tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

“Ngoại giao thầm lặng” của Mỹ sau phán quyết Biển Đông

  • Cập nhật : 14/07/2016

(The gioi)

Mỹ đang thực hiện chính sách “ngoại giao thầm lặng” để thuyết phục các nước như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác kiềm chế sau khi tòa trọng tài quốc tế bác “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông - một phán quyết mà đến nay Bắc Kinh vẫn ngang ngược chối bỏ.

toa trong tai quoc te da bac yeu sach "duong luoi bo" cua trung quoc o bien dong. (anh: reuters)

Tòa trọng tài quốc tế đã bác yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông. (Ảnh: Reuters)

Một quan chức giấu tên của Mỹ cho biết: “Điều mà chúng tôi muốn đó là để mọi thứ dịu xuống để các vấn đề có thể được giải quyết một cách lý trí thay vì cảm tính”.

Nguồn tin cho biết thêm, một số thông điệp được truyền đi thông qua các đại sứ quán Mỹ ở nước ngoài, các phái đoàn ngoại giao ở Washington, trong khi số khác được chính các quan chức cấp cao Mỹ truyền đạt, ví dụ như Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter, Ngoại trưởng John Kerry và các quan chức khác.

“Đây là lời kêu gọi sự thầm lặng, thay vì bùng phát chống lại Trung Quốc ở khu vực - điều có thể gây ra hiểu lầm rằng Mỹ đang đứng đầu một liên minh chống Trung Quốc, quan chức trên nói.

Chính sách “ngoại giao thầm lặng” của Mỹ đưa ra sau khi tòa trọng tài quốc tế phán quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông. Sau phán quyết này, Đài Loan hôm qua 13/7 đã điều một tàu chiến tuần tra ở Biển Đông. Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu tuyên bố nước này sẽ tăng cường các biện pháp phòng thủ xung quanh đảo Natuna, khu vực thường xuyên bị tàu cá Trung Quốc quấy nhiễu thời gian qua. Ông Ryacudu cho biết các biện pháp này gồm triển khai tàu chiến, máy bay chiến đấu F-16, tên lửa đất đối không, radar và máy bay do thám. Ngoài ra, Jakarta cũng sẽ tiến hành xây dựng các cảng biển mới và nâng cấp một đường băng. Indonesia cũng sẽ đưa thêm lực lượng không quân đặc nhiệm, lực lượng tác chiến trên biển và một tiểu đoàn lục quân tới quần đảo Natuna.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết, trước thềm phán quyết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter đã nói rằng Trung Quốc cam kết với Mỹ sẽ kiềm chế, và Mỹ cũng đưa ra cam kết tương tự.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cũng nói rằng: "Điều mà chúng tôi muốn thấy ở khu vực châu Á là xu hướng hạ nhiệt căng thẳng và chúng tôi muốn tất cả các bên có tranh chấp chủ quyền cùng suy ngẫm để tìm ra một phương cách giải quyết hòa bình”. Tuy nhiên, nếu nỗ lực này không thành, các tranh chấp leo thang thành căng thẳng đối đầu, Hải quân và Không quân Mỹ sẽ thực thi cam kết tuần tra tự do hàng không hàng hải ở khu vực, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết hôm qua.

Phán quyết của tòa trọng tài được cho là sẽ trở thành đề tài thảo luận chính tại hội nghị bộ trưởng ASEAN diễn ra cuối tháng 7 này tại Lào. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị dự kiến cũng tham dự cuộc họp.

(Theo Dân Trí)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục