Bất chấp mưa lớn và các biện pháp an ninh được thắt chặt, hàng chục ngàn người Hong Kong đã xuống đường biểu tình đòi dân chủ ngày 1-7.

Thời báo Hoàn Cầu lên tiếng giải thích về mục đích sử dụng của hệ thống quan trắc dưới nước sắp được triển khai trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc, số ra ngày hôm nay (31-5), nhấn mạnh mục đích chủ yếu của hệ thống quan trắc dưới nước là "nghiên cứu khoa học và các mục đích dân sự khác".
"Hệ thống sẽ giúp Trung Quốc hiểu thêm về môi trường đại dương phức tạp, tạo nền tảng cơ bản về kỹ thuật, mở đường cho việc khai thác và ứng dụng tài nguyên thiên nhiên dưới biển", báo Hoàn Cầu dẫn lời ông Li Jie - một chuyên gia về hải quân.
"Tuy nhiên, một số quốc gia sẽ cố tình liên kết hệ thống này với các cơ sở quân sự của Trung Quốc và phóng đại mục đích sử dụng của nó là vì quân sự chỉ vì vị trí triển khai", ông Li nói tiếp.
Hiện vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ triển khai hệ thống quan trắc dưới nước tại khu vực nào trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Theo Hoàn Cầu thời báo, thời gian hoàn thành có thể kéo dài tới 5 năm.
Trong khi đó ông Liu Jiangping, một chuyên gia quân sự Trung Quốc, nói thẳng rằng thời nay không có hệ thống nào là chỉ phục vụ riêng cho dân sự cả.
"Sử dụng cho mục đích quân sự chỉ là một phần thôi, chủ yếu là phục vụ dân sự", ông Liu nói với báo Hoàn Cầu.
"Vạn lý trường thành dưới biển"
Tuy nhiên, bất chấp những lời bao biện của Bắc Kinh về mục đích thật sự của hệ thống mới, truyền thông thế giới tỏ ra lo ngại.
Báo chí Mỹ phân tích hệ thống quan trắc dưới nước sẽ giúp Trung Quốc theo dõi và chiếm ưu thế trước các tàu ngầm Mỹ trong khu vực.
Đầu tháng 5-2017, tạp chí chuyên về quốc phòng IHS Jane's cho đăng tải một báo cáo cho thấy Tập đoàn đóng tàu quốc gia Trung Quốc (CSSC) đã công bố chi tiết cái gọi là "Dự án Vạn lý trường thành dưới biển".
Xét về quy mô và mục đích sử dụng, dự án của CSSC và hệ thống quan trắc dưới nước mà đài truyền hình trung ương Trung Quốc đề cập có nhiều điểm tương đồng, trang The Drive của Mỹ nhận định.
Trung Quốc cũng ráo riết xúc tiến thay đổi luật nhằm bảo vệ cho dự án được xem là trọng điểm của họ. Hồi tháng 2-2017, một dự luật đã được trình ra tại Quốc hội Trung Quốc, đề nghị xem xét và thay đổi Luật an toàn hàng hải 1984 của nước này.
Theo đó, "chính phủ Trung Quốc có quyền chỉ định các khu vực cụ thể trên biển, ngăn tàu thuyền nước ngoài không đi vào các khu vực này nếu xét thấy nó đe dọa tới an toàn hàng hải. Riêng tàu ngầm nước ngoài, khi đi qua các khu vực này sẽ phải nổi lên mặt nước, treo cờ quốc gia và xin phép trước cơ quan quản lý Trung Quốc".
Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh gắn mác "dân sự" cho các hoạt động của họ trên Biển Đông. Trong các hành động tôn tạo trái phép các thực thể tại Trường Sa, khi bị cộng đồng quốc tế vạch trần bằng các hình ảnh vệ tinh cho thấy các kết cấu xây dựng theo mục đích quân sự, Bắc Kinh một mực vẫn khẳng định chỉ vì mục đích dân sự!
"Cho dù có cơ số các thiết bị hay cơ sở quốc phòng nhất định đi nữa, chúng cũng chỉ phục vụ cho tự do hàng hải và hàng không”, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố trong chuyến thăm đến Úc hồi tháng 3 vừa rồi.
Các chuyên gia vì thế cảnh báo các quốc gia trong khu vực cần tỉnh táo và cảnh giác trước "bẫy cung ứng nhân đạo" mà Bắc Kinh đang giăng ra trên Biển Đông.
Bằng những dự án phủ chiếc áo “cung ứng nhân đạo”, Trung Quốc đang âm mưu kéo các nước vào quá trình “công nhận thực trạng mới” tại Trường Sa.
DUY LINH
Theo Tuoitre.vn
Bất chấp mưa lớn và các biện pháp an ninh được thắt chặt, hàng chục ngàn người Hong Kong đã xuống đường biểu tình đòi dân chủ ngày 1-7.
Trong bối cảnh căng thẳng vùng Vịnh, nhiều lao động người châu Á bị mắc kẹt tại Saudi Arabia sau khi chủ thuê người Qatar bị Saudi trục xuất.
Dân số thế giới hiện tại là 7,6 tỉ người và dự kiến sẽ đạt 9,8 tỉ vào năm 2050, theo báo cáo “Triển vọng Dân số Thế giới 2017” công bố ngày 21-6.
Panama đã quay lưng với Đài Loan, chuyển sang "chơi" với Trung Quốc, đã làm chấn động Đài Loan, đồng thời cho thấy Đài Loan sẽ còn gặp nhiều khó khăn về ngoại giao dưới thời bà Thái Anh Văn.
Cựu tổng thống Barack Obama gọi việc người kế nhiệm Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là hành động "từ chối tương lai".
CEO của Goldman Sachs bình luận rằng quyết định của Trump là "một bước lùi cho môi trường và cho vị trí lãnh đạo của Mỹ trên thế giới".
Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố bà sẵn sàng từ bỏ các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) mà không đạt một thỏa thuận nào, còn hơn chấp nhận một thỏa thuận gây bất lợi cho nước Anh. Trong khi đó, ông Jeremy Corbyn của Công đảng nói rằng, sẽ chắc chắn đạt được thỏa thuận với EU nếu thắng cử.
Bản tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước có nền công nghiệp phát triển (G7) năm nay chỉ có 6 trang giấy so với 32 trang như năm ngoái.
Báo quốc tế dự đoán Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Mỹ sẽ thảo luận những vấn đề quan trọng như thương mại, an ninh trong cuộc hội đàm ở Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump lại tiếp tục gây tranh cãi khi nói người Đức “tồi” tại Hội nghị thượng đỉnh G-7 được tổ chức ở Ý.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự