Với tỉ lệ 6/10 giao dịch hiện nay vẫn bằng tiền mặt hoặc séc, Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng Singapore đang thua kém nhiều quốc gia khác về thanh toán điện tử và điều này cần thay đổi.

Những cuộc gây hấn bằng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên thường được thế giới xem là phô trương lực lượng, nhưng đây có thể chính là cách mà Triều Tiên “kiếm” viện trợ cho nền kinh tế khan hiếm tiền mặt của nước này.
“Đối với Bình Nhưỡng, việc gây hấn mang lại lợi ích kinh tế”, giáo sư Sung Yoon Lee thuộc Đại học Tufts nói trong một cuộc trao đổi với hãng tin CNBC ngày 14/8. “Hành động tốt của Triều Tiên chỉ mang lại sự thờ ơ của những láng giềng giàu có, nhưng hành động xấu lại mang đến cho họ đòn bẩy và hàng tỷ USD viện trợ”.
Theo giáo sư Lee, chính những quốc gia chỉ trích nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un về hành vi gây hấn hạt nhân vẫn sẵn sàng chi những khoản viện trợ ngoại giao lớn được xem là “ngoại giao kiểm soát thiệt hại” nhằm khiến Triều Tiên lùi bước trong chốc lát. “Xuất khẩu sự bất an là một phương tiện để Bình Nhưỡng gặt hái được sự nhượng bộ”, ông Lee nhận định.
Trong 1/4 thế kỷ qua, Triều Tiên đã nhận được khoảng 20 tỷ USD viện trợ tiền mặt, thực phẩm, xăng dầu và thuốc men từ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Theo ông Lee, những khoản viện trợ này đến từ “những lời nói dối được lặp đi lặp lại về giải trừ vĩ khí hạt nhân”.
Trước đây, Bình Nhưỡng thường hứa sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân. Chẳng hạn, vào năm 2007, Triều Tiên nhất trí vô hiệu hóa tất cả các cơ sở hạt nhân của mình để đổi lấy xăng dầu hoặc viện trợ kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, lời hứa này đã không bao giờ được thực thi.
Gần đây hơn, Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng đóng băng chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa nếu Mỹ dừng các cuộc tập trận quân sự chung với Hàn Quốc.
Ông Lee giải thích rằng Triều Tiên đi theo một chu kỳ mà trong đó nước này thường có những hành động gây hấn được tiếp nối bởi các cuộc đàm phán và sự nhượng bộ từ cộng đồng quốc tế. Vị giáo sư dự báo “câu chuyện xưa cũ này sẽ còn tiếp tục trong tương lai gần”.
Thời gian tới, Triều Tiên rất có thể sẽ duy trì chiến thuật này dưới thời chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người ủng hộ xích lại gần Bình Nhưỡng và viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên.
“Triều Tiên muốn dùng vũ khí hạt nhân của họ để có một vị thế tốt hơn cho việc giành viện trợ và ‘dọa’ Hàn Quốc. Bình Nhưỡng sẽ gây sức ép đối với Chính phủ của Tổng thống Moon. Chu kỳ gây hấn-đàm phán-nhượng bộ sẽ tiếp tục”, ông Lee dự báo.
Dữ liệu của Chính phủ Mỹ cho thấy, từ năm 1995-2008, nước này đã gửi 1,3 tỷ viện trợ không điều kiện cho Triều Tiên. Khoảng 60% số viện trợ này là lương thực-thực phầm, phần còn lại là viện trợ nhiên liệu.
Gần đây hơn, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã gửi cho Triều Tiên 1 triệu USD viện trợ lương thực thông qua Liên hiệp quốc. Diễn ra vào tháng 1 năm nay ngay trước khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền, đây là đợt viện trợ nhân đạo đầu tiên của Mỹ cho Triều Tiên kể từ năm 2011, khi Washington viện trợ cho Triều Tiên 900.000 USD thông qua các tổ chức nhân đạo độc lập.
Các khoản viện trợ nhân đạo không phải là đối tượng của lệnh trừng phạt ngoại giao.
Về phần mình, Hàn Quốc đã chính thức viện trợ cho Triều Tiên 7 tỷ USD trong thời gian từ 1998-2007, dưới dạng tiền mặt, thực phẩm, phân bón, thuốc men…
“Giảm căng thẳng và khiến Bình Nhưỡng lui lại đã trở thành tiêu chuẩn mà Seoul coi là thành công trong quan hệ liên Triều”, ông Lee nói thêm.
Vào năm 2013, Seoul thông qua khoản 6 triệu USD viện trợ cho trẻ em Triều Tiên. Tháng trước, chính quyền Tổng thống Moon tuyên bố sẵn sàng trả 6 triệu USD để giúp Triều Tiên thực hiện một cuộc điều tra dân số, theo báo chí Hàn Quốc.
Giáo sư Lee ước tính, từ năm 2003 đến nay, Trung Quốc đã cung cấp cho Triều Tiên số viện trợ trị giá từ 1-1,5 tỷ USD.
Ông Lee cho rằng, ngay cả khi quan hệ Trung-Triều tỏ ra căng thẳng, thì Bắc Kinh vẫn cung cấp viện trợ cho Triều Tiên nhằm bảo vệ các lợi ích chiến lược của mình trong khu vực. Một cuộc khủng hoảng ở Triều Tiên sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp cho Trung Quốc, bởi có thể dẫn tới sự hiện diện gia tăng của quân đội Mỹ trong khu vực và hàng triệu người tị nạn vượt biên giới Triều Tiên sang Trung Quốc.
Theo VnEconomy
Với tỉ lệ 6/10 giao dịch hiện nay vẫn bằng tiền mặt hoặc séc, Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng Singapore đang thua kém nhiều quốc gia khác về thanh toán điện tử và điều này cần thay đổi.
Đà bùng nổ hoạt động thương mại toàn cầu bắt đầu từ cuối năm ngoái đã thúc đẩy tăng trưởng ở Châu Á, nhưng liệu nó có thể kéo dài hay không?
Khi các gói kích thích kinh tế sắp được rút đi, thì chuyện gì xảy ra cho nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa thể nói trước được.
Reuters trích dẫn lời các nhà thương mại và các doanh nghiệp cho biết, các công ty dệt may Trung Quốc đang gia tăng sử dụng các nhà máy ở Triều Tiên để tận dụng lợi thế lao động giá rẻ bên kia biên giới.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 15/8 cảnh báo rằng "núi nợ" của Trung Quốc đang trong tình trạng nguy hiểm, làm gia tăng nguy cơ đối với đà tăng trưởng kinh tế của nước này. Theo IMF, Bắc Kinh cần đẩy nhanh các chương trình cải cách.
Theo số liệu từ Bộ Tài chính Mỹ, Trung Quốc đã nắm giữ 1.150 tỉ USD trái phiếu, tín phiếu và hối phiếu do Mỹ phát hành trong tháng 6.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 14/8 nhấn mạnh Chính phủ Trung Quốc luôn coi trọng việc bảo vệ sở hữu trí tuệ và đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực này. Do đó, mọi biện pháp bảo vệ thương mại của bất kỳ quốc gia thành viên nào thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đều phải tuân theo quy định của WTO.
Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh dẫn thông tin từ Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc (NDRC) ngày 14/8 cho biết chính phủ nước này đã đình chỉ các dự án xây mới nhà máy nhiệt điện nhằm phòng tránh các nguy cơ về dư thừa năng lượng sản xuất và thúc đẩy gia tăng tỷ trọng năng lượng sạch trong cơ cấu năng lượng tổng thể.
Mức phí cầu đường và cách thu phí sẽ khác nhau tùy vào từng quốc gia châu Âu, nhưng nhìn chung gần như châu Âu miễn phí cầu đường.
"Kinh tế Trung Quốc đang chậm lại như đã kỳ vọng. Tăng trưởng nhập khẩu và bán lẻ đang ở mức thấp nhất trong nhiều tháng liền”.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự