Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Zimbabwe. Trước thời điểm quân đội Zimbabwe "phong tỏa" thủ đô Harare, Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Zimbabwe cũng đã có chuyến thăm tới Bắc Kinh.

Reuters trích dẫn lời các nhà thương mại và các doanh nghiệp cho biết, các công ty dệt may Trung Quốc đang gia tăng sử dụng các nhà máy ở Triều Tiên để tận dụng lợi thế lao động giá rẻ bên kia biên giới.
Quần áo sản xuất tại Triều Tiên được dán nhãn “Made in China” và xuất khẩu đi khắp thế giới, họ tiết lộ.
Sử dụng Triều Tiên để làm ra quần áo giá rẻ, sau đó bán đi khắp thế giới cho thấy mọi cánh cửa từng bị đóng chặt bởi các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đã tạo cơ hội cho những cánh cửa khác được mở ra. Lệnh trừng phạt của LHQ nhắm vào chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên không bao gồm lệnh cấm xuất khẩu hàng may mặc.
“Chúng tôi nhận các đơn đặt hàng trên khắp thế giới”, một doanh nhân xuyên biên giới ở tỉnh Đan Đông cho biết. Hãng tin Reuters tiết lộ, cũng giống như nhiều người khác được phỏng vấn xung quanh đề tài này, người chia sẻ câu chuyện xin giữ kín danh tiếng vì các vấn đề nhạy cảm.
Thương nhân này cho biết, có hàng chục xưởng gia công được mở ra ở Đan Đông, hoạt động như thể một nhà cung cấp may mặc Trung Quốc đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Nga.
“Chúng tôi đề nghị các nhà cung cấp Trung Quốc làm việc với chúng tôi nếu họ có kế hoạch mở rộng khách hàng. Thường thì khách hàng cuối cùng sẽ không thể nhận ra quần áo họ mua được làm từ Triều Tiên đâu. Nó thực sự khá nhạy cảm”, thương nhân này chia sẻ.
Trong năm 2016, dệt may là ngành hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Triều Tiên sau than và một số khoáng sản khác. Theo số liệu của Cục Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Triều Tiên đạt mức 272 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Triều Tiên năm 2016 tawgn 4,6% lên mức 2,82 tỷ USD.
Lệnh trừng phạt mới được Liên Hợp Quốc thông qua gần đây nhất đã đưa ra lệnh cấm xuất khẩu than đối với Triều Tiên.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may cho thấy cách mà Triều Tiên thích nghi với sự phát triển ngặt nghèo, bị giới hạn từ sau lần thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên năm 2006. Nó cũng chỉ ra sự phụ thuộc của Triều Tiên đối với Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế.
Người phát ngôn của Hải quan Trung Quốc Huang Songping cho biết, xuất khẩu từ Trung Quốc sang Triều Tiên cũng tăng khoảng 30%, lên mức 1,67 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, chủ yếu là các mặt hàng nguyên vật liệu dệt may và một số hàng hóa lao động truyền thống không nằm trong danh sách cấm vận của Liên Hợp Quốc.
Các nhà cung cấp Trung Quốc gửi vải vóc và các nguyên vật liệu khác tới các nhà máy may ở Triều Tiên dọc biên giới hai nước, yêu cầu các xưởng may này gia công và xuất khẩu thành phẩm.
Thương hiệu thể thao của Australia Rip Curl đã phải công khai xin lỗi khách hàng hồi năm ngoái khi phát hiện ra rằng một số trang thiết bị trượt tuyết gắn nhãn "Made in China" đã được sản xuất tại một trong những nhà máy may mặc ở Triều Tiên. Rip Curl đổ lỗi cho một nhà cung cấp đã lừa đảo, cho phép “một nhà thầu phụ không được ủy quyền” gia công sản phẩm của hãng.
Tuy nhiên, các thương nhân và các đại lý ở Đan Đông cho biết, đây là một thực tế phổ biến. Các nhà sản xuất có thể tiết kiệm tới 75% chi phí để sản xuất quần áo khi đưa sang các công xưởng ở Triều Tiên.
Theo các thương nhân chia sẻ, một số nhà máy Triều Tiên đóng trụ sở tại thành phố Siniuju dọc biên giới với Đan Đông. Một số nhà máy khác nằm ở ven Bình Nhưỡng. Quần áo thành phẩm thường được chuyển trực tiếp từ Hong Kong tới các cảng Trung Quốc trước khi được bán cho phần còn lại của cả thế giới.
Triều Tiên có khoảng 15 công ty xuất khẩu hàng may mặc lớn, mỗi công ty lại có vài nhà máy mở ở khắp đất nước. Ngoài ra có hàng chục công ty tầm trung khác nữa. Tất cả các nhà máy này đều được nhà nước quản lý. Mỗi khi một nhà máy dệt may xuất hiện thường sẽ rất ồn ào.
“Chúng tôi rất cố gắng để mua được một số quần áo sản xuất ở Triều Tiên, tuy nhiên các nhà máy đã kín lịch sản xuất tại thời điểm này”, một nữ doanh nhân Trung – Triều tại một nhà máy ở thành phố cảng Đại Liên cho biết, “Công nhân Triều Tiên có thể sản xuất số quần áo mỗi ngày nhiều hơn 30% so với một công nhân Trung Quốc”.
Nữ thương nhân khẳng định: “Không giống như các công nhân tại các nhà máy Trung Quốc làm việc vì thu nhập, công nhân Triều Tiên làm việc với một thái độ khác hẳn, họ tin là họ đang làm việc cho đất nước, cho lãnh đạo của họ”.
Mức thu nhập của những công nhân này thấp hơn nhiều so với một số công nhân tại các nước châu Á khác. Công nhân làm việc tại khu công nghiệp Kaesong nhận mức tiền lương khoảng 75-160 USD/tháng, trong khi ở Trung Quốc là khoảng 450-750 USD/tháng. Khu công nghiệp chung Kaesong có mức lương cao hơn nhiều so với các khu vực khác ở Triều Tiên vì đó là khu công nghiệp kết nối với phía Hàn Quốc.
Minh Anh (lược dịch)
Theo Infonet.vn
Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Zimbabwe. Trước thời điểm quân đội Zimbabwe "phong tỏa" thủ đô Harare, Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Zimbabwe cũng đã có chuyến thăm tới Bắc Kinh.
Một quốc gia vỡ nợ khác với doanh nghiệp phá sản ra sao? Hệ quả của vỡ nợ là gì? Sau đây là lời giải thích của Tạp chí The Economist.
Mỹ bị đẩy khỏi vị trí siêu cường ngũ cốc khi sản lượng lúa mỳ của Nga mùa vừa qua vượt mặt và kéo giá xuống thấp.
Hồng Kông là đối tác có kim ngạch thương mại song phương với ASEAN lên đến 107 tỉ USD trong năm ngoái
Ngày 8/11 đánh dấu một năm kể từ khi tỷ phú Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ.
Nhà Trắng vừa công bố một loạt thỏa thuận kinh doanh với Trung Quốc trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump tìm cách giải quyết cán cân thương mại nghiêng về nước bạn.
Khoảng 6- 7 năm tới, Nga có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng khủng khiếp.
Nội dung này nằm trong các lệnh trừng phạt mới nhất do Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố.
Ngân hàng Trung ương Nga trong khoảng thời gian gần đây đã có động thái bất thường, khi tích cực mua vàng thỏi với tốc độ chóng mặt.
Hãng xếp hạng tín dụng Fitch ngày 30/10 cho biết nếu Mỹ rút khỏi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có thể khiến tăng trưởng kinh tế Mexico sẽ thấp hơn nữa.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự