Theo các nhà phân tích thì sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và áp đặt kiểm soát đồng NDT sẽ gây bất ổn hơn nữa thị trường thế giới và sẽ chấm dứt tốc độ tăng trưởng liên tục trong những năm qua của Trung Quốc.

Nhà đầu tư nổi tiếng cho rằng thị trường toàn cầu đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng, và nhà đầu tư cần rất thận trọng.
Việc Trung Quốc đang chật vật tìm mô hình tăng trưởng mới và động thái hạ giá nội tệ đang lan truyền rủi ro ra toàn thế giới, Soros nhận xét tại diễn đàn kinh tế Sri Lanka hôm nay. Ông cho rằng lãi suất tại Mỹ tăng là thách thức với các nước đang phát triển, và môi trường hiện tại có nhiều điểm tương đồng với năm 2008.
Thị trường hàng hóa, tiền tệ và chứng khoán toàn cầu đang hỗn loạn chỉ trong tuần đầu tiên của năm mới. Đồng NDT đang mất giá do lo ngại sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn chuyển dịch sang tăng trưởng dựa vào tiêu dùng và dịch vụ. Chỉ trong 3 ngày đầu, 2.500 tỷ USD đã bốc hơi khỏi chứng khoán toàn cầu. Thiệt hại lớn nhất là tại châu Á, khi chứng khoán Trung Quốc hôm nay tiếp tục phải ngừng giao dịch vì giảm quá mạnh.
"Trung Quốc có vấn đề lớn về khả năng điều chỉnh. Tôi phải nói rằng nó chẳng khác nào một cuộc khủng hoảng. Khi nhìn vào các thị trường tài chính, tôi thấy có một thách thức nghiêm trọng gợi nhớ tới tình hình năm 2008", Bloomberg trích lời tỷ phú cho biết.
Chính phủ Trung Quốc cam kết tăng tính tự do chuyển đổi của NDT cho đến năm 2020, đồng thời giảm dần kiểm soát vốn. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn nhì thế giới vẫn còn rất yếu, bất chấp nhiều lần giảm lãi suất và giới chức bơm hàng trăm tỷ thúc đẩy tăng trưởng. Các số liệu tuần này cũng cho thấy sản xuất tại đây ngày một yếu đi.
George Soros sinh năm 1930 và là nhà đầu cơ nổi tiếng người Mỹ gốc Hungary. Ông trở nên giàu có sau thương vụ bán khống đồng bảng Anh năm 1992 và kiếm được hơn 1 tỷ USD chỉ trong một ngày. George Soros được đặt biệt danh "kền kền" do chuyên kiếm lời từ các doanh nghiệp, thậm chí là các nền kinh tế, đang lao đao. Theo Bloomberg, ông hiện sở hữu tài sản 27.3 tỷ USD.
Theo các nhà phân tích thì sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và áp đặt kiểm soát đồng NDT sẽ gây bất ổn hơn nữa thị trường thế giới và sẽ chấm dứt tốc độ tăng trưởng liên tục trong những năm qua của Trung Quốc.
Báo New York Times (Mỹ) ngày 9-1 có bài bình luận rằng các lãnh đạo Trung Quốc cần mạnh dạn thay đổi chiến lược kinh tế đã lỗi thời, chuyển chú trọng sản xuất sang ưu tiên dịch vụ và tài chính.
Tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Romania Dacian Ciolos hôm 7-1, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố phải nỗ lực hết sức để duy trì sự tự do đi lại trong khu vực Schengen ở Liên minh châu Âu (EU), đồng thời nhấn mạnh điều đó phụ thuộc vào phản ứng chung trước cuộc khủng hoảng tị nạn ở châu Âu.
Phía sau một loạt quyết định bất ngờ và vội vã mà Saudi Arabia công bố trong một tuần qua...
Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng rất yếu và chỉ bằng một nửa mức mục tiêu đề ra trong khi chỉ số giá sản xuất giảm mạnh hơn dự báo. Lực cầu nội địa suy yếu làm lu mờ triển vọng tăng trưởng.
Đầu năm 2016, thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc cộng với việc Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 4 đặt ra nhiều thách thức với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nền kinh tế Brazil có thặng dư thương mại kỷ lục 7 tỷ USD trong tháng 12/2015 và đáng lẽ ra người dân nước này phải ăn mừng khi điều này có thể báo hiệu thị trường thế giới có nhu cầu cao với sản phẩm của Brazil cũng như dòng ngoài tệ sẽ đổ thêm vào thị trường nội địa.
Thặng dư khổng lồ đang nhường chỗ cho thâm hụt ngân sách, trong khi các chương trình phúc lợi xã hội cũng được thay thế bằng chính sách thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu.
Báo cáo kinh tế đầu tiên được Trung Quốc công bố trong năm 2016 cho thấy ngành công nghiệp Trung Quốc đang trải qua chu kỳ yếu kém nhất kể từ năm 2009.
Mặc dù kinh tế suy thoái, nhưng khu vực châu Ấu vẫn là “thủ phủ” có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới trong năm 2015. Đan Mạch tiếp tục đứng đầu danh sách các nước tốt nhất dành cho doanh nghiệp.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự