tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Trung Quốc "uy hiếp" Abenomics của Nhật Bản?

  • Cập nhật : 25/08/2015

(Tin kinh te)

Trong số những nạn nhân từ việc phá giá Nhân Dân Tệ của Trung Quốc thì nạn nhân chịu ảnh hưởng lớn nhất chính là Nhật Bản. Và một lần nữa cơ hội cho thống đốc NHTW Nhật Bản (BOJ) có thể rút chân ra khỏi chương trình nới lỏng tiền tệ khổng lồ lại đang bị đe dọa.

Sau cùng thì đồng yên Yếu chính là bước đi cốt lõi tiên phong trong chính sách Abenomic của thủ tướng Shinzo Abe nhằm chấm dứt 25 năm chìm trong giảm phát của nền kinh tế Nhật Bản. Chính sách kinh tế Abenomics gồm có 3 phần chính, nhưng trong đó nới lỏng tiền tệ hiện vẫn là điều duy nhất đang được thực hiện một cách mạnh tay. Nới lỏng chính sách tài khóa (các vấn đề thuế, lương,đầu tư công) đã bị triệt tiêu hiệu quả khi Nhật tăng thuế tiêu dùng vào năm ngoái trong nỗ lực thu hẹp ngân sách. Các cải cách cấu trúc doanh nghiệp đang được thực hiện với rất ít hiệu qu, đời sống người lao động chưa có sự cải thiện là mấy.
 

thu tuong nhat ban

Thủ tướng nhật bản

Đồng Nhân dân tệ giảm giá mạnh ngay lập tức đã làm nổi lên 2 vấn đề đối với cách thức thúc đẩy kinh tế của chính phủ Nhật Bản hiện nay:

Đầu tiên đó là xuất khẩu bị suy giảm. Xét trên phương diện thương mại song phương Trung - Nhật, khi Bắc Kinh đẩy giá trị đồng Nhân Dân Tệ xuống thấp hơn, Yên Nhật sẽ tăng giá so với Nhân Dân Tệ. Những dữ liệu phân tích của nhà kinh tế Yuki Masujima đã chỉ ra rằng thương mại với Trung Quốc đóng góp tới 13% vào GDP của Nhật Bản. Mức này còn cao hơn cả đóng góp từ thương mại song phương với Mỹ, một khách hàng truyền thống của Nhật. Do đó, đối với chính sách kinh tế của Nhật Bản thì tỷ giá hối đoái giữa Yên Nhật và Nhân Dân Tệ (JPY/CNH) bây giờ có ảnh hưởng mạnh hơn cả tỷ giá Yên và USD (USD/JPY).

Khi Nhân Dân Tệ mất giá so với USD cũng có nghĩa mất giá so với Yên Nhật do giá trị các tiền tệ được tính toán với một trọng số lớn là đồng USD. Vậy thì lợi thế giá, chi phí sản xuất đã nghiêng một phần đáng kể để gia tăng lợi thế cho các hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Nhật, sẽ càng khiến các công ty Nhật gặp khó khăn hơn.

Vấn đề thứ 2 đó là tâm lý. Dân chúng Nhật Bản từ lâu đã cảm thấy có điều gì đó như một gánh nặng tâm lý từ tinh thần chủ nghĩa Dân Tộc khi tăng trưởng kinh tế của họ đang gia tăng sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Trước đó NHTW Nhật (BOJ) đã trấn an nền kinh tế bằng cách cho rằng tăng trưởng của Trung Quốc đồng nghĩa với việc hàng triệu khách du lịch Trung Quốc đang và sẽ mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại khắp nước Nhật Bản khi tới đây du lịch.

Giờ đây, một loạt các bất ổn kinh tế của Trung Quốc nổi lên, làm nhiều người ta nghi ngờ rằng mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dường như đang gặp thất bại, điều này càng làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của vấn đề tỷ giá hối đoái trong chính sách kích thích kinh tế của chính phủ Nhật.

Đó cũng là những vấn đề lớn đối với thủ tướng Shinzo Abe, khi tỷ lệ ủng hộ ông đang ở mức thấp dưới 30%. Kinh tế đang tiếp tục suy yếu, những cử tri đã từng hy vọng ông Abe có thể giải quyết, thực hiện cải cách nền kinh tế Nhật Bản cho tới lúc này, vẫn chưa nhìn thấy được kết quả to lớn nào. Lạm phát sau điều chỉnh giảm 2,9% trong tháng 6, một dấu hiệu báo trước GDP quý II của nước này năm nay có thể thực sự sẽ rất đáng thất vọng.

Một câu hỏi được nêu ra đó là, liệu một nhà lãnh đạo với các quyết sách không nhận được nhiều sự ủng hộ (như ông Shinzo Abe) có thể làm tiêu tan hoặc dịu lại các nỗi đau của nền kinh tế Nhật hay không? Nhưng có lẽ là cần thiết, vì ông có sự cương quyết và cái nhìn riêng. Nhà kinh tế Richard Katz cho rằng “thủ tướng Abe đã làm được một số điều, ông đã cứng rắn khi đi ngược lại dòng quan điểm số đông trong nhiều vấn đề để tránh cho kinh tế Nhật sụt giảm hơn nữa”. Sau 961 ngày cầm quyền, tất cả những gì Abenomics đã đạt được đó là một đồng Yên suy yếu đáng kể - hỗ trợ xuất khẩu, giảm nhập khẩu, cùng với đó là những bước đi khiêm tốn để thắt chặt việc điều hành, quản lý doanh nghiệp và tuyên truyền các biểu ngữ/thông điệp yêu cầu các công ty thuê thêm nhiều phụ nữ.

Có một điều quan trọng nữa ở đây đó là bước đi của Trung Quốc trong việc phá giá Nhân Dân Tệ lẫn sự suy yếu đang hiện ra trong nền kinh tế nước này có lẽ chính là chất xúc tác khiến ông Abe sẽ hành động một cách mạnh tay trong cải cách cấu trúc nền kinh tế. Bằng việc làm giảm lợi thế của một đồng Yên Nhật yếu đối với Nhật Bản. Trung Quốc có lẽ đang làm tăng sự gấp rút của ông Abe để thúc đẩy tính cạnh tranh, những đổi mới trong nền kinh tế và vấn đề lương của người lao động.

Chuyên gia kinh tế Koichi Hamada cho rằng: sự gấp rút của thủ tướng Shinzo Abe đang hướng Nhật Bản tới một giai đoạn nới lỏng kinh tế hơn nữa. Tầm ảnh hưởng từ cú sốc Nhân Dân Tệ hay sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc đối với kinh tế thế giới lớn hơn nhiều lần vấn đề của Hy Lạp. Và với Nhật Bản, việc phá giá Nhân Dân Tệ có thể bù đắp bởi những hành động nới lỏng nữa của BOJ.

Nhưng ông Abe sẽ khôn ngoan trong việc phản hứng với sự biến đổi tình hình này bằng nhiều biện pháp rộng hơn, chứ không chỉ làm suy yếu đồng Yên Nhật. Nếu Nhật Bản phát tín hiệu cảnh báo rằng họ chỉ cần làm suy yếu đồng nội tệ của mình để giải quyết tình hình thì đó chắc chắn không phải toàn bộ ý định của họ. Nếu thủ tướng Shinzo Abe đã thực hiện không chỉ việc làm Yên Nhật giảm 35% giá trị kể từ cuối 2012 cho tới nay mà còn thực hiện cùng lúc các biện pháp cải cách mới thì hiện giờ có lẽ Nhật Bản sẽ không phải đối mặt với sự hiện diện của cuộc suy thoái khác nữa.

Trừ khi thủ tướng Nhật thay đổi xu hướng, lập trường của chính sách Abenomics - điều cần đó là một sự cải cách tổng hợp hơn chứ không chỉ có sự hỗ trợ nhất thời từ một chính sách tiền tệ nởi lỏng mạnh tay, Abenomic sẽ chỉ được nhớ đến như một chính sách mà chủ yếu làm lợi cho các quỹ phòng hộ chứ không phải làm lợi cho những hộ gia đình Nhật Bản.

Hôm 12/8, trong một thông cáo báo chí ngắn gọn hiếm khi, NHTW Trung Quốc PBOC đã trấn an nỗi sợ về những bước đi lớn trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ của mình đang làm mất ổn định thị trường. Nhưng đó là những gì họ nói, và nếu tăng trưởng kinh tế không đạt được mục tiêu, để giải quyết vấn đề nội tại của mình, Bắc Kinh sẽ làm suy yếu Nhân Dân Tệ bất chấp các ảnh hưởng gây ra cho những đối tác thương mại toàn cầu. Đối với Nhật Bản lúc này, sẽ phụ thuộc vào việc Tokyo sẽ phản ứng như nào với những thay đổi chính sách của Trung Quốc hiện tại và có thể là trong tương lai.

Đây có thể là thời điểm quyết định để Abenomic đạt được mục đích của mình là kéo lại, giữ vững, cải thiện nền kinh tế Nhật hay nó sẽ trở thành một tai họa đối với nền kinh tế trị giá 4,6 nghìn tỷ USD của Nhật do uy lực ảnh hưởng từ Trung Quốc?

(Theo CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục