Trong vị thế bị các đại cường liên tục chèn ép, Kiev sẵn sàng "chơi bẩn" để không bị thiệt hại hơn nữa, ngược lại còn thành ngư ông đắc lợi...

Ngân hàng thế giới (WB) đã phê duyệt khoản vay quốc tế mới trị giá 500 triệu USD để hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn của Ukraina, WB cho biết trong một tuyên bố.
“Gói hỗ trợ này sẽ giúp giải quyết vấn đề sâu xa về mặt cấu trúc vốn góp phần vào cuộc khủng hoảng hiện nay của Ukraina”, ông Qimiao Fan, Giám đốc Ngân hàng thế giới phụ trách các quốc gia Belarus, Moldova và Ukraina cho biết.
“Chúng tôi đang giúp Ukraina thực thi các biện pháp khẩn cấp cần thiết để bình ổn kinh tế, cung cấp dịch vụ chất lượng cho tất cả người dân Ukraina và đưa đất nước trở lại con đường phát triển bền vững”, ông Fan nói thêm.
Khoản vay này là một phần của gói tài chính mà Ngân hàng Thế giới công bố vào tháng 2, nhằm cung cấp cho Kiev với lên đến 2 tỉ USD trong năm 2015.
Theo Ngoại trưởng Ukraina, dự án này là hoạt động thứ hai trong một loạt hoạt động mà WB tiến hành để hỗ trợ phục hồi kinh tế và tăng trưởng ở Ukraina.
“Tầm quan trọng của quyết định này nằm ở thực tế rằng, nó sẽ cung cấp cái gọi là tài trợ song song từ chính phủ Nhật Bản với số tiền 300 triệu USD và của chính phủ NaUy với 24 triệu USD”, Bộ Ngoại giao Ukraina cho hay.
Hồi đầu tháng 8, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) phê duyệt gói hỗ trợ 1,7 tỉ USD cho Kiev, chiếm 1/10 của chương trình hỗ trợ tài chính trị giá 17,5 tỉ USD mà ban lãnh đạo IMF thông qua trong tháng 3. Ukraina đã nhất trí thực hiện cải cách kinh tế để đổi lấy gói hỗ trợ này.
Theo tuyên bố trong tháng 7 của Ngân hàng quốc gia Ukraina, khoản nợ của Kiev sẽ lên tới 95% GDP vào cuối năm nay.
Trong vị thế bị các đại cường liên tục chèn ép, Kiev sẵn sàng "chơi bẩn" để không bị thiệt hại hơn nữa, ngược lại còn thành ngư ông đắc lợi...
Chênh lệch thu nhập trong các tầng lớp dân cư Trung Quốc hiện nay đã đạt ngưỡng báo động đỏ, có thể tạo ra những bất ổn trong xã hội.
Nhà đầu tư Trung Quốc đang mua hàng loạt tài sản của Australia, từ nhà ở, cảng biển đến sản phẩm nông nghiệp.
6,5% là mục tiêu tăng trưởng năm 2017 được giới lãnh đạo Trung Quốc đặt ra tại đại hội đảng lần thứ 19, mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Những người ủng hộ chủ tịch Tập cho biết chiến dịch chống tham nhũng của ông nhận được sự đồng thuận từ người dân, giúp ông tích luỹ vốn chính trị quan trọng.
Một cựu quan chức cấp cao Triều Tiên cho biết hiện nền kinh tế Triều Tiên bị thiệt hại nặng nề sau các lệnh trừng phạt và có thể không chống chịu nổi trong một năm tới.
Indonesia đang trên đường trở thành một nền kinh tế nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn nhất ASEAN đang đối mặt với nhiều thách thức.
Mitsubishi Materials, Dowa Holding và một số công ty khác của Nhật đang đầu tư mạnh vào ngành tái chế rác thải điện tử nhằm bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung kim loại quý.
Lo ngại Trung Quốc, chính phủ đương nhiệm Ấn Độ ngày càng xác định vai trò quan trọng của châu Phi.
Dubai, Thâm Quyến, Incheon đều đã từng là những làng chài nghèo khó, trước khi trở thành những biểu tượng của xa xỉ và giàu có, phát triển. Bài học thành công của những đặc khu này liệu có đem đến cho Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong những kinh nghiệm quý báu?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự