Lần đầu tiên, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) chính thức cho thuê hạ tầng nhà ga, kho bãi hàng hóa; mở đường cho quá trình mời gọi tư nhân tham gia vào vận tải, xây dựng hạ tầng đường sắt.

Bộ Tài chính cho biết, tăng thuế suất tài nguyên đất thêm 5% là cần thiết để khuyến khích ngành vật liệu xây dựng tận dụng nguồn thải công nghiệp cho sản xuất.
Theo kế hoạch của Bộ Tài chính, mức thuế tài nguyên đất làm gạch dự kiến điều chỉnh tăng thêm khoảng 5% từ ngày 1/1/2016.
Về dự thảo của Bộ Tài chính, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho rằng cần cân nhắc việc tăng mức thuế suất thuế tài nguyên đối với đất làm gạch. Viện này lo ngại việc tăng thuế sẽ ảnh hưởng đến ngành sản xuất vật liệu xây dựng, giao thông,.. Và việc tăng thuế đầu vào có thể là cơ hội cho vật liệu sản xuất nước ngoài nhập khẩu và thôn tính thị trường vật liệu trong nước. Theo đó, Viện Hàn lâm kiến nghị chỉ tăng thêm 2% thuế khai thác đất làm gạch để tránh gây sốc.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với đất làm gạch từ 10 - 15% là cần thiết. Theo Bộ Tài chính, dự báo nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng ở nước ta năm 2015 là 24 tỷ viên gạch và dự kiến sẽ tăng lên 30 tỷ viên gạch trong năm 2030. Trong khi đó, để sản xuất gạch đất sét nung đáp ứng nhu cầu, mỗi năm cần tiêu tốn khoảng 40 triệu m3 đất sét, 4 triệu tấn than và thải ra môi trường 15 triệu tấn CO2. Những chất thải trên sẽ gây ô nhiễm mỗi trường và hiệu ứng nhà kính.
Định hướng của Chính phủ là việc phát triển sản xuất gạch bằng vật liệu không nung sẽ sử dụng nguyên liệu là các nguồn phế thải như tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện (khoàng 30 -40 triệu tấn/năm), từ đó làm giảm ô nhiễm môi trường.
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ khuyến khích phát triển và sử dụng gạch bằng vật liệu không nung thay cho gạch từ đất sét nung, hạn chế sử dụng nguồn tài nguyên không tái tạo như đất sét và than. Ngành vật liệu xây dựng sẽ tận dụng phế thải của các ngành công nghiệp, từ đó giảm lượng chất rắn, khó CO2 gây ô nhiễm môi trường.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, với mức thuế suất đất làm gạch dự kiến điều chỉnh lên 15%, thì lợi nhuận/1 đơn vị tài nguyên khai thác vẫn còn 16.838 đồng/m3. Sau khi tăng, số thuế thu từ tài nguyên này dự kiến đạt 97,8 tỷ đồng, tăng 32,6 tỷ đồng so với mức thu hiện nay.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)
Lần đầu tiên, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) chính thức cho thuê hạ tầng nhà ga, kho bãi hàng hóa; mở đường cho quá trình mời gọi tư nhân tham gia vào vận tải, xây dựng hạ tầng đường sắt.
Bộ Giao thông ra hạn chót đến 30/9, Tổng thầu Trung Quốc phải ký hợp đồng xây dựng nhà ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông, nếu không sẽ thay giám đốc điều hành dự án.
Sang năm 2016, các công ty chế biến của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (Vinacomin) sẽ tiếp tục tập trung mua than chất lượng thấp của tập đoàn. Sau đó các công ty chế biến sẽ chế biến thành than chất lượng cao.
Tại buổi làm việc với đoàn doanh nghiệp tỉnh Gifu (Nhật Bản) ngày 10/9, ông Nguyễn Hoàng – Chủ tịch Ủy ban phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trực thuộc VCCI, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội cho biết Việt Nam đã xây dựng 2 giải pháp để “hút” doanh nghiệp FDI vào công nghiệp hỗ trợ.
Đến cuối năm 2016, khi khánh thành 3 bến cảng đầu tiên, Công ty cổ phần thép Nghi Sơn sẽ khởi công xây dựng giai đoạn I, Khu liên hợp gang thép Nghi Sơn (Thanh Hóa).
Ra đời từ năm 2008 với mục đích cung cấp nguyên liệu quặng sắt cho Nhà máy thép Vạn Lợi (Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), thế nhưng, nhà máy tuyển quặng thuộc Cty TNHH MTV Sắt Vũ Quang sớm chết yểu vì bị đầu tư dang dở rồi bỏ hoang, nguyên liệu làm ra không tiêu thụ được. Nhiều năm nay, nhà máy đóng cửa, hoang lạnh, nợ lương công nhân, bảo hiểm, nợ ngân hàng, mất khả năng thanh toán hơn 100 tỉ đồng.
Đã có hàng nghìn lý do khác nhau được đưa ra khi có yêu cầu báo cáo giải trình về trách nhiệm làm “đội vốn” các dự án giao thông.
Hơn 30 vạn tấn quặng sắt và mangan đang tồn ở Hà Giang dẫn đến hàng nghìn công nhân mất việc làm, máy móc tiền tỷ hoen gỉ theo thời gian, nguồn thu của tỉnh giảm bớt đáng kể… Vậy nguyên nhân tồn là do đâu?
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng khẳng định, Việt Nam sẽ tạo điều kiện tốt nhất để thu hút nguồn lực đầu tư vào hạ tầng giao thông cũng như logistics, theo hướng đẩy mạnh kết nối kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới.
Vinacomin đã sụt giảm tới 2,5% lợi nhuận từ năm 2010 đến năm 2014. Trong khi thuế phải nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng chừng hơn hai lần. Lương người lao động chỉ tăng 13% sau 4 năm mặc dù năng suất lao động liên tục tăng lên.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự