Nếu Mỹ quyết định tăng lãi suất sau phiên họp 16-17/9 sẽ khiến đồng đôla mạnh lên và tiếp tục là thử thách với điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Việt Nam.

Theo ý kiến chuyên gia, tỉ giá VND/USD tăng chủ yếu do yếu tố tâm lý, do các tin đồn về khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất vào tháng 12/2015.
Tình hình tỉ giá hiện có một số biến động, thời điểm trưa ngày 24/11, tỉ giá VND/USD được các ngân hàng niêm yết tại quầy ở mức 22.520-22.545 đồng/USD, chỉ cách 2 đồng so với tỉ giá trần các ngân hàng được phép áp dụng là 22.547 đồng/USD.
Tại Vietcombank, tỉ giá VND/USD được niêm yết ở mức 22.530/22.450 đồng/USD (giá ngân hàng bán ra/mua vào).
Cập nhật lúc 16h30, tỉ giá VND/USD có xu hướng giảm nhẹ tại mức mua vào là 22.450 đồng/USD, chuyển khoản là 22.450 đồng/USD và bán ra là 22.530 đồng/USD.
Theo ý kiến các chuyên gia, tỉ giá VND/USD tăng chủ yếu do yếu tố tâm lý, do các tin đồn về khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất vào tháng 12/2015. Bên cạnh đó là do các thông tin về giá đồng Nhân dân tệ cũng đang giảm sâu, theo đó cũng có đồn đoán về khả năng Trung Quốc sẽ có một đợt điều chỉnh tiếp theo, tức hạ giá đồng Nhân dân tệ.
Trước đó, vào ngày 19/8, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh tăng 1% tỉ giá bình quân liên ngân hàng và nới biên độ tỉ giá lên +/-3%. Động thái này là phản ứng của NHNN trước việc Trung Quốc phá giá đồng tiền.
Thời điểm đó, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN cũng cho biết: Với việc điều chỉnh và nới biên độ, tỉ giá có dư địa đủ lớn để linh hoạt ứng phó trước các diễn biến bất lợi trên thị trường quốc tế và trong nước, không chỉ từ nay đến cuối năm mà cả những tháng đầu năm 2016. Qua đó, tạo sự ổn định vững chắc cho thị trường ngoại tệ và đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Nếu Mỹ quyết định tăng lãi suất sau phiên họp 16-17/9 sẽ khiến đồng đôla mạnh lên và tiếp tục là thử thách với điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Việt Nam.
Tại “Diễn đàn CFO Việt Nam 2015” do câu lạc bộ Giám đốc tài chính Việt Nam (VCFO) tổ chức tại TP.HCM chiều ngày 24/11, các diễn giả cho rằng, vấn đề quan trọng và rất khó khăn trong hoạt động doanh nghiệp trong hội nhập toàn cầu là quản trị tài chính trong bối cảnh tiền tệ hiện nay.
Từ thu nhập có được, sau khi chi tiêu cho đời sống, phần còn lại được dân cư tích lũy thành tiền tiết kiệm. Cùng với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 15 năm qua đạt 6,5%/năm, thu nhập của dân cư được cải thiện rõ rệt.
Theo TS Cấn Văn Lực, hiện có bốn nguồn tiền xử lý nợ xấu. Thứ nhất là ngân sách nhà nước với trị giá khoảng 2.000 tỉ đồng. Thứ hai là nguồn phát hành trái phiếu. Thứ ba, lấy “mỡ nó rán nó”, nợ xấu mua về để quay vòng vốn. Thứ tư là dùng phương pháp tận thu, bán tài sản đảm bảo, tái cơ cấu và thu lãi, xử lý khoản nợ còn lại”.
Đã gần mười năm kể từ khi bong bóng nhà đất bùng nổ tại Mỹ và 6 năm kể từ khi vụ vỡ nợ của Hy Lạp gây ra cuộc khủng hoảng đồng euro. Lần này, khủng hoảng nợ đang gõ cửa các thị trường mới nổi. Theo một thăm dò của America Merrill Lynch, các nhà đầu tư cho rằng, hai rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới hiện nay là đà suy thoái của kinh tế Trung Quốc và cuộc khủng hoảng nợ tại các thị trường mới nổi.
Đến thời điểm này của năm 2015, lần đầu tiên thu hút đầu tư tại Đồng Nai chạm mốc 2,2 tỷ USD/năm và dự báo đến cuối năm nay, con số hơn 2,2 tỷ USD sẽ còn tăng thêm nữa. Theo đó, nhiều KCN tại Đồng Nai đã và đang được lấp đầy diện tích đất cho thuê bởi một làn song đầu tư mới và có xu hướng gia tăng mạnh mẽ, nhất là từ sau khi TPP kết thúc đàm phán.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/10, các nước ASEAN có 2.705 dự án đầu tư vào Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 56,85 tỉ USD, chiếm 20,9% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.
Về bản chất, nợ xấu các ngân hàng có giảm nhưng chỉ giảm về tỷ lệ, còn xét về con số thực tế, nợ xấu, đặc biệt nợ có khả năng mất vốn không hề giảm mà ngược lại còn có dấu hiệu tăng mạnh.
Vào ngày 24/11 tới, Quốc hội (QH) sẽ thông qua dự thảo Bộ luật Dân sự (BLDS sửa đổi). Một trong những điểm còn gây tranh cãi trong dự thảo BLDS (sửa đổi) là qui định tại Điểm 486 về “trần lãi suất” để xử lý tình trạng cho vay nặng lãi. Nhiều đại biểu (ĐB) là chuyên gia kinh tế tại QH không tán thành điều này.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và suy thoái kinh tế sau đó đã gây tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nước với biểu hiện rõ nét là dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh, gây áp lực lạm phát và tỉ giá.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự