Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ phạm tội thấp nhưng đáng ngạc nhiên là nước này lại là quê hương của một trong những mạng lưới tội phạm lớn nhất thế giới - yakuza.

Các dự án thủy điện trên sông Mekong đe dọa mất cân đối nguồn nước, suy giảm nguồn thủy sản, phù sa và hệ sinh thái cho Đồng bằng sông Cửu Long.
Tại hội thảo “Thủy điện Mekong: khoa học, chính sách và tiếng nói cộng đồng” do Trung tâm Con người và thiên nhiên Việt Nam tổ chức chiều 10-11 tại An Giang, nhiều chuyên gia, tổ chức trong nước và quốc tế đã lên tiếng cảnh báo về ảnh hưởng của các đập thủy điện trên sông Mekong.
Theo báo cáo tại hội thảo, ngoài 6 đập chính đã hoàn thành trên phía thượng nguồn ở Trung Quốc, 11 con đập khác dự kiến xây dựng tại Lào và Campuchia sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng đối với khu vực, đặc biệt với ĐBSCL nằm ở cuối nguồn.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn, Việt Nam bị ảnh hưởng vô cùng lớn. Trước hết làm tổn thất nặng hai trụ cột kinh tế lớn nhất của ĐBSCL là nông nghiệp và thủy sản.
Tiếp đến sẽ làm suy giảm hệ sinh thái đất ngập nước và tính đa dạng sinh học gần như vĩnh viễn, không thể khôi phục.
Người nghèo là đối tượng bị tổn thương nặng nề nhất, dẫn tới việc di cư trên diện rộng làm xáo trộn xã hội. Khi vận hành thủy điện sẽ làm các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL khó thực hiện và phát sinh thêm nhiều hệ lụy mới càng khó giải quyết.
PGS.TS Lê Anh Tuấn, viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu Đại học Cần Thơ, cho biết các dự án này sẽ đe dọa mất cân đối nguồn nước, suy giảm nguồn thủy sản, phù sa và hệ sinh thái cho ĐBSCL.
“Về thủy sản tự nhiên mỗi năm chỉ riêng cá trắng di cư theo mùa sẽ mất 220.000 - 440.000 tấn, tương đương 0,5 - 1 tỉ USD”, ông Tuấn cảnh báo.
Bà Ame Trandem, đại diện Tổ chức Sông ngòi quốc tế, dẫn nghiên cứu mới đây của Đại học Portland (Mỹ), việc xây đập làm thủy điện ở thượng nguồn sẽ gây thiệt hại gấp 10 lần lợi ích từ nó mang lại.
“Sẽ có hơn 40 triệu người dân sống bên dòng sông này bị ảnh hưởng đến đời sống. Nếu cần nguồn năng lượng thì có nhiều giải pháp, có nhiều lựa chọn thích hợp và hiệu quả hơn”, bà Ame Trandem đặt vấn đề.
Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ phạm tội thấp nhưng đáng ngạc nhiên là nước này lại là quê hương của một trong những mạng lưới tội phạm lớn nhất thế giới - yakuza.
Cuộc tấn công liên hoàn ở nước Pháp đêm 13-11 khiến hơn 150 người thiệt mạng, 200 người bị thương là vụ đẫm máu nhất châu Âu kể từ vụ đánh bom tàu lửa Marid, Tây Ban Nha hồi tháng 3-2014. Trong lịch sử châu Âu đã xảy ra rất nhiều vụ khủng bố đẫm máu. Hãng tin AFP đã thống kê bảy vụ tấn công đẫm máu nhất ở châu Âu trong vài thập niên qua.
Chính sách về Trung Đông của Mỹ được thực hiện một cách nhất quán và bài bản hơn những gì người ta nghĩ.
Trong quá khứ, người ta đưa ra các dự đoán theo phương pháp ngoại suy từ một vài nguồn dữ liệu không đáng tin cậy và vì vậy không có được cái nhìn tổng quát trong hoạt động kinh tế như khi sử dụng Big Data.
Kế hoạch quân sự của Mỹ và phương Tây tại Syria, bao gồm mục tiêu lớn là tiêu diệt tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), đang đi vào ngõ cụt sau những thất bại nghiêm trọng và đáng xấu hổ.
Ngày 11-11, tại hội trường Tòa thị chính Toshima, Tokyo, Nhật Bản, Tập đoàn truyền thông SankeiFuji và các tòa báo Sankei, Fuji đã tổ chức hội thảo, triển lãm ảnh “Hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại biển Đông và những tác động tiêu cực đến an ninh khu vực và môi trường sinh thái biển".
Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Lula del Rosario hôm qua khẳng định vấn đề Biển Đông sẽ không có trong chương trình nghị sự của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Nga đang mở rộng hiện diện quân sự tại Bắc Cực với những tính toán nhắm đến các lợi ích lâu dài, bao gồm nguồn tài nguyên khổng lồ chưa được khai thác ở đây.
Đều là những nền kinh tế đứng đầu nhóm thị trường mới nổi, Ấn Độ và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng.
Những chuyến công du tới Việt Nam, Singapore, Anh của ông Tập được đánh giá là nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kiểu mới.
Mô hình quan hệ quốc tế mớiqua các chuyến công du của ông Tập
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự