 19/10 đã tranh luận về tác động của việc không gia nhập TPP. Cuộc tranh luận diễn ra không lâu sau khi 12 quốc gia đạt được thỏa thuận TPP – hiệp định thương mại lớn nhất 2 thập kỷ qua. Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) ước tính, TPP có thể khiến GDP của Trung Quốc giảm 0,5% do mất đi một số cơ hội thương mại.

Ông Sheng cho biết, các biện pháp đối phó TPP bao gồm các hiệp định thương mại song phương cũng như nỗ lực xây dựng Con đường tơ lụa mới nối liền Trung Quốc với châu Âu. “TPP sẽ có một số tác động nhất định nhưng không đáng kể trong ngắn hạn. Các hiệp định thương mại song phương, Con đường tơ lụa và các khu mậu dịch tự do ở Trung Quốc có thể giảm bớt được tác động này”, quan chức trên nhận định.

Tuy nhiên, ông Sheng cũng nhấn mạnh, Trung Quốc cần lưu ý tới TPP đặc biệt là 12 thành viên sáng lập chiếm tới 40% GDP toàn cầu. Nếu TPP có hiệu lực, cơ chế thuế quan 0% sẽ được áp dụng đối với 20.000 loại hàng hàng. “Điều này sẽ gây sức ép lên hoạt động ngoại thương của Trung Quốc”, ông Sheng nói. Trong quý I/2015, kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc giảm lần lượt 1,8% và 15,1%.

Trong bối cảnh Trung Quốc xoay sở để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 7%/năm, một số quan chức Trung Quốc cho rằng gia nhập TPP là cơ hội tốt để vượt qua những khó khăn kinh tế và cải cách khu vực nhà nước. Những năm 1990, Trung Quốc đã đàm phán gia nhập WTO để đẩy nhanh các cải cách.

Mỹ có thể từ bỏ Syria

my co the tu bo syria

Mỹ có thể từ bỏ Syria

Washington chưa sẵn sàng đối phó với những thực tế mới nảy sinh ở Trung Đông nói chung, Syria nói riêng.
Viện Nghiên cứu An ninh - Quốc phòng Hoàng gia Anh (RUSI) ngày 19/10 đưa ra nhận định rằng Mỹ có thể không còn quan tâm đến Syria và chuẩn bị phương án từ bỏ khu vực này.

Tuy nhiên, theo RUSI, cũng có thể Washington chưa sẵn sàng đối phó với những thực tế mới nảy sinh ở Trung Đông nói chung, Syria nói riêng.

Trong phát biểu gần đây với giới báo chí, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định rằng Mỹ sẽ không biến Syria thành "cuộc chiến tranh ủy thác" với Nga.

Tuyên bố của ông Obama được đưa ra trong bối cảnh máy bay chiến đấu của Nga vẫn tiếp tục triển khai chiến dịch không kích nhằm vào các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria. RUSI nhận định tình hình Trung Đông hiện nay rất dễ dẫn đến kịch bản "chiến tranh ủy thác" mà ông Obama vẫn quyết tâm né tránh.

Theo RUSI, Syria không chỉ là nơi cạnh tranh ảnh hưởng ở Trung Đông, Damascus còn giúp cho Nga có được cơ hội hạ thấp uy tín của những thiết chế an ninh Phương Tây. Rõ ràng, Moskva có nhiều quân bài để sử dụng hơn trong cuộc đối đầu tại Syria.
 

Do đó, RUSI cho rằng quyết định của Nga triển khai chiến dịch không kích ở Syria không gây bất ngờ cho giới quan sát. Tình báo Phương Tây đã phát hiện ra những động thái chuẩn bị can dự vào tình hình tại quốc gia Trung Đông này của Nga từ đầu tháng 8/2015. Vì thế, Mỹ có thể chuẩn bị phương án từ bỏ Syria và Nga sẽ lấp vào khoảng trống này.


TPP liệu có bị xáo trộn vì bầu cử Canada?

tpp lieu co bi xao tron vi bau cu canada?

TPP liệu có bị xáo trộn vì bầu cử Canada?

Trong bối cảnh cuộc bầu cử Quốc hội tại Canada đang cận kề, bất cứ một sự thay đổi nào trong hàng ngũ lãnh đạo đất nước này cũng gần như sẽ gây ra những xáo trộn trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt đe dọa đổ vỡ TPP. 
Đầu tháng này, 12 quốc gia trong đó có Canada đã đạt được thỏa thuận Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau 5 năm đàm phán liên tục. Đây có thể coi là một thắng lợi của chính phủ Canada dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Stephen Harper.

Mặc dù vậy, trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội của nước này vào thứ hai ngày 19/10, giới quan sát đang nghi ngại rằng bất cứ sự thay đổi nào trong cấu trúc thượng tầng của Canada đều có thể mang tới những xáo trộn đối với phần còn lại của thế giới.

Quốc gia rộng lớn vùng Bắc Mỹ từ xưa đến nay luôn là một kiểu mẫu phát triển cho mọi quốc gia khác trên thế giới, với một chính phủ được lòng dân và những chính sách xã hội phát triển.

Tuy nhiên dưới thời thủ tướng Stephen Harper, những cam kết đối với sự tiến bộ xã hội này đang bị phủ bóng nghi ngờ. Chính sách hỗ trợ dân nhập cư dần được thay thế bởi tư tưởng nghi ngại, chống lại làn sóng di cư vào đất nước này. Hình mẫu Canada giờ đây dường như đã bớt hấp dẫn đi rất nhiều so với trước.

Trên phạm vi toàn cầu, Canada đang không cho thấy họ là một thành viên gương mẫu. Sáu tuần sau cuộc bầu cử lần này, các nhà đàm phán từ khắp thế giới sẽ nhóm họp tại Paris nhằm tìm ra một tiếng nói chung hướng tới cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Những cam kết của Canada về vấn đề này là rất mờ nhạt. Giới quan sát lo ngại rằng chính sự hờ hững của Canada sẽ mở đường cho các quốc gia đang phát triển khác trì hoãn các biện pháp siết chặt quản lý môi trường. Trong khi đó cả hai đảng đối lập Tự do và Cộng Hòa đều hứa hẹn sẽ xem xét nghiêm túc vấn đề này.

Ở một số khía cạnh, chính phủ của ông Harper đã thực hiện được nhiều vấn đề quan trọng. Đặc biệt Canada là một thành viên sáng lập tích cực của TPP. Đảng Bảo Thủ của thủ tướng Harper đã chấp nhận rủi ro khi hầu như họ sẽ mất sạch số phiếu ủng hộ từ những tỉnh nông nghiệp khi đồng ý mở cửa thị trường bơ sữa nước này cho hàng hóa giá rẻ từ New Zealand hay Australia.

Đại diện đảng Tự Do đã liên tục bày tỏ lo ngại với TPP, trong khi những người Cộng hòa thề không chấp nhận hiệp định này. Nếu cuộc bầu cử dựng lên một chính quyền mới, xác suất Quốc hội Canada không thông qua TPP là không hề nhỏ, gây ảnh hưởng tâm lý tương tự tới xã hội Mỹ, qua đó đe dọa sự sụp đổ của TPP.

Cuộc bầu cử lần này cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới chính sách toàn cầu của Canada, đặc biệt là cuộc chiến chống lại IS ở Trung Đông. Canada đã gửi quân tham chiến chống lại Quốc gia Hồi giáo tự xưng từ đầu năm nay. Hồi tháng 4, không quân nước này bắt đầu không kích các mục tiêu IS ở Syria và đóng vai trò quan trọng trong việc kìm hãm và đẩy lùi các lực lượng IS ở Syria và Iraq.
Trong khi đó, chủ tịch đảng Cộng hòa nói rằng ông sẽ rút hết toàn bộ binh sĩ khỏi Trung Đông nếu đắc cử. Chủ tịch Jus tin Trudeau của đảng Tự Do cũng có cùng quan điểm. Động thái rút quân của của Canada, nếu xảy ra, có thể làm yếu rõ rệt lực lượng quốc tế chống IS khi mà viễn cảnh Nga tham chiến dài hạn ở Syria là không rõ ràng.
 

Cuộc bầu cử chính thức tại Canada sẽ diễn ra vào ngày 19-10 tới. Hơn 20 triệu cử tri sẽ bầu ra 338 hạ nghị sĩ cho Quốc hội khóa mới với nhiệm kỳ 4 năm.


Châu Á có số trung lưu tăng nhanh nhất thế giới

Trong báo cáo mới nhất về sự thịnh vượng toàn cầu, ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ) nhận định châu Á sẽ là khu vực có tầng lớp trung lưu tăng nhanh nhất thế giới. 

chau a co so trung luu tang nhanh nhat the gioi - anh minh hoa

Châu Á có số trung lưu tăng nhanh nhất thế giới - Ảnh minh họa

Số người thuộc tầng lớp trung lưu được cho là sẽ tiếp tục gia tăng ở các nền kinh tế mới nổi, với phần lớn là ở châu Á. Báo cáo của Credit Suisse cho rằng quy mô và sự giàu có của tầng lớp trung lưu là yếu tố chủ chốt trong phát triển kinh tế, và giới trung lưu quyết định các xu hướng tiêu dùng mới.

Credit Suisse nhận định mức độ giàu có của các gia đình trên toàn cầu sẽ tăng 6,6% mỗi năm trong 5 năm tới, chậm hơn so với mức dự báo 7% đưa ra trước đó, khi triển vọng kinh tế nhìn chung vẫn yếu. Báo cáo ước tính giá trị tài sản của các gia đình trên toàn cầu đạt khoảng 345.000 tỷ USD trong tài khóa kết thúc vào tháng 6/2020.

Giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình trên toàn cầu ước giảm 4,7% xuống 250.100 tỷ USD trong tài khóa kết thúc ngày 30/6/2015, lần giảm đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, chủ yếu do đồng USD mạnh.

Theo Credit Suisse, Mỹ vẫn giữ vị trí đứng đầu về giá trị tài sản của các hộ gia đình với 113.000 tỷ USD, nhưng tính trên tổng của toàn cầu, tỷ lệ của nước này phần nào giảm. Có thể Thụy Sỹ vẫn là nước giàu nhất thế giới về tài sản cá nhân, tiếp đến là New Zealand và Thụy Điển có thể gây bất ngờ khi vươn lên vị trí thứ ba.

Báo cáo nêu bật tình trạng phân phối tài sản không đồng đều, khi gần 1% dân số thế giới nắm khoảng 50% tổng số của cải của các cá nhân. Credit Suisse ước tính 3,4 tỷ người, chiếm 71% dân số thế giới, có giá trị tài sản dưới 10.000 USD mỗi người vào năm 2015. Số triệu phú USD dự kiến sẽ tăng 46,2%, lên 49,3 triệu người trong 5 năm tới, chủ yếu là tăng mạnh tại Trung Quốc.

Báo cáo trên ghi nhận Trung Quốc đã vượt qua Mỹ, trở thành nước có tầng lớp trung lưu lớn nhất thế giới. Credit Suisse cho biết, với 109 triệu người trưởng thành trong năm nay, tầng lớp trung lưu của Trung Quốc đã lần đầu tiên vượt qua so với ở Mỹ, nước có 92 triệu người trung lưu. Credit Suisse nhận định châu Á sẽ là khu vực có tầng lớp trung lưu tăng nhanh nhất thế giới, với số người thuộc tầng lớp trung lưu tiếp tục gia tăng ở các nền kinh tế mới nổi.

Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cho hay tỷ lệ nghèo cùng cực trên thế giới có thể sẽ lần đầu tiên giảm xuống mức dưới 10% trong năm 2015. Tuy nhiên, hàng triệu người nghèo đói ở châu Phi vẫn tiếp tục là thách thức cho mục tiêu "xóa đói giảm nghèo" trên toàn cầu.

Theo báo cáo mới nhất của WB, trong năm nay có khoảng 702 triệu người, tương đương 9,6% dân số trên thế giới, sống dưới chuẩn nghèo, chủ yếu ở châu Á và khu vực Nam Sahara của châu Phi. Số liệu này giảm mạnh so với 902 triệu người nghèo trong năm 2012, và giảm trên 50% so với mức 1,9 tỷ người trong năm 1990.

Chủ tịch WB Jim Yong Kim nhận định số người nghèo cùng cực trên toàn cầu giảm là nhờ kết quả tăng trưởng khả quan của các nền kinh tế đang phát triển, việc gia tăng đầu tư cho giáo dục và y tế, cũng như các mạng lưới an toàn xã hội giúp hàng triệu người thoát nghèo.


Mỹ triển khai tàu hộ vệ tên lửa tân tiến hàng đầu tới Nhật

Một trong những tàu hộ vệ tên lửa tấn tiến nhất của Mỹ hôm qua cập cảng Nhật, theo chính sách tái cân bằng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 
tau uss benfold hom qua neo dau tai yokosuka, tinh kanagawa. anh: japantimes

Tàu USS Benfold hôm qua neo đậu tại Yokosuka, tỉnh Kanagawa. Ảnh: JapanTimes

Tàu USS Benfold cập cảng ở Yokosuka, tỉnh Kanagawa, làm nhiệm vụ cùng 7 tàu khu trục khác. Nhiệm vụ của con tàu có thể bao gồm bảo vệ Mỹ và các đồng minh trước tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, Japan Times dẫn lời một sĩ quan cấp cao giấu tên nói. 

Tàu khu trục có ống phóng tên lửa thẳng đứng và hệ thống Aegis Baseline 9, có năng lực theo dõi tên lửa thuộc hàng tân tiến nhất thế giới. "Ngày hôm nay có ý nghĩa quan trọng bởi chúng tôi thêm một tàu khu trục nữa, một trong những khu trục hạm có năng lực nhất của Mỹ, vào lực lượng tại khu vực này", Đại tá Christopher Sweeney của Hạm đội 7 cho biết. 

Ông cho biết tàu giúp tăng cường quan hệ Mỹ - Nhật và đảm bảo an ninh cho khu vực. Sweeney cũng cho rằng những đối thủ tiềm ẩn không thể "đọ" được với hệ thống phòng thủ phức tạp của nó. 

Việc triển khai là một phần hoạt động tái cân bằng đối với châu Á của Mỹ, phát ngôn viên Hải quân Mỹ ở Nhật cho biết. 

"Việc tàu Benfold đến hôm nay và tàu Ronald Reagan tới cách đây vài tuần là minh chứng cho thấy chúng tôi đang đưa những con tàu, máy bay tân tiến nhất đến đây", Ronald Flanders, phát ngôn viên lực lượng hải quân Mỹ ở Nhật nói. "Chúng tôi sẽ có 60% hải quân tại Thái Bình Dương". 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục