Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang rất lo lắng cho hầu bao của mình khi thời điểm Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động đã cận kề.

Lần đầu tiên, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) chính thức cho thuê hạ tầng nhà ga, kho bãi hàng hóa; mở đường cho quá trình mời gọi tư nhân tham gia vào vận tải, xây dựng hạ tầng đường sắt.
Sau 1 năm đàm phán, sáng 16/9, Tổng công ty ĐSVN và Tập đoàn Indo Trans Logistics (ITL) ký kết hợp đồng thực hiện “Dự án xã hội hóa Trung tâm Đường sắt logistics tại ga Yên Viên” (Hà Nội). Mức độ quan trọng phần nào thể hiện qua việc, lần đầu tiên, một sự kiện của ngành đường sắt được tổ chức tại một trong những khách sạn sang trọng nhất Thủ đô.
Theo bản hợp đồng, ITL được quyền sử dụng và khai thác Trung tâm Đường sắt logistics tại ga Yên Viên với thời hạn 23 năm. Trong thời hạn khai thác, doanh nghiệp này được quyền thu phí nâng, hạ container và các dịch vụ giá trị gia tăng, nhằm thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận.
Dự án chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn I: Từ tháng 10/2015 - 6/2016, xây dựng bãi hàng phía Nam ga Yên Viên với tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng. Tổng diện tích sử dụng 18.984 m2, trong đó xây dựng nhà điều hành (400 m2), đầu tư mới nhánh đường sắt xếp dỡ H3 (280 m), đầu tư mới hệ thống bãi hàng và đường nội bộ 18.500 m2. Giai đoạn này còn tiến hành đầu tư hệ thống cẩu chuyên dụng RTG, cẩu nâng container.
Ông Trần Tuấn Anh, Chủ tịch TLC Việt Nam cho biết: Ga Yên Viên sẽ trở thành cánh tay nối dài của cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân và nơi giao nhận hàng hóa từ nhiều khu vực khác, thậm chí hàng hóa từ miền Nam ra Hà Nội. Khách hàng có thể làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa và khai báo hải quan tại Yên Viên thay vì làm thủ tục tại các cảng ở xa.
Cùng với đó, TLC tổ chức chạy tăng thêm 5-6 đôi tàu mới; trước hết, tuyến Yên Viên - Hải Phòng chạy thêm 2-3 đôi tàu/ngày; tuyến Yên Viên - Cái Lân chạy thêm một đôi tàu/ngày, tuyến Yên Viên - Sóng Thần chạy thêm hai đôi tàu/ngày.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Vũ Tá Tùng, Tổng Giám đốc ĐSVN cho biết, bản hợp đồng có những điều kiện đi kèm để ngăn việc TLC độc quyền, cạnh tranh với các đối thủ vận tải khác; sử dụng đất vào các mục đích kinh doanh cho thuê bất động sản (Yên Viên gần với Trung tâm Hà Nội). “Với công nghệ bốc xếp hiện đại, quản trị tốt, thời gian và chi phí vận tải hàng hóa bằng đường sắt đi đến Yên Viên sẽ giảm” – ông Tùng khẳng định.
Tại lễ ký kết, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông đánh giá: Dù giá trị bản hợp đồng nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn trong việc mở ra thời kỳ xã hội hóa, thu hút tư nhân vào lĩnh vực vận tải, đầu tư hạ tầng đường sắt.
Tại đây, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch ĐSVN cũng thông báo mở cửa, chào đón tất cả các nhà đầu tư đến với ngành đường sắt. Riêng lĩnh vực kho hàng, ĐSVN đang mời gọi nhà đầu tư tham gia vào bãi hàng ga Sóng Thần, ga Lào Cai và nhiều bãi hàng hóa đường sắt khác.
Theo Sỹ Lực
Tiền Phong
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang rất lo lắng cho hầu bao của mình khi thời điểm Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động đã cận kề.
Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết dự báo nhu cầu thép theo quy hoạch của Việt Nam năm 2025 từ 29 triệu tấn đến 40 triệu tấn.
Dự báo nhu cầu thépnăm 2025 Việt Nam cần khoảng 40 triệu tấn thép
Để đón đầu TPP cũng như các Hiệp định Thương mại tự do khác, nhằm tận dụng ưu đãi về thuế, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư vốn lớn vào Việt Nam với các khâu sản xuất sợi, dệt, nhuộm...
Trước áp lực cung đã vượt gấp đôi cầu gây ra cạnh tranh ngày càng gay gắt, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) mới đây đã kiến nghị các bộ ngành liên quan thu hồi 11 dự án thép chưa triển khai và 16 dự án thép khác không khả thi hoặc không tuân thủ về công nghệ sản xuất.
Việt Nam hiện là quốc gia sản xuất thép thô lớn nhất Đông Nam Á với sản lượng 5,847 triệu tấn. Tuy nhiên, thép là một trong những sản phẩm bị kiện nhiều nhất chỉ sau các ngành nông sản, hải sản, thực phẩm.
Việc xóa bỏ thuế nhập khẩu sẽ được thực hiện theo lộ trình hợp lý để các ngành chăn nuôi nước ta có điều kiện vươn lên cạnh tranh.
Ngày nay, việc áp dụng khoa học công nghệ đang được xem là kim chỉ nam để các doanh nghiệp thủy sản phát triển bền vững. Tuy nhiên, để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải có một giải pháp công nghệ phù hợp với mục tiêu phát triển, đặc biệt khi nhắm tới các thị trường xuất khẩu “khó tính” như Nhật, Mỹ, EU, v.v..
Khi 70 nhà máy nhiệt điện than cùng hoạt động, Việt Nam sẽ bị thiệt hại với 639 triệu USD chi phí y tế do các khí thải độc thải từ việc đốt than gây ra cho sức khoẻ con người. Thiệt hại kinh tế trực tiếp là 9 tỷ đồng.
Các nhà sản xuất hàng may mặc ở Việt Nam đang gấp rút tìm những nhà cung cấp vật liệu và vải sợi, trong bối cảnh các xưởng dệt trong nước chỉ sản xuất được có 1/5 nhu cầu của Việt Nam.
Giới đầu tư nước ngoàiđang đổ tiền vào ngành may mặc Việt Nam
Bộ Công Thương đã có Quyết định số 8989/QĐ-BCT phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành hóa chất Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự