Giải mã ngân sách quốc phòng Trung Quốc
Putin muốn ai làm tổng thống Mỹ?
Chồng bí thư bán chức, vợ công an thu tiền
Arab Saudi muốn Assad từ chức khi lập chính quyền chuyển tiếp
Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên từ bỏ ‘ảo tưởng’ hạt nhân

Các học giả của Trung tâm nghiên cứu RAND Corporation nổi tiếng trong giới nghiên cứu quan hệ quốc tế, so sánh tương quan sức mạnh quân sự Mỹ và Trung Quốc trong một cuộc chiến giả định.
Những so sánh sau đây được trang Sputnik News tóm tắt lại từ báo cáo dài 430 trang của các học giả Mỹ. "Thống kê quân sự Mỹ - Trung: Lực lượng, địa lý và cân bằng sức mạnh, 1997-2017" đánh giá một cuộc chiến giả định vào năm 2017 giữa Bắc Kinh và Washington trên hai vùng lãnh thổ Trường Sa và Đài Loan.
Khả năng tấn công căn cứ không quân
Ở thời điểm năm 1997, quân đội Trung Quốc chỉ sở hữu một ít tên lửa tấn công tầm gần, nhưng con số đó đã tăng đột biến gần đây. Kho tên lửa của Bắc kinh hiện có gần 1.400 đơn vị. Chúng có thể dễ dàng phá tan căn cứ không quân Kadena của Mỹ tại Okinawa (Nhật).
"Một đợt tấn công tập trung (của Trung Quốc) có thể khiến căn cứ Mỹ đóng cửa trong nhiều tuần", báo cáo của RAND viết. Hệ quả là không lực Mỹ sẽ phải bay một quãng đường xa hơn. Nếu Mỹ sử dụng các căn cứ ở Alaska, Guam hay Hawaii, Trung Quốc sẽ thêm thời gian phản ứng trước các cuộc tấn công.
Các loại vũ khí tầm xa của Mỹ có khả năng khống chế khoảng 40 căn cứ không quân của Trung Quốc trong vòng 8 tiếng nếu hoạt động từ Đài Loan. Ở thời điểm 2017, khoảng thời gian có thể tăng lên 2-3 ngày.
Báo cáo của RAND thừa nhận lợi thế này phụ thuộc vào số lượng tên lửa Mỹ có được. Trong một cuộc chiến kéo dài, thắng thua được quyết định bởi nhiều yếu tố hơn là một loại vũ khí chiến lược.
Tương quan không lực & phòng không
Bắc Kinh đã tăng cường đáng kể lực lượng không quân của mình với một nửa số máy bay chiến đấu được hiện đại hóa. Theo các học giả của RAND, khả năng của Trung Quốc và Mỹ trên vùng trời gần như tương đồng nhau với một chút lợi thế nghiêng về Mỹ.
Tuy nhiên, giả định phải bảo vệ Đài Loan khỏi một cuộc tấn công năm 2017, "các chỉ huy của Mỹ sẽ không tìm ra cơ sở để chiếm ưu thế trong một chiến dịch 7 ngày", báo cáo viết.
Quân đội Trung Quốc đã bổ sung một số lượng lớn hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) kể từ năm 1997.
Với gần 200 đơn vị SAM cộng với các hệ thống rađa phòng không Trung Quốc đang sở hữu, máy bay Mỹ sẽ gặp khó khăn trong một chiến dịch Đài Loan do khoảng cách từ đó đến đại lục khá gần. Nhưng trong kịch bản Trường Sa thì máy bay tàng hình Mỹ có thể chiếm ưu thế vì quần đảo cách Trung Quốc đại lục đến 800 dặm.
Khả năng chống hạm
Washington chắc chắn sẽ cần đến các tàu sân bay nếu một cuộc chiến nổ ra ở Biển Đông. Tên lửa chống hạm (ASBM) của Trung Quốc sẽ là mối đe dọa lớn đối với hải quân Mỹ.
Dù bản thân các tàu sân bay Mỹ có thể chống trả ASBM bằng các phương tiện có sẵn, Mỹ vẫn phải đương đầu với các đơn vị tình báo, theo dõi và trinh sát (ISR) đã được cải tiến cùng hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc.
Trong kịch bản Đài Loan, RAND dự đoán Mỹ có thể cản phá tốt các tàu đổ bộ lưỡng cư của Trung Quốc. Tiêu diệt được 40% hạm đội này, lực lượng đánh bộ Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nặng dẫn đến rối loạn về mặt tổ chức. Tuy nhiên, Trung Quốc đã tăng gấp đôi hạm đội lưỡng cư từ năm 1997 và đang không ngừng cải tiến khả năng chống tàu ngầm.
Chiến tranh không gian
Washington đã tiến hành cải tiến năng lực chiến tranh không gian từ năm 2002. Hệ thống cản phá liên lạc của Mỹ có thể làm gián đoạn các vệ tinh của đối phương. Hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo cũng có thể bắn hạ các vệ tinh tình báo.
Các chuyên gia RAND cho rằng súng laser năng lượng cao của Mỹ cũng có thể áp đảo chương trình không gian của Trung Quốc.
Bản báo cáo nhận xét mối đe dọa đối với các vệ tinh viễn thông Mỹ "rất nghiêm trọng" sau các vụ thử tên lửa chống vệ tinh mà Bắc Kinh thực hiện thành công từ năm 2007. "Càng lo hơn nữa" là việc Trung Quốc đang sở hữu các hệ thống gây nhiễu liên lạc do Nga sản xuất.
Chiến tranh mạng
RAND dự đoán kỹ thuật tinh vi của Trung tâm chỉ huy chiến tranh mạng và Cục An ninh quốc gia Mỹ sẽ giúp Washington chiếm lợi thế trong chiến tranh.
Tuy vậy, cả Mỹ lẫn Trung Quốc có thể phải đối mặt với những đòn bất ngờ từ đối phương. Việc Mỹ phụ thuộc nhiều vào các hệ thống mạng Internet công khai là một điểm yếu, các tin tặc có thể dễ dàng xâm nhập chúng.
Khả năng hạt nhân
Dù Trung Quốc đã tăng cuờng lực lượng hạt nhân từ năm 1997, sức mạnh của nó vẫn không đủ để chống trả một cuộc tấn công từ Mỹ. RAND so sánh lợi thế của kho vũ khí hạt nhân Mỹ trước Trung Quốc là 13/1.
Kết luận
Báo cáo của RAND dự đoán sức mạnh ngày càng tăng của quân đội Trung Quốc có thể làm giảm sức ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. Một cách giả định, Bắc Kinh đủ khả năng "đạt được một số mục tiêu mà không cần phải đánh bại hoàn toàn lực lượng Mỹ".
Cả hai phe sẽ chịu thiệt hại nặng. Thực tế là Mỹ không còn giữ được vị thế độc tôn trên Thái Bình Dương như một thời đã từng.
Giải mã ngân sách quốc phòng Trung Quốc
Putin muốn ai làm tổng thống Mỹ?
Chồng bí thư bán chức, vợ công an thu tiền
Arab Saudi muốn Assad từ chức khi lập chính quyền chuyển tiếp
Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên từ bỏ ‘ảo tưởng’ hạt nhân
Thủ tướng Malaysia đối mặt chiến dịch lật đổ từ các đảng đối lập
Trung Quốc triển khai một loạt biện pháp trừng phạt Triều Tiên
Trung Quốc phản đối mọi hoạt động ly khai của Đài Loan
Chính phủ mới của Myanmar sẽ giảm số lượng bộ trưởng
Viễn cảnh Hàn Quốc chế tạo vũ khí hạt nhân
Nhiều nước Đông Nam Á thời gian qua đã xóa sổ hàng loạt đường dây tội phạm người Trung Quốc lừa đảo với thủ đoạn tinh vi.
Triều Tiên “tự ký án tử hình”
Canada thay đổi chính sách nhập cư diện vợ chồng
Vì sao mức tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc giảm?
Nga sẽ điều tàu sân bay đến Địa Trung Hải
Hơn 3.000 người thiệt mạng trong cuộc nội chiến ở Yemen
Bất chấp Trung Quốc, Mỹ-Hàn đàm phán hệ thống đánh chặn
Philippines bắt tàu Triều Tiên sau lệnh trừng phạt của LHQ
Tàu Trung Quốc lởn vởn gần tàu sân bay Mỹ ở biển Đông
Ngân sách quốc phòng Trung Quốc sẽ tăng 7,6%
Nhật Bản cho Philippines thuê máy bay tuần tra biển Đông
Triều Tiên tổng động viên ngay trước cuộc tập trận Mỹ - Hàn
Nổ động cơ tàu chở khách ở Thái Lan, 50 người bị thương
EU, Trung Quốc mở rộng trừng phạt Triều Tiên
Mỹ sắp triển khai pháo đài bay B-52 chống IS
Ông Kim Jong-un: Ngày tàn của Tổng thống Hàn Quốc sắp đến
Campuchia bắt hàng chục người Trung Quốc nghi lừa đảo
Quốc hội Trung Quốc đổ lỗi Mỹ quân sự hoá Biển Đông
Australia đổ tiền sắm vũ khí kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông
Cựu tổng thống Brazil bị điều tra tham nhũng
Suy giảm kinh tế, Trung Quốc định giảm 300.000 quân nhân
Trung Quốc lo lắng trước kho nguyên liệu hạt nhân dư thừa của Nhật
Ngoại trưởng Mỹ hủy thăm Cuba vì bất đồng vấn đề nhân quyền
Sai lầm chí mạng khiến Trung Quốc đánh mất "thời cơ vàng"
Ukraine kháng kiện vụ nợ tiền của Nga
Quỹ đầu tư châu Á: 'Nên mua chứng khoán Việt Nam'
Nếu Trump thực hiện đúng theo các cam kết tranh cử của mình, Mỹ thực sự sẽ rơi vào một cuộc suy thoái kéo dài. Dưới đây là các sai lầm tai hại trong chính sách kinh tế của ông Trump, theo CNN Money.
Dân Nga ủng hộ ông Putin tiếp tục làm tổng thống
Kim Jong-un yêu cầu quân đội sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân
Hải quân bốn nước tuần tra biển Đông?
Cấm vận sẽ bóp nghẹt kinh tế Triều Tiên
Ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2016 tăng 7-8%
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự