Trả lời Thanh Niên Online, giáo sư Carl Thayer (Úc) cho rằng Trung Quốc sẽ tiến hành các chiến dịch trên mặt trận thông tin để khiến các nước trong khu vực lo lắng về hoạt động tuần tra trên Biển Đông của Mỹ.

Thỏi nam châm” lớn nhất hút Trung Quốc về phía Anh chính là thủ đô London – trung tâm của hệ thống tài chính toàn cầu, nơi mà Trung Quốc muốn đồng nhân dân tệ có vai trò quan trọng hơn.
Nữ hoàng Elizabeth II và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngồi trên xe ngựa hoàng gia đi trên đại lộ The Mall để tới cung điện Buckingham ở London ngày 20/10. Nhà lãnh đạo Trung Quốc và đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viên đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh - Ảnh: Reuters.
Đã hơn một thập kỷ trôi qua kể từ lần cuối cùng một vị Chủ tịch Trung Quốc tới thăm nước Anh. Mối quan hệ Trung – Anh vốn không thực sự mặn mà. Tuy nhiên, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới London trong tuần này là minh họa rõ ràng nhất cho thấy mối quan hệ ấy đã lớn mạnh như thế nào trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung có phần căng thẳng.
Mấy năm gần đây, Anh đã dựa vào dòng vốn từ Trung Quốc để tài trợ cho mọi thứ, từ đường sắt và các dự án nhà ở cho tới nhà máy điện hạt nhân. Khoảng 10 năm trước, điều này chưa từng xảy ra. Tuy nhiên, đến năm 2011, sau khi đã quá “mệt mỏi” với việc dư thừa ngoại tệ, Bắc Kinh bắt đầu đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Hướng đến mục tiêu tìm kiếm những khoản lãi và tìm thị trường cho lượng sắt thép dư thừa, Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 18 tỷ USD vào Liên minh châu Âu (EU) trong năm ngoái. Anh đã trở thành nước đứng đầu trong danh sách các nước đón nhận dòng vốn đầu tư của Trung Quốc với tỷ lệ lên đến hơn 30%.
Vị thế là đồng minh thân cận của Mỹ và là cửa ngõ thương mại để bước vào thị trường EU là những nét hấp dẫn lớn nhất của Anh. Ngoài ra các chính trị gia của nước này cũng khá khôn khéo. Khi Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne tới thăm Trung Quốc hồi đầu năm nay, ông đã dành được thiện cảm của nước chủ nhà khi tới thăm vùng đất Tân Cương. Tại đây hai bên đã thảo luận về kinh tế chứ không phải là vấn đề nhân quyền.
Tuy nhiên, “thỏi nam châm” lớn nhất hút Trung Quốc về phía Anh chính là thủ đô London – trung tâm của hệ thống tài chính toàn cầu, nơi mà Trung Quốc muốn đồng nhân dân tệ có vai trò quan trọng hơn.
Cả Trung Quốc và Anh đều muốn London trở thành nơi mà đồng nhân dân tệ sẽ được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động thanh toán và giao dịch. Một số biện pháp kỹ thuật đã được đưa ra như thành lập trung tâm giao dịch hoán đổi tiền tệ với quy mô lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc đang có kế hoạch phát hành một lô trái phiếu niêm yết bằng nhân dân tệ ở London.
Những sáng kiến này là một phần của kế hoạch rộng hơn nhằm sử dụng thương mại để nâng cao tầm ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc ở Trung Đông và châu Âu. Sự ra đời của Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) vào năm ngoái là động thái rõ nét nhất và Anh là nước phát triển đầu tiên đăng ký gia nhập AIIB.
Kể từ năm 2005 đến nay, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc đã tăng gần gấp 4 lần, đồng thời tỷ trọng đóng góp vào GDP toàn cầu cũng tăng gần gấp đôi (lên 17%). Do đó, từ góc nhìn của nước Anh, cư xử hài hòa với Trung Quốc cũng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Có hàng trăm công ty Anh đang hoạt động ở Trung Quốc, và Chính phủ của Thủ tướng David Cameron cũng muốn rằng đến năm 2020 Trung Quốc sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Anh.
Dẫu vậy, Trung Quốc là một đối tác chính trị có những đặc điểm hoàn toàn khác biệt với những “giá trị phương Tây”. Ông Tập đang theo đuổi chiến dịch chống tham nhũng lớn nhất từ trước đến nay trong bối cảnh nền kinh tế có quá nhiều điểm mơ hồ.
Theo số liệu được Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố hôm 19/10, GDP của nước này tăng trưởng 6,9% trong quý III. Tuy nhiên, những số liệu mới nhất về các hoạt động đầu tư, sản xuất và ngành dịch vụ đều cho thấy mức tăng trưởng yếu hơn. Quá trình “tái cân bằng” nhằm chuyển đổi từ mô hình kinh tế dựa vào đầu tư sang dựa vào tiêu dùng đang diễn ra khá chậm chạp.
Từ góc nhìn của Trung Quốc, vấn đề lớn nhất là việc Anh đe dọa rút khỏi EU. Một cuộc bỏ phiếu rời khỏi liên minh này sẽ khiến dòng vốn từ Trung Quốc gặp nguy hiểm. Nếu Anh ra đi, vị thế trung tâm tài chính của London cũng như sức khỏe của nền kinh tế Anh sẽ bị đe dọa.
Trả lời Thanh Niên Online, giáo sư Carl Thayer (Úc) cho rằng Trung Quốc sẽ tiến hành các chiến dịch trên mặt trận thông tin để khiến các nước trong khu vực lo lắng về hoạt động tuần tra trên Biển Đông của Mỹ.
Tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tình trạng già hóa dân số ... là những thách thức mà Trung Quốc phải giải quyết nếu muốn có bước nhảy vọt.
Việc Mỹ lựa chọn tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh hai bãi đá ngầm này được đánh giá là khôn khéo, phù hợp với quy định của công ước luật biển quốc tế UNCLOS.
Tiến hành tuần tra biển Đông là hành động cứng rắn nhất mà Mỹ thực hiện trong thời gian qua.
Các chuyên gia nhận định Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng hiện diện quân sự ở khắp vùng Ấn Độ Dương trong khuôn khổ một chiến lược được gọi là “Chuỗi Ngọc Trai”.
Mỹ coi Biển Đông là một trong những vấn đề quan trọng mà nước này quan tâm trong quan hệ với Trung Quốc, còn Anh gần như chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế thương mại với Trung Quốc.
Các chuyên gia quốc tế nhận định việc Trung Quốc xây hải đăng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam là một âm mưu xảo quyệt nhằm khiến các nước "vô tình" công nhận tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Khi quyết tuần tra gần đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp, Mỹ có thể rơi vào cái bẫy "quân sự hóa" của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Quyết định can thiệp vào Syria không chỉ giúp Nga bảo vệ chính quyền Tổng thống Assad, củng cố lợi ích chiến lược trong khu vực, mà còn mở rộng hiện diện tại Địa Trung Hải, khẳng định vị thế siêu cường quân sự.
Lâu nay, mối quan hệ “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt” giữa ba cường quốc kinh tế của thế giới là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc chưa bao giờ hết nóng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự