Thực tế cho thấy, không có một cơ chế tỷ giá hối đoái nào là tối ưu trong mọi trường hợp, nhưng các nước nên chọn chính sách làm sao hạn chế được sự biến động quá mức.

Các nhà phân tích dự báo trong trung và dài hạn giá vàng vẫn là mặt hàng hấp dẫn giới đầu tư, trong bối cảnh tình hình chính trị trên toàn cầu chưa ổn định và lạm phát có khả năng gia tăng.
Lực đẩy từ lạm phát
Mấy tuần gần đây, sự yếu đi của đồng USD và những nghi ngại xung quanh các quyết sách của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hỗ trợ thị trường vàng thế giới. Nhưng từ đầu năm tới nay, giá vàng thế giới đã có thời điểm rơi xuống các mức thấp, do sự tăng giá của đồng USD và quyết định nâng lãi suất ở Mỹ trong tháng Ba.
Sau cuộc họp ngày 14-15/3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED, Ngân hàng trung ương) đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% và đây là lần tăng thứ ba kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Ủy ban thị trường mở liên bang, cơ quan hoạch định chính sách của FED, cho biết họ quyết định nâng lãi suất cơ bản lần thứ hai trong vòng ba tháng qua “nhờ hàng loạt tín hiệu khả quan từ việc tăng trưởng kinh tế ổn định, thị trường việc làm vững ổn cùng với niềm tin rằng tỷ lệ lạm phát đang tiệm cận tới mục tiêu 2% của FED”.
Chủ tịch FED Janet Yellen cho biết ngân hàng này đánh giá “kinh tế Mỹ đã tăng trưởng như kỳ vọng trong mấy tháng qua và FED tin tưởng vào hướng đi của nền kinh tế”. Bà Janet Yellen cho biết thêm FED cũng dự kiến tăng lãi suất thêm hai lần nữa trong năm 2017 và ba lần khác trong năm 2018.
Bất chấp sức ép tăng lãi suất từ Mỹ, giá vàng thế giới vẫn nhận được hỗ trợ từ sự gia tăng lạm phát tại nhiều nước trên thế giới, khi kim loại quý này là “vũ khí lợi hại” chống lại tình trạng lạm phát. Tỷ lệ lạm phát của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 2/2017 tăng lên 2% lần đầu tiên kể từ năm 2013, chạm mức mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đề ra.
Mức lạm phát này đạt được khi các kế hoạch kích thích tăng trưởng kinh tế của ECB phát huy hiệu quả và chi tiêu tiêu dùng không chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi từ sự kiện nước Anh rời Liên minh châu Âu, và những bất ổn liên quan tới các chính sách của chính quyền mới ở Mỹ.
Tỷ lệ lạm phát trong tháng 1/2017 của Vương quốc Anh cũng đã tăng lên mức cao nhất trong hai năm rưỡi trở lại đây, chủ yếu do giá nhiên liệu và thực phẩm tăng. Theo số liệu vừa công bố của Cơ quan Thống kê quốc gia Anh (ONS), tỷ lệ lạm phát trong tháng 1/2017 của nước Anh tăng lên 1,8%, cao hơn 0,2% so với mức hồi tháng 12/2016.
Vàng tiếp tục lấp lánh
Ngoài lực đẩy từ lạm phát, các chuyên gia nhận định mối quan ngại về những chính sách của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump và tâm lý bất an trước các cuộc bầu cử sắp tới ở châu Âu vẫn là những yếu ố hỗ trợ giá vàng trong thời gian tới.
Theo chuyên gia Ole Hansen, làm việc tại ngân hàng Saxo Bank ở Copenhagen, những động thái mới đây của tân Tổng thống Mỹ vẫn tiếp tục tạo đà cho vàng đi lên, khi chủ trương bảo hộ thương mại và động thái siết chặt chính sách nhập cư của ông Trump đã làm các nhà giao dịch trên thị trường lo ngại. Bên cạnh đó, triển vọng đồng USD yếu đi cũng sẽ hỗ trợ giá vàng trong bối cảnh gần đây ông Trump phát biểu rằng đồng USD đang quá mạnh.
Giá vàng đã tăng hơn 5% trong tháng 1/2017, tháng có mức tăng tốt nhất kể từ tháng 6/2016. Theo chuyên gia Carsten Fritsch đến từ ngân hàng Commerzbank, những rủi ro chính trị có thể đến từ các cuộc bầu cử tại Pháp và Đức, sẽ là yếu tố đẩy giá vàng đi lên. ETF Securities dự đoán giá vàng có thể tăng 8% trong nửa đầu năm 2017.
Cố vấn kinh tế cấp cao Jeffrey Nichols của Rosland Capital dự báo giá vàng có thể vọt lên trên mốc 1.300 USD/ounce. Trong khi đó, ABN Amro cũng nâng dự báo đối với giá vàng vào cuối năm 2017 lên 1.300 USD/ounce.
Trong một báo cáo, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết trong năm 2016 nhu cầu tiêu thụ vàng đã tăng 92,9 tấn (2%) lên 4.308,7 tấn, mức cao kỷ lục trong ba năm qua. Giá kim loại quý này đã khép lại năm 2016 với mức tăng 8%.
Theo chuyên gia Alistair Hewitt, thuộc WGC, kết quả bất ngờ của cuộc trưng cầu dân ý tại nước Anh cũng như cuộc bầu cử ở Mỹ đã tạo ra bước ngoặt về chính trị chưa từng có tiền lệ trong lịch sử và hỗ trợ hoạt động đầu tư vào vàng. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ vàng của Trung Quốc trong năm ngoái cũng tăng mạnh, nhờ sự yếu đi của đồng NDT so với đồng USD.
TTXVN/Tin Tức
Thực tế cho thấy, không có một cơ chế tỷ giá hối đoái nào là tối ưu trong mọi trường hợp, nhưng các nước nên chọn chính sách làm sao hạn chế được sự biến động quá mức.
TS. Võ Trí Thành đặc biệt nhấn mạnh rất khó để giảm được lãi suất cho vay trong thời gian tới. Đồng thời ông cũng cho rằng NHNN hoàn toàn có thể giữ cam kết tỷ giá của mình cho đến đầu năm 2016 nhưng phải có điều kiện.
“Sau gần bốn năm triển khai các giải pháp cơ cấu lại, thế và lực của các ngân hàng thương mại nhà nước đã từng bước được củng cố và cải thiện, bảo đảm thực hiện được vai trò trụ cột của hệ thống”, cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra đánh giá mới nhất.
Vốn đầu tư nước ngoài được kỳ vọng sẽ chảy mạnh vào Việt Nam trong thời gian tới sau khi 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc đàm phán
Trong một báo cáo mới công bố, Công ty cổ phần chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSC) nhận định, TPP đạt được thỏa thuận nguyên tắc sẽ là nhân tố làm thay đổi cục diện của Việt Nam trong thập kỷ tới.
Việc kết thúc đàm phán hiệp định TPP với các tiêu chuẩn mới và cao về thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương là một bước quan trọng để tiến tới mục tiêu cao nhất về thương mại tự do và hội nhập trên toàn khu vực. Trong đó ngành tài chính ngân hàng cũng có thêm nhiều cơ hội mở rộng đầu tư và dịch vụ tài chính.
Một số quy định trong TPPliên quan tới ngành ngân hàng - tài chính
Khi Moscow tiến hành các cuộc không kích tại Syria, châu Âu nhận ra rằng, Putin trở thành người không thể thiếu trong các nỗ lực giải quyết những bất ổn đang gây nguy hiểm cho an ninh châu lục này.
Quyết định đưa lãi suất đô la Mỹ về gần 0% của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được nhiều chuyên gia cho là vội vàng, ít tác dụng và phi kinh tế. Tuy nhiên, không ít bình luận lại cho rằng đây là quyết định hợp lý nhằm ngăn chặn việc găm giữ ngoại tệ, đô la hóa, và lấy vấn đề lãi suất đồng đô la tại Mỹ để củng cố cho lý lẽ này. Có thể nói thêm điều gì về câu chuyện này?
Tại Báo cáo Cập nhật Kinh tế Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương vừa được công bố hôm nay (5/10), Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định Đông Á vẫn tiếp tục là khu vực tạo động lực tăng trưởng chính cho nền kinh tế thế giới, đóng góp gần 2/5 tổng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Việc hạ lãi suất trong bối cảnh lạm phát đang rất thấp như hiện nay là vấn đề có tính sống còn cho các doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Vấn đề đặt ra ở đây là hạ lãi suất bằng cách nào, và có thực hiện được không?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự