Vina Steel, Hòa Phát, Pomina, Vina Kyoei và Posco SS là tên tuổi 5 doanh nghiệp đứng trong Top 5 nhà sản xuất thép xây dựng nắm giữ thị phần lớn nhất tại Việt Nam.

Theo dự kiến, tháng 11/2016, nhà máy sẽ hoàn thành phần cơ khí để chạy thử; tháng 7/2017 bắt đầu vận hành thương mại. Tuy nhiên, hiện tại một số hạng mục đang chậm tiến độ. Theo báo cáo của PVN, tiến độ chung của nhà máy có thể chậm khoảng 4 tháng.
Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày 21/6, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có cuộc họp với các bộ, ngành để giải quyết một số vướng mắc trong quá trình đầu tư xây dựng Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn.
Phó Thủ tướng đánh giá, chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn là nhằm bảo đảm an ninh năng lượng, tạo việc làm, sản xuất được nhiều sản phẩm phục vụ cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp phụ trợ trong nước.
Do đó, trong những năm qua, Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn được xác định là công trình trọng điểm của ngành dầu khí, huy động các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để giải quyết một số vướng mắc trong quá trình đầu tư xây dựng Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn. Ảnh: VGP
Theo đó, tại cuộc họp này, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh Thanh Hoá trực tiếp kiểm tra, làm việc với các nhà đầu tư để bảo đảm tiến độ xây dựng nhà máy.
Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xác định rõ tổng mức hỗ trợ, ưu đãi đối với nhà máy theo từng năm, từng kịch bản giá dầu. Trên cơ sở đó kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc một cách tổng thể, bảo đảm hiệu quả của dự án.
Về tiêu thụ sản phẩm, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ Công Thương, các bộ, ngành làm việc với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu và phân phối xăng dầu để có kế hoạch phân phối các sản phẩm của nhà máy lọc dầu trong nước, bảo đảm tiêu thụ những sản phẩm mà các nhà máy trong nước sản xuất, chế biến.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý các bộ, ngành khi lên phương án tiêu thụ sản phẩm dầu khí trong nước phải bảo đảm hài hoà được lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và đặc biệt là lợi ích của người dân.
Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo các cơ quan, doanh nghiệp đầu tư nhà máy cấp nước sạch, bảo đảm đúng cam kết của địa phương.
Giao Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Thanh Hoá phối hợp chỉ đạo các cơ quan liên quan, các doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ hạ tầng điện, công nghệ thông tin, viễn thông… đến ngoài hàng rào nhà máy như đã cam kết.
Bộ Khoa học và Công nghệ được giao nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy chuẩn, tiêu chuẩn về sản phẩm dầu, khí sử dụng trong nước, đáp ứng yêu cầu của những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bộ Công an chỉ đạo cơ quan phòng cháy chữa cháy nghiên cứu kiến nghị của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) về việc cho phép lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động song song với quá trình vận hành thử và nghiệm thu trước khi vận hành thương mại.
Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn được khởi công xây dựng năm 2013 tại khu kinh tế Nghi Sơn thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn, trong đó PVN góp vốn 25,1%, Công ty Dầu khí quốc tế Kuwait 35,1%, Công ty Idemisui Kosan Nhật Bản 35,1%, Công ty Hoá chất Mitsui Nhật Bản 4,7%.
Sản phẩm của Nhà máy gồm khí hoá lỏng LPG, xăng, diesel, dầu hoả/nhiên liệu máy bay, lưu huỳnh, polypropylen, benzen, paraxylen.
Theo dự kiến, tháng 11/2016 nhà máy sẽ hoàn thành phần cơ khí để chạy thử; tháng 7/2017 bắt đầu vận hành thương mại. Tuy nhiên, hiện tại một số hạng mục đang chậm tiến độ. Theo báo cáo của PVN, tiến độ chung của nhà máy có thể chậm khoảng 4 tháng.
Vina Steel, Hòa Phát, Pomina, Vina Kyoei và Posco SS là tên tuổi 5 doanh nghiệp đứng trong Top 5 nhà sản xuất thép xây dựng nắm giữ thị phần lớn nhất tại Việt Nam.
Chiều ngày 30/6/2016, tại TP.HCM Công ty Cổ phần (CTCP) Đầu tư Thành Thành Công (đơn vị hạt nhân của Tập đoàn TTC), CTCP Điện Gia Lai (GEC) với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Quỹ Năng lượng sạch Armstrong (Singapore) đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược.
Trước đây, ngành công nghiệp này là một mối đe dọa ảnh hưởng đến thị trường dệt may. Tuy nhiên, giá dầu giảm và sự đi xuống của nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc đã khiến giá một số sản phẩm mới thậm chí rẻ hơn hàng second hand.
Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp dược nói riêng, có cơ hội mở rộng đầu tư, phát triển. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội từ TPP không phải dễ, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bắt buộc phải tìm được hướng đi mới cho mình.
Mặc dù là thị trường rất tiềm năng nhưng cho đến nay, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn chưa đạt tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản. Dây chuyền sản xuất chủ yếu gồm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra.
Khẳng định dệt may là một “trường hợp điển hình” hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và mỗi bước tăng trưởng nổi bật của ngành đều gắn với FTA, ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho rằng, đến năm 2020, dệt may Việt Nam có thể xuất khẩu đạt 50 tỷ USD.
Năm 2015, Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng thép (803,8 triệu tấn), xuất khẩu 111,6 triệu tấn thép trong đó Việt Nam là quốc gia đứng thứ 7 thế giới và đứng thứ nhất trong khối Đông Nam Á về nhập khẩu thép (16,3 triệu tấn).
SCG và nhiều tập đoàn Thái đang vẫn đang tiếp tục thu mua doanh nghiệp nhựa Việt Nam. Một số doanh nghiệp Thái lên tiếng muốn mua lại toàn bộ cổ phần nhà nước thoái vốn tại các công ty nhựa trong năm 2016.
Cho đến nay, Việt Nam mới chỉ có một doanh nghiệp trong nước nắm bắt được gần như đầy đủ các công nghệ tạo hương thực phẩm tiên tiến trên thế giới.
Ngày 15/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC), Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Reed Tradex (Thái Lan) đã ký kết đồng tổ chức các cuộc triển lãm quốc tế, chương trình kết nối kinh doanh để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển toàn diện trong thời gian tới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự