Vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) mà Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam trong năm tài khóa 2016 lên đến 100,3 tỷ Yên, khoảng gần 1 tỉ USD.

Tiếp sau Moody’s, Fitch Ratings vừa nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên tích cực, đồng thời dự báo tăng trưởng GDP thực của Việt Nam sẽ tăng dần lên mức 6,3% trong năm 2017 và 6,4% trong năm 2018.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings vừa nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ nội tệ và ngoại tệ dài hạn của Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”, đồng thời giữ nguyên mức tín nhiệm ở BB-.
Fitch cũng giữ nguyên xếp hạng nhà phát hành trái phiếu không đảm bảo bằng nội tệ và ngoại tệ có độ ưu tiên cao ở mức BB-. Trần xếp hạng tín nhiệm được giữ nguyên ở mức BB-, đồng thời xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ nội tệ và ngoại tệ ngắn hạn ở mức B.
Theo thông báo của Fitch, các xếp hạng của Việt Nam phản ánh kết quả và triển vọng tăng trưởng mạnh, liên tục thặng dư tài khoản vãng lai, chi phí trả nợ được kiểm soát và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng đều.
Ngoài ra, xếp hạng cũng thể hiện tỷ lệ nợ công cao, khoảng đệm dự trữ ngoại hối thấp, rủi ro hệ thống ngân hàng và vĩ mô, và một số chỉ số cấu trúc yếu hơn các nước cùng hạng.
Trong khi đó, việc nâng triển vọng lên tích cực là do Việt Nam đang thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô.
Chính sách này, thể hiện ở việc cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hơn và chú trọng hơn vào ổn định lạm phát, đã hỗ trợ cho dòng vốn FDI vào mạnh mẽ và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 đạt 6,2%, đưa mức tăng trưởng GDP thực 5 năm lên mức 5,9%, cao hơn mức trung bình 3,4% của các nước cùng xếp hạng BB.
Fitch dự báo tăng trưởng GDP thực của Việt Nam sẽ tăng dần lên mức 6,3% trong năm 2017 và 6,4% trong năm 2018, nhờ vốn FDI tiếp tục đổ vào ngành sản xuất và chi tiêu dùng tư nhân cao.
Hãng tín nhiệm này đánh giá dự trữ ngoại hối của Việt Nam tiếp tục được cải thiện, đạt 37 tỷ USD vào cuối năm 2016, so với 28,6 tỷ USD cuối năm 2015. Thành tích này nhờ vào việc áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, thặng dư tài khoản vãng lai mạnh và dòng vốn FDI vào mạnh.
Fitch cũng cảnh báo chế độ tỷ giá này có thể bị thử thách do đồng đô la Mỹ mạnh lên, dẫn tới sự giảm giá tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi vốn phụ thuộc vào dòng vốn ngoại.
Xếp hạng BB- của Việt Nam phản ánh nợ chính phủ cao hơn mức trung bình của các nước xếp hạng BB và tiếp tục tăng. Tỷ lệ nợ chính phủ/GDP đã tăng lên mức 53,4% cuối năm 2016 từ 50,1% cuối năm 2015. Trong khi đó, nợ công đã tăng lên 63,7% GDP vào cuối năm ngoái, gần chạm mức trần 65% GDP.
Fitch ước tính thâm hụt ngân sách của Việt Nam đã giảm xuống còn 5,7% GDP vào cuối năm 2016 từ mức 6,2% cuối năm 2015 do thu ngân sách được cải thiện. Tổ chức này dự báo tỷ lệ này quanh mức 5,7% GDP trong giai đoạn 2017-2018 nếu không có đột biến nào về thu ngân sách.
Nợ xấu vẫn cần thêm thời gian để xử lý do rào cản pháp lý
Fitch chỉ ra một số thách thức đối với ngành ngân hàng Việt Nam dù đánh giá triển vọng ngành này ở mức ổn định. Lượng nợ xấu cần thêm thời gian để xử lý do các rào cản pháp lý, và tỷ lệ nợ xấu 2,5% vào cuối năm 2016 vẫn chưa phản ánh hết chất lượng tài sản.
Ngoài ra, các yếu kém mang tính hệ thống và cấu trúc vẫn dai dẳng, thể hiện ở khoảng đệm vốn mỏng và tỷ lệ sinh lời thấp. Do đó, Fitch cho rằng nhu cầu tái cấp vốn của ngành ngân hàng vẫn là một rủi ro.
Hơn nữa, dù tăng trưởng kinh tế nhanh có thể giúp giảm tỷ lệ nợ xấu, nhưng tăng trưởng tín dụng nhanh vẫn gây rủi ro cho sự ổn định tài chính trong trung hạn, Fitch đánh giá.
Cuối tháng trước, một tổ chức xếp hạng tín nhiệm khác là Moody’s cũng nâng triển vọng xếp hạng của Việt Nam ổn định lên tích cực, đồng thời giữ nguyên các mức tín nhiệm.
MINH TUẤN
Theo Bizlive
Vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) mà Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam trong năm tài khóa 2016 lên đến 100,3 tỷ Yên, khoảng gần 1 tỉ USD.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Các doanh nghiệp Mỹ họ có tiềm lực đầu tư rất lớn (...). Một làn sóng đầu tư mới của doanh nghiệp Mỹ vào VN phù hợp với chính sách của Tổng thống Trump
Các chuyên gia của WB cho rằng, quản lý nợ xấu là vấn đề phức tạp, có nhiều bên liên quan.
Các cá nhân, hộ gia đình nếu doanh thu sản xuất, kinh doanh hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống không phải nộp lệ phí môn bài.
Việt Nam đứng thứ tư trong khu vực về thu hút FDI với lượng vốn đạt 36,6 tỷ USD trong năm 2016.
Tổng cục Thuế vừa nhận được công văn của Cục thuế TP Đà Nẵng, Cục thuế tỉnh Quảng Ninh và Cục thuế TP Hà Nội đề nghị về giải pháp lắp đặt máy tính tiền tại các cơ sở kinh doanh để thực hiện kết nối thông tin quản lý doanh thu kinh doanh.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận thuế phí của Việt Nam hiện nay đang cao nhất trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến thực tế này là xuất phát từ các khoản phí bảo hiểm, không phải do thuế.
NATS (National Air Traffic Solutions), một công ty chuyên cung cấp các giải pháp hàng không có trụ sở tại Anh, đã không giấu giếm tham vọng đặt chân vào thị trường hàng không Việt Nam. Ông Niall Greenwood, Giám đốc Điều hành NATS châu Á - Thái Bình Dương cũng đã cho biết, sân bay Long Thành cũng là một mối quan tâm của NATS. Nhã Nam thực hiện.
Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình (dài 5,9 km, tổng mức đầu tư khoảng 34.734 tỷ đồng) nhiều khả năng sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản.
Nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng như vốn đầu tư cho phát triển kinh tế phụ thuộc lớn vào hệ thống ngân hàng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự