Sau giai đoạn giá sụt giảm mạnh nhất trong vòng một thế kỷ, đang le lói một vài tia hy vọng.

Chính quyền Trung Quốc vừa thông báo xuất khẩu của nước này tiếp tục sụt giảm mạnh trong tháng 8 vừa qua. Giới chuyên gia nhận định ngành công nghiệp Trung Quốc đang tiếp tục suy yếu.
Theo Tân Hoa xã, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết tổng xuất khẩu tháng 8 giảm 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn một chút so với mức giảm 8,9% của tháng 7 từng khiến các thị trường quốc tế rúng động. Nhập khẩu cũng giảm 14,3%.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang hai thị trường Liên minh châu Âu (EU) và Nhật lần lượt sụt giảm 7,5% và 5,9%, Mỹ 1%, Đông Nam Á 4,6%...
Báo International Business Times dẫn lời nhà phân tích Li Gang Liu thuộc Ngân hàng ANZ nhận định dù mức giảm thấp hơn tháng trước nhưng cho thấy việc Bắc Kinh phá giá đồng nhân dân tệ không có tác động lớn đến năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu nước này.
Báo New York Times dẫn lời một số chuyên gia quốc tế nhận định việc xuất khẩu Trung Quốc tiếp tục suy giảm cho thấy ngành công nghiệp sản xuất của nước này đang lao đao. Ngành này đang mất dần một số yếu tố cạnh tranh truyền thống là giá lao động không còn rẻ, đồng nhân dân tệ dù bị phá giá nhưng vẫn tương đối cao.
Các nhà phân tích của Hãng Nomura dự báo với việc tăng trưởng Trung Quốc yếu đi, chính quyền nước này vẫn phải chịu sức ép giảm giá đồng nhân dân tệ để tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên đồng nhân dân tệ sẽ được giảm giá một cách từ từ và từng bước chứ không đột ngột.
Với việc xuất khẩu giảm sút, Chính phủ Trung Quốc buộc phải tăng cường chi tiêu công để kích thích tăng trưởng. Mới đây Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo Bắc Kinh sẽ tăng chi tiêu công năm 2015 thêm 10% chứ không phải 7% như dự kiến ban đầu.
Ủy ban Phát triển và cải cách quốc gia Trung Quốc cũng thông qua sáu dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn với tổng trị giá lên đến 12 tỉ USD.
Sau giai đoạn giá sụt giảm mạnh nhất trong vòng một thế kỷ, đang le lói một vài tia hy vọng.
Là động lực của nền kinh tế Hàn Quốc nhưng nhiều chaebol lại phải đối mặt với những scandal nội bộ, như tranh chấp quyền thừa kế, giao dịch nội gián, gian lận tài chính.
Đang có những nghi ngờ về khả năng ông Obama có thể đưa TPP qua “cửa ải” Quốc hội Mỹ...
Chiến lược bơm càng nhiều dầu thô càng tốt ra thị trường của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) bắt đầu có hiệu quả. Các nhà sản xuất dầu ở nước khác đang chùn bước.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã có cuộc trả lời phỏng vấn trực tiếp trên truyền hình, tổng kết hoạt động của chính phủ trong năm 2015, cũng như đề ra kế hoạch trong năm tới.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho rằng việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thay đổi chính sách cho vay, trong bối cảnh khoản nợ mà Ukraine vay của Nga sắp đáo hạn, làm dấy lên quan ngại về tính công bằng của định chế tài chính có trụ sở tại Mỹ này.
Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới đã giảm năm thứ 6 liên tiếp...
Các tập đoàn dầu mỏ đều có các hợp đồng nhằm phòng vệ khi giá dầu lao dốc. Tuy nhiên, Continental Resources đã "ăn non" và bỏ lỡ 1 tỷ USD.
Giám đốc truyền thông Gerry Rice của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết Ban điều hành của quỹ này đã nhất trí sẽ thay đổi chính sách cho vay hiện hành, qua đó cho phép IMF tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các quốc gia đang được trợ giúp trong trường hợp họ không thể hoàn trả nợ cho các chủ nợ.
Chính phủ Brazil cho biết tỷ lệ lạm phát tính theo năm của nước này đã đạt con số cao nhất trong vòng 12 năm qua, lên đến 10,48%.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự