Âm vốn nghìn tỷ và bị mua lại bắt buộc với giá 0 đồng trên toàn bộ cổ phần, các ngân hàng này sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động đã thay da đổi thịt và đang đẹp lên trông thấy.

Doanh nghiệp có thể “né” hành vi lừa đảo bằng chiêu trò kinh doanh thua lỗ để không phải trả lại tiền cho người góp vốn.
Nhà đầu tư đang được giới thiệu về hoạt động góp vốn siêu lợi nhuận tại Công ty Hoàng Long sáng 28-9. Ảnh: Hoàng Triều
“Không phải làm gì nhiều, chỉ cần hợp tác đầu tư 50 triệu đồng với doanh nghiệp (DN) và được chia lợi nhuận (lãi suất) hơn 1%/ngày là đủ chi tiêu hằng tháng” - thủ lĩnh (trưởng nhóm nhà đầu tư) tiền gửi đa cấp gợi ý như thế khi tôi ngỏ ý gửi tiền vào công ty ở TP HCM.
Buộc chặt người gửi tiền
Ngày 28-9, tại văn phòng Công ty TNHH Đầu tư khoáng sản Hoàng Long (Công ty Hoàng Long), chúng tôi tiếp tục tiếp cận anh Trung - người phụ trách hàng trăm nhà đầu tư đã đổ tiền vào công ty này - để tìm hiểu thêm về cách thức gửi tiền, rút tiền.
Theo lời người đàn ông này, nhà đầu tư mới nên “đề ba” khoảng 100 triệu đồng là được bởi sau 3 tháng, Công ty Hoàng Long đã chi trả vốn và lãi 132 triệu đồng.
“Nếu trong 3 tháng đầu tiên người ta mất khả năng chi trả hoặc nhà đầu tư muốn rút lui thì lúc đó tính sao?” - chúng tôi đặt vấn đề. Trung liền thuyết phục: “Không đáng lo! Hoàng Long là một DN được nhà nước đánh giá tốt, các dự án khai thác đá trắng, vàng, quặng sắt rất giàu tiềm năng, mang về lợi nhuận rất lớn để công ty trả vốn và lãi cho nhà đầu tư. Còn việc nhà đấu tư rút vốn thì hợp đồng thỏa thuận hợp tác kinh doanh có ghi rõ thời hạn 3 năm, khách hàng không rút tiền và thanh lý hợp đồng trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực. Tuy nhiên, nếu vì hoàn cảnh khách quan khiến nhà đầu tư phải rút lui thì Công ty Hoàng Long có thể xem xét giải quyết”.
Thế nhưng, khi tiếp cận một nhà đầu tư, chúng tôi được biết không ít người không rút vốn ra được. Đơn cử, chị Nguyễn Thị Lài đang “nóng ruột” vì không rút được số vốn 5.000 USD (hơn 100 triệu đồng) mà chị đã gửi vào công ty này hồi đầu tháng 9. Theo đó, thông qua một thủ lĩnh, chị Lài ký hợp đồng với Công ty Hoàng Long với thời hạn 3 tháng. Lúc đó, công ty này nhận tiền gửi bằng USD, trả vốn và lãi hằng ngày. Đến giữa tháng 9, Công ty Hoàng Long bất ngờ thông báo chi trả theo quý khiến chị Lài bất an, muốn rút vốn. Tuy nhiên nhiều ngày qua, chị Lài vẫn không tìm được giám đốc Công ty Hoàng Long để yêu cầu vị này chấp thuận.
Dày đặc ma thuật
Theo hợp đồng hợp tác kinh doanh mà Công ty Hoàng Long ký với Công ty CP Khoáng sản An Vượng (Hà Nội) vào đầu tháng 9 mà chúng tôi có được, từ nay đến năm 2020, Công ty Hoàng Long sẽ góp vốn 700 tỉ đồng vào Công ty CP Khoáng sản An Vượng để hai bên cùng kinh doanh khai thác 4 mỏ khoáng sản tại tỉnh Hòa Bình. Trước đó, vào tháng 6-2016, Công ty Hoàng Long cũng ký hợp đồng hợp tác kinh doanh, thời hạn 10 năm với Công ty CP Tập đoàn Pha Lê để khai thác đá trắng tại tỉnh Nghệ An, trong đó Công ty Hoàng Long góp vốn 500 tỉ đồng.
Theo TS Nguyễn Văn Thuận (Trường Đại học Tài chính - Marketing), việc huy động vốn với lãi suất cao thực chất đánh vào lòng tham của người khác. Từ đó, nhiều người chủ quan tham gia và nghĩ rằng hễ có lãi là rút ra ngay nhưng chưa chắc đã rút được. Sau đó, DN sẽ tìm cách “chuồn” sớm bằng cách tung ra các chiêu trò kinh doanh thua lỗ để “né” tránh pháp luật bởi khi đã có mưu mô lừa đảo không một ai không cài đặt phương án thoát vòng lao lý.
Theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO, dù rằng DN chứng minh nhu cầu sử dụng vốn bằng các hợp đồng hợp tác kinh doanh nhưng ai thẩm định được các dự án này? Nếu DN có đưa ra những dứ án tốt, tạo ra nhiều lợi nhuận thì khi cần vốn, hàng chục ngân hàng đã nhảy vào cho vay. Giả sử DN có triển khai được các dự án thì hoạt động đó cũng cực kỳ rủi ro nên mới không vay được vốn ngân hàng, buộc DN phải vay ngoài, rồi lấy tiền của người sau trả cho người gửi trước. “Theo tôi, tại thời điểm DN kêu gọi nhà đầu tư gửi tiền là hợp pháp nhưng trong tương lai ai chắc sẽ không dẫn đến hành vi lừa đảo bởi mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh của DN có thể chỉ là vỏ bọc, lấy đâu ra lợi nhuận để chi trả cho người gửi tiền” - luật sư Trương Thanh Đức đặt nghi vấn.
Tuy pháp luật vẫn cho phép DN huy động vốn từ người dân bằng hình thức hợp tác kinh doanh nhưng TS Nguyễn Văn Thuận vẫn đề xuất các cơ quan chức năng sớm xác minh hoạt động của các DN nhằm ngăn chặn hành vi lừa đảo có thể xảy ra.
Thực chất là mô hình Ponzi
Theo ông Phan Dũng Khánh, chuyên gia tài chính - chứng khoán, DN kêu gọi nhà đầu tư gửi tiền dưới hình thức hợp tác kinh doanh là mô hình Ponzi - một chiêu trò vay tiền của người này để trả người khác. Theo đó, DN cam kết trả lợi tức cao và quảng cáo về những tấm gương đã từng nhận được lợi tức cao để chiêu dụ khách hàng. Người gửi tiền bị hấp dẫn bởi lợi tức cao lại giới thiệu những người mới hơn. Bằng hình thức này, DN càng ngày càng vay được những khoản tiền lớn hơn từ nhiều người. Đến khi mất khả năng chi trả, người tham gia sau sẽ chịu thiệt, thậm chí mất trắng số tiền đã bỏ ra. Tuy là chiêu thức khá xưa cũ nhưng đến nay hoạt động này vẫn “dụ” được những người ham cái lợi trước mắt mà quên các yếu tố pháp luật, rủi ro.
S.Nhung
Âm vốn nghìn tỷ và bị mua lại bắt buộc với giá 0 đồng trên toàn bộ cổ phần, các ngân hàng này sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động đã thay da đổi thịt và đang đẹp lên trông thấy.
Trong kinh doanh, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng gặp thuận lợi về thị trường, khách hàng, nhà cung cấp, đối tác hay tình hình kinh tế trong và nước.
Sau nhiều phiên giảm liên tiếp, giá vàng thế giới tuần qua đã chạm mốc thấp nhất trong 4 tháng qua. Tuy nhiên, giá vàng trong nước không giảm tương ứng, khiến chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục nới rộng lên gần 2 triệu đồng/lượng.
Gần đây, câu chuyện các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp FDI vay vốn lại “nóng” lên với hàng loạt ý kiến trái chiều.
"Chúng ta cần giảm bớt các biện pháp hành chính trong điều hành kinh tế vĩ mô nói chung và tài chính tiền tệ nói riêng. Trần lãi suất được áp dụng cách đây nhiều năm, và đây là thời điểm thuận lợi để NHNN có thể bỏ trần lãi suất huy động", một chuyên gia ngân hàng nêu quan điểm.
Theo ý kiến của một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cho vay tuần hoàn trở thành vỏ bọc hợp pháp cho sự đảo nợ, che giấu nợ xấu, giảm trích lập dự phòng rủi ro, tạo tình trạng lãi ảo, chính vì thế mà NHNN mới có công văn chấm dứt việc cho vay tuần hoàn này.
Đợt giảm lãi suất huy động tại 4 ngân hàng quốc doanh vừa qua được đánh giá là một cú sốc với các ngân hàng trung bình và nhỏ bởi dù các nhà băng này muốn giảm lãi suất huy động cũng rất khó vì áp lực cạnh tranh với các ngân hàng khác trong việc giữ chân khách hàng.
Theo các chuyên gia, việc cho sáp nhập các Cty tài chính vào ngân hàng là một mũi tên của NHNN nhắm đến cả ba đối tượng: ngân hàng, Cty tài chính và các DNNN.
Việc thành lập Công ty mua bán nợ xấu quốc gia (AMC) là giải pháp trung tâm mà các quốc gia lựa chọn.
Nhiều người cho rằng dùng tiền ngân sách mua nợ xấu chẳng khác nào vứt xuống biển.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự