Các hình thức thanh toán mới từ các tập đoàn công nghệ đang đe dọa thị phần thanh toán của ngân hàng.

Theo thống kê của NHNN, kể từ tháng 12/2015 đến nay có 14 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất các kỳ hạn khoảng 0,1-0,5%/năm.
Chỉ mang tính chất mùa vụ
NHNN cho biết, trong tháng 12/2015, tính chung toàn hệ thống TCTD, có 11 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất các kỳ hạn khoảng 0,1-0,5%/năm, bên cạnh đó có 2 ngân hàng giảm lãi suất khoảng 0,1-0,3%/năm. Xu hướng tăng lãi suất tại các ngân hàng chủ yếu do yếu tố mùa vụ, mang tính chất tạm thời để đáp ứng nhu cầu thanh toán và dự phòng chi trả trong dịp giáp Tết.
Sau điều chỉnh, lãi suất của các ngân hàng này vẫn nằm trong vùng trung bình so với mặt bằng phổ biến của toàn thị trường (khoảng 5-5,3%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng; 6,4-7,0%/năm đối với kỳ hạn trên 6 tháng). Do đó, nếu tính trung bình toàn hệ thống, lãi suất huy động bình quân gia quyền trong tháng 12/2015 ở mức 5,1%/năm, chỉ cao hơn 0,06%/năm so tháng trước đó.
Sang nửa đầu tháng 1/2016, có 3 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất khoảng 0,1-0,3%/năm ở các kỳ hạn trên 6 tháng. Đây là các NHTM cổ phần nhỏ và mức điều chỉnh thấp nên lãi suất huy động bình quân gia quyền toàn hệ thống vẫn tiếp tục ổn định so với tháng 12/2015. Lãi suất của các ngân hàng này sau điều chỉnh vẫn nằm trong vùng phổ biến của toàn hệ thống.
Hiện lãi suất huy động của hệ thống TCTD phổ biến ở mức 4,5-5,4%/năm đối với kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng và 5,5-7,2%/năm đối với kỳ hạn trên 6 tháng.
Như vậy diễn biến trên cho thấy, mức tăng lãi suất huy động của các TCTD thời gian gần đây là không đáng kể, do đó về cơ bản mặt bằng lãi suất huy động bằng VND vẫn tiếp tục ổn định. Mức tăng lãi suất này không bắt nguồn từ áp lực cân đối vốn của các TCTD mà chỉ là phản ánh yếu tố mùa vụ, tạm thời giống như quy luật của các năm trước, do đó chưa tạo áp lực đến lãi suất cho vay.
Trên thực tế, mặt băng lãi suất cho vay bằng VND phổ biến của toàn hệ thống tiếp tục ổn định trong tháng 12/2015 và 15 ngày đầu tháng 1/2016.
Tỷ trọng các khoản cho vay có lãi suất trên 13%/năm tiếp tục giảm
NHNN cho biết thêm, hiện nay, lãi suất cho vay bằng VND của hệ thống TCTD phổ biến khoảng 6-9%/năm đối với ngắn hạn, 9-11%/năm đối với trung và dài hạn, một số ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay đối với phân khúc khách hàng có xếp hạng tín nhiệm cao, khả năng tài chính tốt… khoảng 5-6%/năm.
Bên cạnh đó, tỷ trọng dư nợ các khoản cho vay có lãi suất trên 13%/năm tiếp tục xu hướng giảm, tỷ trọng dư nợ các khoản cho vay có lãi suất dưới 10%/năm tiếp tục xu hướng tăng, cho thấy các TCTD vẫn đang tiếp tục hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh và nền kinh tế.
Các hình thức thanh toán mới từ các tập đoàn công nghệ đang đe dọa thị phần thanh toán của ngân hàng.
Với việc nhân dân tệ (Trung Quốc) sắp tham gia giỏ quyền rút vốn đặc biệt (SDR) như một đồng tiền dự trữ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Việt Nam có nên gia tăng sử dụng đồng tiền này trong dự trữ ngoại hối?
Cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ càng quyết liệt hơn khi cú hích lớn đang hình thành...
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC
Từ trước đến nay, khi nhắc đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhiều người vẫn nghĩ rằng tần suất nhân viên tín dụng gặp rủi ro là cao nhất, dễ tham gia vào “đội tuyển Juventus” nhất. Nhưng thực tế không hẳn như vậy.
Tổng cục Thuế mới truy thu được hơn 39.000 tỷ đồng, con số nợ thuế tính đến cuối năm 2015 vẫn lên đến gần 70.000 tỷ đồng.
Vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam đang cho thấy có chiều hướng gia tăng vào ngành nông nghiệp trong khi giảm ở lĩnh vực bất động sản.
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự