Reuters trích dẫn lời các nhà thương mại và các doanh nghiệp cho biết, các công ty dệt may Trung Quốc đang gia tăng sử dụng các nhà máy ở Triều Tiên để tận dụng lợi thế lao động giá rẻ bên kia biên giới.

Mức phí cầu đường và cách thu phí sẽ khác nhau tùy vào từng quốc gia châu Âu, nhưng nhìn chung gần như châu Âu miễn phí cầu đường.
Mỗi quốc gia châu Âu có cách thức tính phí cầu đường khác nhau, trong đó một số quốc gia miễn phí, một số khác chỉ thu phí đối với một số cây cầu hoặc đường hầm.
Nhiều quốc gia thực hiện thu phí đường cao tốc đối với xe có tải trọng từ 3,5 tấn trở lên và ngoài ra một số quốc gia có mức phí đặc biệt với đối tượng khác nhau.
Một trạm thu phí tại nước Anh. (Ảnh: KRoock74)
Lái xe có thể thanh toán bằng thẻ ngân hàng hoặc tiền mặt tại trạm thu phí hoặc trả trước bằng tem phí đường cao tốc.
Miễn phí
Các quốc gia châu Âu không thu phí cầu đường có thể kể đến như Estonia, Phần Lan, Iceland, đảo Síp, Lichtenstein, Luxembourg, Malta, Monaco, San Marino, Ukraine và Vantican.
Một số vùng ở châu Âu như Andora thuộc Italia và Kosovo cũng không thực hiện thu phí đường bộ.
Đường cao tốc A7 của Luxembourg. (Ảnh: Purka)
Tuy nhiên, trong số các quốc gia nói trên, Ukraine đang lên kế hoạch xây dựng trạm thu phí đầu tiên trên cả nước trên đường cao tốc từ Kiev đến Bila Tserkva.
Dự kiến trạm thu phí đầu tiên của Ukraine này sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2019.
Cầu, hầm và những cách tính phí đặc biệt
Một số quốc gia khác tại châu Âu không miễn phí đường bộ, nhưng thực hiện thu phí tại một số cây cầu và đường hầm.
Các quốc gia thực hiện hình thức thu phí này là Albania, Bỉ, Đan Mạch, Litva, Latvia, Montenegro, Hà Lan và Thụy Điển.
Bên cạnh đó, một số quốc gia trong danh sách này áp dụng mức phí cầu đường riêng biệt với cách thức tính khác nhau.
Câu cầu trên cao tốc nối Kosovo với Albania. (Ảnh: Berat Hoxha)
Litva tính phí với các phương tiện có thể chở từ 8 hành khách trở lên và phương tiện có tải trọng từ 3,5 tấn trở lên trên các đường cao tốc từ A1 – A18, các loại phương tiện dưới mức này được miễn phí.
Tại Latvia, các xe có tải trọng từ 3,5 tấn trở lên sẽ phải nộp khoản phí theo tuần, theo tháng hoặc theo năm.
Trong khi đó, ở Albania, các phương tiện mang biển số nước ngoài sẽ phải trả khoản phí dự trên số ghế trên xe theo ngày, cụ thể mức phí là 1 EUR/ngày với xe 5 chỗ, 4 EUR/ngày với xe 6-9 chỗ và 8 EUR/ngày với xe trên 9 chỗ ngồi.
Cửa vào đường hầm Liefkenshoek , Bỉ. (Ảnh: Torsade de Pointes)
Bỉ chỉ thực hiện thu phí tại duy nhất đường hầm Liefkenshoek với mức phí 6 EUR đối với xe có chiều cao thấp hơn hoặc bằng 2,75 m và 19 EUR với xe có chiều cao trên 2,75 m khi thanh toán bằng tiền mặt. Mức phí hầm đường bộ sẽ thấp hơn nếu lái xe thực hiện thanh toán bằng thẻ hoặc dùng thiết bị thanh toán tự động.
Tại Đan Mạch có hai cây cầu thu phí cầu đường bộ. Mức phí tại cầu Storebaelt là 125 Kr đối với xe máy và 235 Kr đối với ô tô chở khách, còn mức phí tại cầu Oresundsbron là 23 EUR đối với xe máy và 45 EUR đối với ô tô chở khách.
Ở Montenegro, chính quyền thực hiện thu phí tại hầm đường bộ Sozia với mức phí 2,5 EUR đối với xe máy và 5 EUR đối với ô tô.
Còn Hà Lan thực hiện thu phí tại hầm đường bộ Kil với mức phí 2 EUR đối với ô tô và hầm đường bộ Westerschelde với mức phí 5 EUR đối với ô tô.
Thụy Điển thực hiện thu “phí tắc nghẽn” tại thủ đô Stockholm với mức thu từ 20-60 Sek, thu phí đối với ô tô qua cầu Oresund nối với Đan Mạch với mức phí 37 Sek mỗi xe và cầu Svinesund nối với Na Uy với mức phí 25 Sek mỗi xe.
Thu phí cao tốc
Các quốc gia tại châu Âu thực hiện thu phí đường cao tốc là Belarus, Bosnia và Herzegovina, Croatia, Macedonia, Pháp, Đức, Anh, Hy Lạp, Ireland, Italia, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Serbia, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, có một số quốc gia yêu cầu các phương tiện tham gia giao thông trên cao tốc phải có tem thu phí như Áo, Bulgari, Séc, Hungary, Moldova, Rumani, Slovakia và Thụy Sĩ.
Cổng thu phí tự động cao tốc A3, gần Hamminkeln, Đức. (Ảnh: Jochen Tack)
Riêng tại Đức, mặc dù quốc gia này có rất nhiều tuyến đường cao tốc chất lượng tốt, song chỉ có các phương tiện có tải trọng từ trên 7,5 tấn trở lên mới phải thực hiện thanh toán phí cầu đường. Xe máy, ô tô, xe tải có trọng tải dưới 7,5 tấn và xe buýt không phải trả phí đường cao tốc.
Một số quốc gia khi thực hiện thu phí đường cao tốc như Macedonia sẽ không thu phí cầu và hầm đường bộ. Trong khi đó một số quốc gia như Pháp, Anh hay Tây Ban Nha thực hiện thu phí cao tốc và một số cầu và hầm đường bộ.
QUÂN PHAN (TỔNG HỢP)
Theo VTC.vn
Reuters trích dẫn lời các nhà thương mại và các doanh nghiệp cho biết, các công ty dệt may Trung Quốc đang gia tăng sử dụng các nhà máy ở Triều Tiên để tận dụng lợi thế lao động giá rẻ bên kia biên giới.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 15/8 cảnh báo rằng "núi nợ" của Trung Quốc đang trong tình trạng nguy hiểm, làm gia tăng nguy cơ đối với đà tăng trưởng kinh tế của nước này. Theo IMF, Bắc Kinh cần đẩy nhanh các chương trình cải cách.
Theo số liệu từ Bộ Tài chính Mỹ, Trung Quốc đã nắm giữ 1.150 tỉ USD trái phiếu, tín phiếu và hối phiếu do Mỹ phát hành trong tháng 6.
Những cuộc gây hấn bằng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên thường được thế giới xem là phô trương lực lượng, nhưng đây có thể chính là cách mà Triều Tiên “kiếm” viện trợ cho nền kinh tế khan hiếm tiền mặt của nước này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 14/8 nhấn mạnh Chính phủ Trung Quốc luôn coi trọng việc bảo vệ sở hữu trí tuệ và đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực này. Do đó, mọi biện pháp bảo vệ thương mại của bất kỳ quốc gia thành viên nào thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đều phải tuân theo quy định của WTO.
Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh dẫn thông tin từ Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc (NDRC) ngày 14/8 cho biết chính phủ nước này đã đình chỉ các dự án xây mới nhà máy nhiệt điện nhằm phòng tránh các nguy cơ về dư thừa năng lượng sản xuất và thúc đẩy gia tăng tỷ trọng năng lượng sạch trong cơ cấu năng lượng tổng thể.
"Kinh tế Trung Quốc đang chậm lại như đã kỳ vọng. Tăng trưởng nhập khẩu và bán lẻ đang ở mức thấp nhất trong nhiều tháng liền”.
Dân số ngày càng thu hẹp, trong khi người dân trong nước vẫn còn chưa cởi mở đối với người nhập cư hóa ra lại là những yếu tố thuận lợi để đưa robot trở thành lực lượng lao động tại Nhật Bản.
Một thập niên trước, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thực hiện bước đi đầu tiên trong việc trở thành 'người chữa cháy' cho khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone).
Kinh tế ASEAN đã tăng trưởng ngoạn mục từ 3,3% (năm 1967) lên 6,2% (năm 2016), trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới và thứ 3 châu Á.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự