Hiệp hội Luật gia châu Á- Thái Bình Dương (COLAP) kêu gọi các bên tranh chấp tôn trọng quyết định của Tòa Trọng tài của Liên Hợp quốc về vụ kiện “đường chín đoạn” nhằm duy trì an ninh, ổn định và hòa bình trong khu vực.

Trung Quốc và Đài Loan đang tìm tiếng nói chung sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi lý của cả hai ở biển Đông.
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hôm 13-7 ra lệnh điều tàu tuần tra đường lãnh hải tranh chấp nhằm thể hiện “quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia".
Động thái trên diễn ra sau khi PCA phán quyết “đường chín đoạn” mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố không có cơ sở pháp lý. Đáng chú ý, PCA cũng cho rằng đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Đài Loan chiếm đóng) là “bãi đá” chứ không phải là đảo nên không được hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Quyết định triển khai tàu chiến từ TP Cao Hùng của Đài Loan có thể làm leo thang căng thẳng trong khu vực.
Cùng ngày 13-7, Trung Quốc dọa sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân thậm chí còn ca ngợi hành động của Đài Loan.
Theo giới phân tích, tuy tẩy chay phiên tòa song Bắc Kinh dường như cóbắt tay với Đài Loan để vận động hành lang. Chính quyền của nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu khi đó có nộp lên tòa những tài liệu đòi công nhận vùng đặc quyền kinh tế quanh đảo Ba Bình.
Hôm 12-7, bà Thái cho rằng phán quyết của PCA không có hiệu lực đối với Đài Loan vì PCA không chính thức mời Đài Loan tham gia phiên tòa.
Theo trang Bloomberg, những phát ngôn của bà Thái đẩy bà rơi vào tình huống khó xử với đồng minh Mỹ, nước đối trọng với Trung Quốc trong khu vực. Ông Jerome Cohen, Giáo sư luật Trường ĐH New York, nhận định việc bà Thái bác bỏ phán quyết của PCA là một sai lầm lớn.
"Bà Thái sẽ bị người dân Đài Loan chỉ trích vì đi theo con đường vô luật lệ của Trung Quốc trong khi chính Bắc Kinh chịu trách nhiệm cho việc Đài Bắc bị loại khỏi quá trình xét xử” - ông Cohen nói thêm.
Ông Nick Bisley, giáo sư quan hệ quốc tế tại Trường ĐH La Trobe (Úc), cũng cho rằng bà Thái đang ở “thế khó” bởi những tuyên bố của Đài Loan và Trung Quốc thực tế là giống nhau. “Đưa ra cách giải quyết duy trì được quan điểm của Đài Loan mà không giống với lập trường của Trung Quốc thật sự rất phức tạp” - chuyên gia này nhận định.
Hiệp hội Luật gia châu Á- Thái Bình Dương (COLAP) kêu gọi các bên tranh chấp tôn trọng quyết định của Tòa Trọng tài của Liên Hợp quốc về vụ kiện “đường chín đoạn” nhằm duy trì an ninh, ổn định và hòa bình trong khu vực.
Mỹ đang thực hiện chính sách “ngoại giao thầm lặng” để thuyết phục các nước như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác kiềm chế sau khi tòa trọng tài quốc tế bác “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông - một phán quyết mà đến nay Bắc Kinh vẫn ngang ngược chối bỏ.
Cựu Tổng thống Philippines ca ngợi phán quyết biển Đông
Campuchia truy tố kẻ bắn chết nhà bình luận đối lập
Trung Quốc ngược ngạo công kích tòa PCA
Đài Loan điều tàu hộ vệ tên lửa ra Biển Đông sau phán quyết 'đường lưỡi bò'
Sau phán quyết PCA, Trung Quốc tính đường xuống nước?
Lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải lựa chọn giữa việc bị coi là xem thường luật pháp quốc tế với sức ép trong nước đòi phản ứng quyết liệt với phán quyết Biển Đông.
Truyền thông Trung Quốc đang nỗ lực để thế giới biết rằng họ "thực sự, chắc chắn và tuyệt đối không quan tâm đến phán quyết 'đường lưỡi bò'".
Trung Quốc cảnh báo về 'cái nôi chiến tranh' ở Biển Đông
Mỹ - Hàn chọn địa điểm đặt hệ thống THAAD
Trung Quốc liên tiếp đưa máy bay dân sự đáp xuống Trường Sa
“Bà đầm thép” II của Anh nhậm chức
Trung Quốc dọa lập ADIZ sau phán quyết về 'đường lưỡi bò'
Nước nào cũng chỉ kẻ vùng đặc quyền kinh tế của mình từ đường cơ sở trở ra đến 200 hải lý mà thôi, chứ không có chuyện khơi khơi nói tổ tiên tôi hồi xưa đã tới đó rồi nhận vơ là của mình...
Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao sau phán quyết dứt khoát về biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague (Hà Lan) hôm 12-7. Các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã đưa ra một số nhận định.
Tham vọng tìm kiếm vai trò lãnh đạo toàn cầu bên cạnh Washington có thể bị đe dọa bởi hình ảnh một Bắc Kinh “đứng ngoài vòng pháp luật”
Indonesia tính điều tiêm kích F-16 đến quần đảo ở Biển Đông
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi các bên ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế
Singapore nâng nhà ga, xây tường chống nước biển dâng
Maroc - Mô hình thành công trong cuộc chiến chống khủng bố
Nga điều 6 máy bay ném bom tầm xa diệt IS tại Syria
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự