Trung Quốc đang có kế hoạch khởi động thùng dầu tiêu chuẩn riêng, tương tự như dầu Brent biển Bắc và dầu WTI ngọt nhẹ Bắc Mỹ, vào tháng 10 sắp tới. Các hợp đồng mua bán dầu trên sẽ được thực hiện bằng nhân dân tệ.

Các doanh nghiệp sản xuất Hàn Quốc đứng đầu chuỗi cung ứng thế giới. Xuất khẩu của Hàn Quốc suy giảm sẽ khiến công nghiệp thế giới lao dốc theo.
Theo số liệu Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, trong tháng 8 kim ngạch xuất khẩu quốc gia này giảm mạnh nhất trong 6 năm qua, hay giảm 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống dưới 40 tỷ USD.
Điều này thực sự là một bất ngờ đối với giới phân tích khi chỉ vài chuyên gia dự đoán mức suy giảm cùng lắm chỉ trên 6%. Kim ngạch xuất khẩu Hàn Quốc liên tục giảm kể từ đầu năm nay. Trong tháng 7, kim ngạch xuất khẩu nước này giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley hạ triển vọng tăng trưởng nước này trong năm 2015 xuống 2,3% từ mức 2,5% trước đó.
Xuất khẩu chiếm gần một nửa GDP của Hàn Quốc, và 1/4 trong số này là kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này. Những năm gần đây, Hàn Quốc luôn phải đối mặt với áp lực tăng giá của đồng Won so với đồng Yen Nhật ở những thị trường xuất khẩu chính nước này.
Nay quốc gia này tiếp tục phải chịu sức ép lớn từ nhân dân tệ (NDT). Số liệu công bố ngày hôm qua cho thấy số đơn hàng xe ô tô xuất khẩu giảm mạnh trong tháng 8, giảm gần 30%. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu điện thoại thông minh tăng, song những hãng sản xuất di động mới nổi của Trung Quốc đang chiếm dần thị phần của Samsung (Hàn Quốc) trên thị trường toàn cầu.
Đồng NDT bị phá giá mạnh cũng khiến số lượng khách du lịch Trung Quốc tới Hàn ngày càng giảm hơn sau những tác động bất lợi của dịch MERS tràn vào Hàn Quốc vào tháng 5 khiến 36 người dân nước này thiệt mạng.
Giá dầu giảm cũng là nguyên nhân khiến xuất khẩu của Hàn Quốc suy giảm. Các sản phẩm hóa dầu thuộc nhóm xuất khẩu chủ chốt của Hàn Quốc, giá các mặt hàng này đã giảm hơn 40% so với tháng 8 năm ngoái..
Tuy nhiên, Bộ Thương mại Hàn Quốc lạc quan cho rằng tính theo lượng, xuất khẩu trong tháng 8 vẫn tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2014. Cơ quan này cho rằng giá nhập khẩu hàng hóa thô giảm mạnh khiến những hãng sản xuất nội địa được hưởng lợi. Tháng trước, Bộ trưởng tài chính Choi Kyun-hwan cho rằng việc giảm giá đồng NDT có thể là một lợi thế: nếu xuất khẩu Trung Quốc tăng, điều đó sẽ gia tăng nhu cầu các sản phẩm như linh kiện điện tử. Điều này có lợi cho Hàn Quốc.
Các nhà quan sát không lạc quan như vậy. Giám đốc cơ quan nghiên cứu kinh tế Châu Á (Asian Economic Research) Frederic Neumann thuộc HSBC đánh giá sự suy giảm này là “rất đáng lo ngại”, bởi lâu nay Hàn Quốc luôn được xem là dấu hiệu phản ánh triển vọng thương mại toàn cầu. Những doanh nghiệp sản xuất Hàn Quốc đứng đầu chuỗi cung ứng thế giới.
Theo Neumann, một lượng lớn hàng hóa xuất khẩu Hàn Quốc là thành tố quan trọng để lắp ráp sản phẩm cuối cùng tại quốc gia khác (như máy tính đối với Mỹ và điện thoại thông minh đối với Trung Quốc). Nhu cầu ở khâu này giảm, có nghĩa là nhu cầu về màn hình và vi xử lý cũng giảm theo. Những số liệu kinh tế vĩ mô Hàn Quốc cho thấy “những thay đổi sớm nhất cho chuỗi cung ứng toàn cầu”. Trung Quốc không là nguyên nhân chính của sự suy giảm này, khi kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang thị trường châu Âu giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái, gấp hai lần con số xuất khẩu sang Trung Quốc.
Những số liệu gần đây cho thấy, so với cùng kỳ năm ngoái, kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng yếu ớt 0,3% trong quý II/2015. Đây là mức tăng thấp nhất từ năm 2009. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc gần đây cũng tiến hành một đợt cắt giảm lãi suất chưa từng có tiền lệ đưa lãi suất cho vay xuống mức 1,5%.
Ngày càng nhiều chuyên gia phân tích cho rằng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc sẽ sớm “cho không” đồng Won khi cơ quan này nhóm họp trong ngày 11/9 sắp tới. Nếu Hàn Quốc là dấu hiệu cho tương lai kinh tế toàn cầu, thế giới cần phải thận trọng.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)
Trung Quốc đang có kế hoạch khởi động thùng dầu tiêu chuẩn riêng, tương tự như dầu Brent biển Bắc và dầu WTI ngọt nhẹ Bắc Mỹ, vào tháng 10 sắp tới. Các hợp đồng mua bán dầu trên sẽ được thực hiện bằng nhân dân tệ.
Nga mời gọi các nước đầu tư vào vùng Viễn Đông nhưng chính sách này đối mặt với khó khăn về địa lý và tình hình kinh tế suy giảm của đối tác quan trọng là Trung Quốc.
Panchenggang là nhà máy thép quốc doanh lớn nhất bị đóng cửa trong 60 năm qua, khi công nghiệp nặng dần suy yếu và Trung Quốc chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Chính quyền Trung Quốc vừa thông báo xuất khẩu của nước này tiếp tục sụt giảm mạnh trong tháng 8 vừa qua. Giới chuyên gia nhận định ngành công nghiệp Trung Quốc đang tiếp tục suy yếu.
Những lo lắng về triển vọng kinh tế Trung Quốc và những ảnh hưởng của nó tới kinh tế toàn cầu đã khiến Hội nghị G20 lần này chủ yếu tập trung vào những nỗ lực vực dậy nền kinh tế của Trung Quốc...
Ngày 7/9, tờ Lenta dẫn lời Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Rosneft, Igor Sechin cho biết, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã đề nghị Nga tham gia vào nhóm, song nước này đã quyết định không tham gia mà chỉ là quan sát viên.
Abenomics xem ra cần đột phá hơn nữa nếu muốn cải thiện nền kinh tế Nhật Bản, sau khi lạm phát lại trở về mức 0% lần thứ ba trong năm nay.
Cơ quan thống kê của Trung Quốc (NBS) hôm thứ Hai (7/9) đã điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng năm 2014 của nước này xuống mức 7,3% từ mức 7,4% như số liệu ước tính ban đầu.
Nga và Ả Rập Xê Út có nhiều lý do lớn để tăng cường hợp tác trong chính sách năng lượng. Tuy nhiên, hiện thực hóa điều này có phải là dễ dàng?
Kỳ vọng Trung Quốc có thể là điểm dựa cho Nga vượt qua khó khăn kinh tế ngày càng xa vời khi Bắc Kinh đang phải đối mặt với vấn đề của riêng mình.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự