Trên thị trường hiện nay lãi suất cho vay tiêu dùng đang phổ biến ở mức 20 – 30%/năm, cá biệt có một số công ty tài chính có các khoản dư nợ lãi suất lên đến 60 – 70%/năm.

Thay vì quy định các dự án ưu đãi đầu tư được xác định dựa trên danh mục ngành nghề, lĩnh vực hoặc địa bàn thì nay, Chính phủ đề nghị điều chỉnh quy định của Luật thuế XNK hiện hành về miễn thuế nhập khẩu tài sản cố định đối với dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA.
Theo nội dung tờ trình Quốc hội về Dự án Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi), Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định về miễn thuế hàng nhập khẩu tạo tài sản cố định (TSCĐ) của dự án ưu đãi đầu tư.
Theo quy định tại Luật đầu tư số 67/2014/QH13 thì các dự án ưu đãi đầu tư được xác định dựa trên danh mục ngành nghề, lĩnh vực hoặc địa bàn mà không theo nguồn vốn đầu tư. Theo đó, Chính phủ đề nghị cần điều chỉnh quy định của Luật thuế XNK hiện hành về miễn thuế nhập khẩu TSCĐ đối với dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA.
Cụ thể, nếu ODA theo cam kết tại các hiệp định vay ODA (điều ước quốc tế) có quy định miễn thuế thì thực hiện miễn thuế theo cam kết quốc tế; nếu là dự án ưu đãi đầu tư thì được miễn thuế theo dự án ưu đãi đầu tư; nếu là viện trợ không hoàn lại đã được quy định thuộc đối tượng không chịu thuế.
Đặc biệt, nếu là ODA đi vay khác thì không phân biệt do Ngân sách đầu tư hay cho doanh nghiệp vay lại phục vụ sản xuất kinh doanh đều phải nộp thuế để đảm bảo sự bình đẳng giữa các dự án có cùng địa bàn, lĩnh vực nhưng sử dụng các nguồn vốn khác nhau.
Bên cạnh đó, đối với phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân, hiện nay trong nước đã sản xuất được xe ô tô trên 24 chỗ nên việc miễn thuế như hiện hành sẽ không khuyến khích sản xuất trong nước; một số quy định về miễn thuế đối với linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc có vướng mắc, bất cập do chỉ áp dụng miễn thuế khi nhập khẩu đồng bộ với máy móc thiết bị cũng cần được sửa đổi cho phù hợp.
Theo đó, tại khoản 11, Điều 16 dự thảo Luật đã sửa đổi quy định về miễn thuế hàng nhập khẩu tạo TSCĐ của dự án ưu đãi đầu tư theo hướng:
Thứ nhất, bổ sung quy định về miễn thuế hàng hóa tạo TSCĐ cho các đối tượng ưu đãi đầu tư tại Luật đầu tư số 67/2014/QH13, gồm 5 đối tượng ưu đãi: (1) lĩnh vực ưu đãi đầu tư; (2) địa bàn ưu đãi đầu tư; (3) dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm; (4) dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; (5) doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ).
Đồng thời, quy định việc miễn thuế nhập khẩu quy định tại khoản này không áp dụng đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; dự án sản xuất sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên; dự án sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thứ hai, bỏ quy định về miễn thuế đối với phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân; đồng thời, quy định rõ phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ thuộc đối tượng được miễn thuế là loại sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án.
Thứ ba, miễn thuế đối với linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc thiết bị không phải chỉ thiết bị đi kèm của các dự án được hưởng ưu đãi của Luật Đầu tư và các luật chuyên ngành có liên quan.
Thứ tư, chuyển quy định về miễn thuế tạo TSCĐ của dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA sang áp dụng ưu đãi theo lĩnh vực và địa bàn đầu tư của các dự án được hưởng ưu đãi của Luật Đầu tư và các Luật chuyên ngành có liên quan.
Thứ năm, bỏ quy định về miễn thuế tạo TSCĐ là trang thiết bị nhập khẩu lần đầu của dự án ưu đãi đầu tư vào một số lĩnh vực dịch vụ của các dự án đầu tư khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn.
Luật thuế XNK hiện hành quy định miễn thuế nhập khẩu tạo TSCĐ cho dự án ưu đãi đầu tư, dự án đầu tư bằng vốn ODA, bao gồm: phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân (ô tô 24 chỗ trở lên), phương tiện vận chuyển chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ, trang thiết bị nhập khẩu lần đầu và nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để tạo tài sản cố định. Luật đầu tư số 67/2014/QH13 đã bổ sung và điều chỉnh một số quy định về đối tượng miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định. Theo đó, Chính phủ cho rằng cần sửa đổi, bổ sung vào Luật thuế XNK để đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất.
Trên thị trường hiện nay lãi suất cho vay tiêu dùng đang phổ biến ở mức 20 – 30%/năm, cá biệt có một số công ty tài chính có các khoản dư nợ lãi suất lên đến 60 – 70%/năm.
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank.
Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC.
Tổng công ty đặt mục tiêu nâng tổng tài sản lên 22,5 tỷ USD vào năm 2020, với mức tăng trưởng 40% một năm.
9,5 triệu khách hàng cá nhân, 7,2 triệu người sử dụng ngân hàng điện tử; 23 thương hiệu thẻ với 14 triệu thẻ các loại... những con số đã, đang và sẽ khẳng định vị thế số một của Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) trên lĩnh vực bán lẻ.
Những tưởng chỉ có giới đầu tư và cổ đông của các tổ chức tín dụng không muốn ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro vì trích càng nhiều, lợi nhuận càng teo tóp, thì càng không còn lại gì để chia cổ tức. Nhưng hóa ra cả ngân sách, đúng hơn là cơ quan hành thu, cũng không muốn ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ.
Nếu áp trần lãi suất đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) thông qua Bộ luật Dân sự thì đây sẽ tiếp tục là một bất cập lớn. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của hệ thông ngân hàng mà còn trái với quy luật thị trường và cản trở lộ trình tự do hóa lãi suất đã được Đảng, Nhà nước xác định.
Các nhà kinh tế và các cơ quan hữu quan đã có những khuyến nghị để mở rộng thị trường tín dụng tiêu dùng và tăng khả năng tiếp cận tài chính cá nhân cho người dân.
Gần 10 tỉ đô la Mỹ nợ xấu đang “nằm chết” khiến nền kinh tế mất đi bao cơ hội để đầu tư, phát triển. Đó là cái giá phải trả của quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự