tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-08-2017

  • Cập nhật : 19/08/2017

Tăng thuế VAT lên 12%, giá nhà ở đội giá

Thị trường bất động sản, đặc biệt là nhà ở, đang sử dụng hàng ngàn sản phẩm của gần 100 ngành sản xuất, thi công xây dựng, kinh doanh, dịch vụ. Việc đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng (GTGT), tức VAT lên 12% sẽ tác động không nhỏ lên giá bán nhà…

Liên quan định hướng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế tài nguyên… mà Bộ Tài chính đang lấy ý kiến, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã nêu lên những tác động khi tăng loại thuế liên quan đến các hoạt động đầu tư, kinh doanh địa ốc.

Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA, Luật thuế GTGT hiện hành quy định “chuyển mục đích sử dụng đất” thuộc đối tượng không phải đóng thuế GTGT, điều nay đúng về mặt pháp luật khi không để xảy ra tình trạng “thuế chồng thuế” mà còn có tình có lý, nhất là trong trường hợp chuyển nhượng nhà ở gắn liền với chuyển quyền sử dụng đất.

Bởi lẽ, tiền sử dụng đất dự án nhà ở là một khoản thu ngân sách Nhà nước mà chủ dự án đã nộp. Khi bán nhà ở kèm theo chuyển quyền sử dụng đất, chủ dự án không phải nộp thuế GTGT, đồng nghĩa người mua nhà không phải nộp thêm khoản thuế này.

“Dự thảo Luật sửa đổi dự kiến áp dụng thuế GTGT khi chuyển quyền sử dụng đất sẽ dẫn đến tình trạng “một cổ đa tròng”, làm tăng giá bán mà người mua phải gánh thêm. Do vậy tôi cho rằng sẽ hợp lý hơn khi không áp thuế GTGT với những trường hợp chuyển quyền sử dụng đất”, ông Châu nói.

thi truong bat dong san duoc du bao se bi tac dong khi tang thue vat len 12%. 

Thị trường bất động sản được dự báo sẽ bị tác động khi tăng thuế VAT lên 12%. 

So với các nước trong khối ASEAN, đại diện HoREA cho hay, Indonesia, Lào, Campuchia cũng áp dụng thuế suất GTGT 10%; Singapore 7%, Thái Lan 5%.

Đối với thị trường bất động sản, đặc biệt là nhà ở, hiện đang sử dụng hàng ngàn sản phẩm của gần 100 ngành sản xuất, thi công xây dựng, kinh doanh, dịch vụ.

“Đề xuất tăng thuế GTGT lên 12% kể từ ngày 1/1/2019 theo phương án của Bộ Tài chính sẽ dẫn đến mặt bằng giá nguyên nhiên vật liệu, nhận thầu thi công, nhân công... tăng lên, giá bán nhà cũng sẽ tăng lên”, ông Châu dự báo.

Nhằm khuyến khích cũng như hỗ trợ các chủ đầu tư tham gia chương trình cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, chủ tịch HoREA đề nghị áp dụng thuế GTGT ở mức 5% tương tự như ưu đãi thuế với các dự án nhà ở xã hội.(Infonet)
----------------------------

NHNN bơm ròng 9.000 tỷ đồng, hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống

Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã cho biết như vậy, tại Bản tin Trái phiếu tuần số 30 (từ 07 – 11/08/2017).

nhnn bom rong 9.000 ty dong, ho tro thanh khoan cho he thong. (anh: internet)

NHNN bơm ròng 9.000 tỷ đồng, hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống. (Ảnh: Internet)

Cụ thể, dẫn dữ liệu thống kê của Bloomberg, BVSC cho biết, tuần vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phát hành 15,000 tỷ đồng đối với tín phiếu kỳ hạn ngắn trong khi lượng vốn đáo hạn qua kênh này đạt 24.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thị trường OMO lại tiếp tục trầm lắng thêm tuần thứ 6 trong 7 tuần gần đây, khi không phát sinh lượng vốn đáo hạn và bơm mới nào.

Như vậy, NHNN đã bơm ròng 9.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu.

bieu do: bvsc

Biểu đồ: BVSC

“Điều này cho thấy nhà điều hành đang bơm ròng vốn trở lại thị trường nhằm hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống”, bộ phận phân tích của BVSC đánh giá.

Nhận định trên tỏ ra khá phù hợp với diễn biến trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Theo đó, lãi suất liên ngân hàng tuần qua có xu hướng tăng nhẹ đối với cả hai loại kỳ hạn: qua đêm và 2 tuần.

Cụ thể, lãi suất kỳ hạn qua đêm tăng 0,16% lên mức 1,15%/năm; lãi suất trung bình kỳ hạn 2 tuần tăng 0,16%, lên mức 1,45%/năm. Trong khi đó, lãi suất trung bình kỳ hạn 1 tuần giữ nguyên không đổi so với tuần trước đó ở mức 0.85%/năm.

bieu do: bvsc

Biểu đồ: BVSC

Sẽ sớm hoàn thành kế hoạch phát hành Trái phiếu Chính phủ (TPCP)

Tuần qua, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tổ chức gọi thầu tại ba loại kỳ hạn: 5 năm, 20 năm và 30 năm. Khối lượng gọi thầu các loại kỳ hạn đều ở mức 1.000 tỷ đồng.

Trong đó, lượng đặt thầu cho kỳ hạn 5 năm gấp 3,3 lần giá trị gọi thầu với tỷ lệ trúng thầu chỉ đạt 30% tại mức lãi suất 4,6%/năm – tăng 0,12% so với lần đấu thầu gần nhất.

Lượng đặt thầu cho kỳ hạn 20 năm bằng 0,6 lần giá trị gọi thầu với tỷ lệ trúng thầu là 0%.

Lượng đặt thầu cho kỳ hạn 30 năm bằng 0,8 lần giá trị gọi thầu với tỷ lệ trúng thầu chỉ đạt 13% tại mức lãi suất 6,1%/năm – giảm 0,12% so với lần đấu thầu gần nhất.

 

bieu do: bvsc

Biểu đồ: BVSC

Các chuyên gia của BVSC dự báo rằng, việc các kỳ hạn đều trúng thầu với tỷ lệ thấp trong tuần qua, đặc biệt là lãi suất trúng thầu tại kỳ hạn 5 năm có sự bật tăng trở lại cho thấy mức lãi suất cho kỳ hạn 5 năm nhiều khả năng đã thoát khỏi vùng đáy.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, KBNN đã hoàn thành được 78,5% kế hoạch năm và 40,2% kế hoạch quý 3 (KBNN đã công bố kế hoạch sẽ phát hành 45.000 tỷ đồng TPCP trong quý III, trong đó kỳ hạn 5 năm chiếm tỷ trọng cao nhất).

Với diễn biến thị trường thuận lợi như hiện tại, nhiều khả năng KBNN sẽ sớm hoàn thành kế hoạch phát hành Q3 cũng như cả năm.(Viettimes)
-----------------------------------

Cá tra muốn vào Mỹ buộc phải theo chuẩn Mỹ

Đạo luật Nông trại của Mỹ yêu cầu khắt khe hơn với cá tra nhập khẩu vào thị trường này từ chất lượng đến điều kiện nuôi phải bảo đảm yếu tố "tương đồng", buộc người phía Việt Nam phải thay đổi. 

chan nuoi, che bien ca tra vn se thay doi, dap ung nhieu chi tieu khat khe hon. trong anh: tai mot co so thu mua che bien ca tra o dbscl - anh: chi quoc

Chăn nuôi, chế biến cá tra VN sẽ thay đổi, đáp ứng nhiều chỉ tiêu khắt khe hơn. Trong ảnh: tại một cơ sở thu mua chế biến cá tra ở ĐBSCL - Ảnh: CHÍ QUỐC

Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn vừa ban hành Quyết định 3379 về chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm cá tra... xuất khẩu sang Mỹ. Đây được coi là cơ hội để cá tra Việt Nam giữ chất lượng ổn định.

Quyết định của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn có hiệu lực từ ngày 1-9, đưa ra quy định khá khắt khe từ khâu lưu trữ hồ sơ đến các tiêu chí về thú y, kháng sinh... với 85 chỉ tiêu về thuốc thú y, 106 chỉ tiêu về thuốc bảo vệ thực vật, 4 chỉ tiêu về thuốc nhuộm, 17 chỉ tiêu về kim loại, 8 chỉ tiêu về vi sinh, hóa học...

Phải vì người tiêu dùng

Ông Thái An Lai, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, công nhận quy định của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn nhằm giúp doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn của phía Mỹ.

Nhưng ngoài việc phải chịu thuế chống bán phá giá, theo quy định mới từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra phải “gồng” thêm chi phí lưu kho, kiểm hàng do phía Mỹ kiểm tra tất cả các lô hàng trong kho.

Một trong những tiêu chuẩn của Luật Nông trại quy định tính tương đồng trong nuôi trồng cá da trơn, đòi hỏi quá trình nuôi ở Việt Nam phải tương đương như ở Mỹ.

Ông Lại cho rằng nông nghiệp Việt Nam khó đạt được những tiêu chuẩn tương đồng với nền nông nghiệp Mỹ nên sẽ khó lòng đạt được các tiêu chuẩn trong thời gian ngắn.

Do đó, theo ông Lai, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tại Đồng Tháp đang tìm kiếm những thị trường tiềm năng mới tại châu Á, châu Mỹ với những điều kiện ít khắt khe và giá cả tốt hơn.

Tuy nhiên, là người nuôi cá tra trên 20 năm ở TP Long Xuyên (An Giang), ông Nguyễn Văn Nghiệp cho biết giá cá tra hiện ở mức 23.500 đồng/kg là hợp lý.

Ông có lo lắng trước các rào cản kỹ thuật của Mỹ và quy định mới của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn nhưng biết đây là hướng đi đúng.

Theo ông Nghiệp, hiện tại thị trường Trung Quốc đang “ăn” cá tra của Việt Nam khá lớn nhưng đây không phải là thị trường bền vững.

“Về lâu dài người nông dân mình chắc chắn phải thay đổi cách chăn nuôi thôi, bởi bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng là hàng đầu mà. Nên giờ nếu muốn tồn tại thì chắc chắn mình phải tự thay đổi” - ông Nghiệp nói.

Cần “siết chặt tay” giữ chất lượng

Ông Đào Trọng Hiếu (Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn ) cho rằng khi tiếp nhận thông tin phản hồi từ các thị trường, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn giao cho đơn vị chức năng ban hành các chỉ thị để chấn chỉnh sản xuất, kiểm soát chặt hơn chất lượng.

Tuy nhiên, thách thức và điều đáng lo ngại nhất hiện nay, theo ông Hiếu, chính là doanh nghiệp của Việt Nam cạnh tranh không lành mạnh, khiến chất lượng cá tra giảm đi.

Vì vậy, ông Hiếu nói thẳng chính các doanh nghiệp phải có ý thức “bắt tay” nhau xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng cao, giá bán cao để làm chủ tình hình.

Ông Trần Anh Thư, giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, cho rằng không riêng thị trường Mỹ mà để tiếp tục xuất khẩu cá tra sang thị trường EU, người nuôi phải tuân thủ các quy định.

“Nếu chúng ta không quản lý tốt chất lượng thì thương hiệu cá tra Việt Nam sẽ không còn chỗ đứng trên thị trường thế giới”, ông Thư cảnh báo.(Tuoitre)
------------------------

Giao dịch xuyên biên giới của Việt Nam tăng 15 hạng

Ngày 17-8, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng cục Hải quan Việt Nam phối hợp với Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ, Ban thư ký APEC đồng tổ chức hội thảo về Cơ chế một cửa trong khuôn khổ APEC 2017 - SOM 3.

Ông Vũ Văn Thành, Phó trưởng phòng, Phòng quản lý và vận hành Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN, Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, cho biết hải quan Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan khi giao dịch xuyên biên giới của Việt Nam đã được cải thiện 15 hạng (từ hạng 108 ở năm 2015 leo lên hạng 93 trong năm 2016).

Đảm bảo được tính hiệu quả và hiệu lực trong quản lý nhà nước; Thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa và không thông qua nhiều giấy tờ cho giao dịch xuyên biên giới.

Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Ngọc Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã đề xuất và nêu bật lợi ích của việc kết nối cơ chế một cửa trong các thành viên APEC.

Việc xây dựng cơ chế một cửa đòi hỏi rất nhiều yếu tố như sự quan tâm chỉ đạo của các nhà lãnh đạo cấp cao, sự quyết tâm của các bên liên quan, đặc biệt là các cơ quan chính phủ, để đảm bảo quá trình này thành công.

Theo ông Anh, cùng với nhiều nền kinh tế khác trên thế giới, các nền kinh tế APEC đã thể hiện quyết tâm áp dụng xử lý điện tử các chứng từ thương mại, nhằm giảm bớt gánh nặng này không chỉ đối với cộng đồng doanh nghiệp mà với cả các cơ quan quản lý. Cách tiếp cận một cửa là một trong những công cụ hiệu quả mà các nước cần có để đạt được mục tiêu trên. 

Được biết cơ quan chức năng đã đề xuất việc kết nối cơ chế một cửa trong các thành viên APEC gồm: Úc, Brunei, Canada, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Việt Nam...(PLO)
-------------------------

Trở về

Bài cùng chuyên mục