Trung Quốc đã tuyên bố đã có kế hoạch tăng cường vai trò của nước này trong cuộc chiến quốc tế chống lại chủ nghĩa khủng bố sau hàng loạt vụ tấn công ở Paris, Pháp hôm 13/11.

Chính sách về Trung Đông của Mỹ được thực hiện một cách nhất quán và bài bản hơn những gì người ta nghĩ.
Chiến lược rõ ràng
Trong những năm qua, việc Mỹ rút quân khỏi Iraq, “nhượng bộ” Iran hay đang nhùng nhằng trong cuộc chiến với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng…tiếp tục được dẫn ra làm bằng chứng cho thất bại của Mỹ ở Trung Đông.
Mới đây nhất, khi Nga có động thái tăng cường sự hiện diện quân sự tại Syria, những chỉ trích nhằm vào chính quyền của Tổng thống Obama càng trở nên gay gắt.
Thậm chí có ý kiến cho rằng nước Mỹ đã không có một tầm nhìn chiến lược về khu vực trọng yếu này và giờ đây đang thất thế trước Nga.
Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ bước đi của Mỹ tại Trung Đông trong gần 8 năm qua dưới thời Tổng thống Obama, có thể thấy một chiến lược nhất quán.
Ông Obama đã nhậm chức với một niềm tin rằng việc giảm đầu tư to lớn về quân sự và chính trị của Mỹ ở Trung Đông là một lợi ích an ninh quốc gia sống còn theo cách riêng của nó.
Việc chiếm đóng Iraq cùng sự thái quá của cuộc chiến chống khủng bố đã đẩy nước Mỹ vào tình trạng mở rộng quá mức, đặc biệt tại thời điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế.
Mỹ đã xác định lại quy mô “dấu chân” của mình ở khu vực này, không chỉ giảm sự hiện diện vật chất mà còn là thực thi sự kiềm chế về mặt ngoại giao, thoái lui và thách thức các đồng minh trong việc gánh trách nhiệm lớn hơn đối với an ninh của chính họ.
Chính quyền của ông Obama đã theo đuổi một cách nhất quán đối với chiến lược này, đặt ưu tiên cho nó lên trên hết đồng thời kiên quyết chống lại những nỗ lực làm nó trệch hướng.
Một chiến lược rõ ràng và mạch lạc đã giúp Mỹ thực thi các sáng kiến lớn về các vấn đề mà bản thân Tổng thống Obama xem như đang nổi lên tới mức độ đe dọa các lợi ích an ninh quốc gia cốt lõi của Mỹ: chương trình vũ khí hạt nhân của Iran, chủ nghĩa khủng bố, xung đột Israel-Palestine cũng như cuộc chiến ở Iraq.
Tránh sa lầy
Không nên nghĩ rằng Mỹ “không dám” hay “sợ” phải can thiệp trực tiếp vào tình hình Libya hoặc Syria. Đơn giản là chính quyền của ông Obama tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách giải thoát Mỹ khỏi các cuộc chiến hiện tại và tránh bị lôi kéo vào những cuộc chiến mới.
Việc Mỹ hiện chỉ có một số lượng tương đối nhỏ quân nhân với vai trò tư vấn và hỗ trợ ở Iraq, cũng như sự hiện diện thậm chí còn hạn chế hơn ở Libya, Syria và Yemen, được nhìn nhận như một “thành tựu lớn”.
Hay đơn giản hơn, đó là sự né tránh khôn khéo của người Mỹ.
Giới phân tích Mỹ cho rằng chính quyền của ông Obama không đưa ra cam kết quân sự, không can thiệp vào cuộc chiến Syria do đã hiểu được những rủi ro, nhất là nguy cơ leo thang.
Theo đó, khi can thiệp thì một vùng cấm bay có thể sẽ nhanh chóng khống chế được lực lượng không quân của Syria, song nó sẽ không bảo vệ được các lực lượng nổi dậy khỏi các loạt đạn súng cối cũng như các hoạt động tấn công mặt đất.
Trung Quốc đã tuyên bố đã có kế hoạch tăng cường vai trò của nước này trong cuộc chiến quốc tế chống lại chủ nghĩa khủng bố sau hàng loạt vụ tấn công ở Paris, Pháp hôm 13/11.
Trong bài phân tích độc quyền cho Thanh Niên, Giáo sư Jeffrey D.Sachs - cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon - đề xuất những cải tổ lớn nhân dịp cơ quan này tròn 70 tuổi.
Những gì nước Pháp vừa trải qua trong đêm 13/11 tại Paris và Saint-Denis là một hành động gây chiến. Và đã là hành động gây chiến thì nước Pháp phải có những quyết định phù hợp.
Theo ước tính, sản lượng dầu mỏ từ những vùng mà ISIS kiểm soát lên tới khoảng 34.000 – 40.000 thùng mỗi ngày. Với giá bán từ 20 đến 45 USD/thùng, trung bình ISIS có thể kiếm 1,5 triệu USD mỗi ngày.
Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ phạm tội thấp nhưng đáng ngạc nhiên là nước này lại là quê hương của một trong những mạng lưới tội phạm lớn nhất thế giới - yakuza.
Cuộc tấn công liên hoàn ở nước Pháp đêm 13-11 khiến hơn 150 người thiệt mạng, 200 người bị thương là vụ đẫm máu nhất châu Âu kể từ vụ đánh bom tàu lửa Marid, Tây Ban Nha hồi tháng 3-2014. Trong lịch sử châu Âu đã xảy ra rất nhiều vụ khủng bố đẫm máu. Hãng tin AFP đã thống kê bảy vụ tấn công đẫm máu nhất ở châu Âu trong vài thập niên qua.
Trong quá khứ, người ta đưa ra các dự đoán theo phương pháp ngoại suy từ một vài nguồn dữ liệu không đáng tin cậy và vì vậy không có được cái nhìn tổng quát trong hoạt động kinh tế như khi sử dụng Big Data.
Kế hoạch quân sự của Mỹ và phương Tây tại Syria, bao gồm mục tiêu lớn là tiêu diệt tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), đang đi vào ngõ cụt sau những thất bại nghiêm trọng và đáng xấu hổ.
Ngày 11-11, tại hội trường Tòa thị chính Toshima, Tokyo, Nhật Bản, Tập đoàn truyền thông SankeiFuji và các tòa báo Sankei, Fuji đã tổ chức hội thảo, triển lãm ảnh “Hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại biển Đông và những tác động tiêu cực đến an ninh khu vực và môi trường sinh thái biển".
Các dự án thủy điện trên sông Mekong đe dọa mất cân đối nguồn nước, suy giảm nguồn thủy sản, phù sa và hệ sinh thái cho Đồng bằng sông Cửu Long.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự