Cuộc hội đàm hiếm hoi bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg giữa lãnh đạo Nga - Mỹ cho thấy, hai bên sẵn sàng tạm gác những bất đồng và tiến hành đối thoại nhằm tìm tiếng nói chung.

Cựu tổng thống Barack Obama gọi việc người kế nhiệm Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là hành động "từ chối tương lai".
Tổng thống Donald Trump ngày 1/6 tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu với lý do thỏa thuận này "làm xói mòn kinh tế, suy yếu chủ quyền Mỹ, có rủi ro pháp lý không thể chấp nhận và đặt Washington vào thế bất lợi". Cựu tổng thống Barack Obama lên án quyết định của người kế nhiệm.
"Những quốc gia ở lại Hiệp định Paris sẽ là bên thu được lợi ích trong việc làm và các ngành công nghiệp", AFP dẫn lời ông Obama cho biết trong một thông báo.
Obama nói "ngay cả khi thiếu đi sự lãnh đạo của Mỹ, chính quyền Trump gia nhập nhóm nhỏ quốc gia từ chối tương lai", ông tin "các bang, thành phố và doanh nghiệp ở Mỹ sẽ đứng lên và hành động nhiều hơn để dẫn đường, giúp bảo vệ hành tinh duy nhất cho các thế hệ tương lai".
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được gần 200 nước thông qua tại Pháp hồi tháng 12/2015. Các quốc gia nhất trí cắt giảm lượng khí CO2 và khí thải khác từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, nhằm kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu. Theo Hiệp định này, Mỹ cam kết rằng cho đến năm 2025, họ sẽ cắt giảm lượng khí thải 26 - 28% so với mức năm 2005.
"Tham vọng của Mỹ khuyến khích hàng chục quốc gia khác nâng tầm nhìn cao hơn", theo ông Obama. "Điều khiến tham vọng đó trở nên có thể chính là sự sáng tạo tư nhân và đầu tư công vào những ngành công nghiệp đang phát triển, như năng lượng gió và Mặt Trời".
Ông Trump khi tranh cử tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris. Ông để ngỏ khả năng tái đàm phán Hiệp định "với những điều khoản công bằng với Mỹ, doanh nghiệp, công nhân, người dân và người nộp thuế của Mỹ".
Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Paris
Như Tâm
Theo Vnexpress
Cuộc hội đàm hiếm hoi bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg giữa lãnh đạo Nga - Mỹ cho thấy, hai bên sẵn sàng tạm gác những bất đồng và tiến hành đối thoại nhằm tìm tiếng nói chung.
Niềm tin vào khả năng Trung Quốc có thể kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên đang rơi vào vô vọng khiến chính quyền của Tổng thống Donald Trump chuyển sang kết thân với một số quốc gia vốn là đối thủ của Bắc Kinh trong khu vực.
Bất chấp mưa lớn và các biện pháp an ninh được thắt chặt, hàng chục ngàn người Hong Kong đã xuống đường biểu tình đòi dân chủ ngày 1-7.
Trong bối cảnh căng thẳng vùng Vịnh, nhiều lao động người châu Á bị mắc kẹt tại Saudi Arabia sau khi chủ thuê người Qatar bị Saudi trục xuất.
Dân số thế giới hiện tại là 7,6 tỉ người và dự kiến sẽ đạt 9,8 tỉ vào năm 2050, theo báo cáo “Triển vọng Dân số Thế giới 2017” công bố ngày 21-6.
Panama đã quay lưng với Đài Loan, chuyển sang "chơi" với Trung Quốc, đã làm chấn động Đài Loan, đồng thời cho thấy Đài Loan sẽ còn gặp nhiều khó khăn về ngoại giao dưới thời bà Thái Anh Văn.
CEO của Goldman Sachs bình luận rằng quyết định của Trump là "một bước lùi cho môi trường và cho vị trí lãnh đạo của Mỹ trên thế giới".
Thời báo Hoàn Cầu lên tiếng giải thích về mục đích sử dụng của hệ thống quan trắc dưới nước sắp được triển khai trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố bà sẵn sàng từ bỏ các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) mà không đạt một thỏa thuận nào, còn hơn chấp nhận một thỏa thuận gây bất lợi cho nước Anh. Trong khi đó, ông Jeremy Corbyn của Công đảng nói rằng, sẽ chắc chắn đạt được thỏa thuận với EU nếu thắng cử.
Bản tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước có nền công nghiệp phát triển (G7) năm nay chỉ có 6 trang giấy so với 32 trang như năm ngoái.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự