Ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) được xem như là “chân núi”, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, song các DN CNHT của Việt Nam lại đang loay hoay với nhiều khó khăn.

Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp dược nói riêng, có cơ hội mở rộng đầu tư, phát triển. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội từ TPP không phải dễ, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bắt buộc phải tìm được hướng đi mới cho mình.
Việc tham gia TPP đặt ra những thách thức không nhỏ, đặc biệt là sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khi phải cạnh tranh trên cả 3 thị trường: thị trường nội địa, thị trường quốc gia đối tác, thị trường ở nước thứ ba; trong khi các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vốn nhỏ, trình độ quản lý thấp... bởi vậy, nếu không có chiến lược và sự quyết tâm cao độ, nhiều doanh nghiệp có thể sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
Hội nghị lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam 2016 mới đây đã khẳng định 5 ngành mũi nhọn cần được tập trung tháo gỡ là dệt may - da giày, thủy - hải - nông sản,ô tô và ngành phụ trợ, công nghệ cao và dược phẩm.
Theo IMS Health - một công ty Mỹ cung cấp thông tin, dịch vụ và công nghệ cho các ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe, Việt Nam là một trong 17 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển. Thị trường dược phẩm Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, khoảng 16%/ năm. Dự thảo Luật Dược đã xác định hướng phát triển của ngành dược là ưu tiên, khuyến khích sản xuất và sử dụng thuốc trong nước, nhất là thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, nhanh chóng đưa ngành dược Việt Nam phát triển và hội nhập quốc tế. Qua đó có thể thấy, cánh cửa thị phần cả trong nước và quốc tế mở rộng cho các doanh nghiệp dược phẩm, doanh nghiệp ngành dược sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.
Các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam mới phát triển sau năm 1990, có tuổi đời khá trẻ so với các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới. Tính đến đầu năm 2016, cả nước có 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc (trong đó, 98 doanh nghiệp sản xuất tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất đông dược) và 30 cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền. Hệ thống phân phối thuốc có trên 2.200 đơn vị và 43.000 cơ sở bán lẻ.
Tuy ngành dược bước đầu đã đạt được một số kết quả khả quan, nhưng công nghiệp dược trong nước chưa phát triển như kỳ vọng, Việt Nam chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, chưa sản xuất nguyên liệu dược, chưa có một nền công nghiệp dược hiện đại. Các doanh nghiệp dược Việt Nam hầu hết đều sản xuất các dòng thuốc phổ biến có giá rẻ, nguyên vật liệu chủ yếu là nhập ngoại, cạnh tranh trong phân khúc thị trường hẹp, trong khi biệt dược có giá trị cao đều do doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh. Hiện nay mới có một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh tổng hợp của Mekophar, sản lượng thiết kế khoảng 200 tấn amoxicillin và 100 tấn ampicillin mỗi năm, nhưng chỉ đủ cho nhu cầu của bản thân doanh nghiệp, chứ không cung cấp được cho thị trường nguyên liệu nội địa.
Khi Việt Nam tham gia TPP, phải cạnh tranh với các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới, doanh nghiệp dược Việt Nam với quy mô vốn nhỏ, nghiên cứu sáng chế chưa chuyên sâu, khoa học công nghệ còn lạc hậu... thì cần tìm hướng đi mới, từng bước nhỏ nhưng chắc chắn, phát huy được thế mạnh của doanh nghiệp cũng như của quốc gia, nhằm đạt được mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn phù hợp.
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp dược Việt Nam có thể đi theo một số hướng cơ bản như sau:
Thứ nhất, tập trung sản xuất thuốc generic. Khi Việt Nam tham gia hiệp định TPP, trước tiên doanh nghiệp cần đảm bảo mục tiêu hiện tại là có lợi nhuận, tích lũy nguồn vốn tạo đà cho những bước phát triển sau này. Thuốc generic là thuốc tương đương trị liệu với thuốc gốc khi thuốc gốc hết thời hạn bản quyền. Các doanh nghiệp dược phẩm khác có thể mua lại phiên bản và sản xuất ra loại thuốc generic có chất lượng tương đương sinh học với thuốc phát minh với chi phí rẻ hơn nhiều lần.
Thứ hai, doanh nghiệp dược Việt Nam nên ưu tiên phát triển nguồn dược liệu sẵn có trong nước để phục vụ công nghiệp bào chế và phát triển sản xuất thuốc, hạn chế tối đa việc nhập ngoại nguyên liệu. Theo Cục Quản lý y dược cổ truyền, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về cây dược liệu và là quốc gia sở hữu nhiều dược liệu quý, hiếm, đặc hữu. Trong số 12.000 loài thực vật ở nước ta, gần 4.000 loài có công dụng làm thuốc, phân bố rộng khắp trên cả nước. Doanh nghiệp dược nên kết hợp cùng người dân nỗ lực xây dựng và quy hoạch phát triển dược liệu, đặc biệt về bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu quý hiếm.
Thứ ba, doanh nghiệp dược cần khai thác thương mại điện tử nhằm quảng bá thuốc, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, tiếp cận thị trường, đẩy mạnh doanh thu, tăng lợi nhuận... Để khai thác tốt nhất thế mạnh của thương mại điện tử, các doanh nghiệp dược cần xây dựng một đội ngũ chuyên gia am hiểu về dược phẩm, có thể tư vấn trực tiếp cho khách hàng. Đội ngũ chuyên gia này cần được trải nghiệm và có những hiểu biết thực tế về sản phẩm. Sự tư vấn chính xác là yếu tố hàng đầu để khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp.
Thứ tư, doanh nghiệp dược Việt Nam cần đổi mới công nghệ hiện đại. Những năm gần đây, công nghệ ngành dược Việt Nam đã có một số bước tiến mới, nhiều dây chuyền sản xuất thuốc với công nghệ hiện đại đã được đầu tư. Tuy nhiên, so sánh với các tập đoàn dược trên thế giới thì công nghệ sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất lớn. Hiện nay, nhiều tập đoàn đa quốc gia đang nhắm tới các doanh nghiệp dược Việt Nam để tìm kiếm khả năng hợp tác trong lĩnh vực bào chế, vì vậy, các doanh nghiệp dược cần chủ động đề xuất hợp tác, chứng minh năng lực để các tập đoàn dược nước ngoài chuyển giao công nghệ, điều này vô cùng có lợi vì doanh nghiệp được áp dụng thành tựu khoa học hiện đại với chi phí thấp.
Thứ năm, doanh nghiệp dược cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, cạnh tranh và hướng tới nền kinh tế tri thức, thì trình độ nhân lực mang tính chiến lược, quyết định đến sự tồn vong của doanh nghiệp. Khi Việt Nam tham gia TPP, người lao động có cơ hội rất lớn để tham gia vào quá trình phân công lao động khu vực và quốc tế, được tiếp cận với công nghệ mới. Các doanh nghiệp dược muốn nâng cao năng lực cạnh tranh cần chú trọng đặc biệt đến nâng cao trình độ nhân lực. Theo đó, doanh nghiệp phải rà soát lại toàn bộ lao động hiện thời, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực; tiến hành phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài; xây dựng môi trường nghiên cứu, khai thác được chất xám của người lao động; ứng dụng thành quả nghiên cứu nhằm khuyến khích, tạo động lực làm việc cho họ; có chế độ ưu đãi tốt với các nghiên cứu viên, vinh danh những sáng chế; xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi ở các lĩnh vực...
Các doanh nghiệp dược nên xem xét việc xây dựng quỹ riêng cho phát triển nguồn nhân lực, liên kết hợp tác với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp trong khu vực và quốc tế để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, tạo ra nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Trên đây là một số gợi ý về hướng đi cho các doanh nghiệp dược trong giai đoạn tới. Các doanh nghiệp nên tận dụng những lợi thế của quốc gia, những thuận lợi của ngành nghề để phát triển hơn nữa, giành chiến thắng trên sân chơi TPP nói riêng và môi trường hội nhập kinh tế quốc tế nói chung.
Ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) được xem như là “chân núi”, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, song các DN CNHT của Việt Nam lại đang loay hoay với nhiều khó khăn.
Việc Anh rút khỏi EU (Brexit) đang khiến những doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trường này lo ngại về khả năng tăng trưởng trong thời gian tới.
Các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tiếp tục cải thiện trong tháng 6 khi sản lượng tăng tốc lên mức cao nhất trong 11 tháng.
Vina Steel, Hòa Phát, Pomina, Vina Kyoei và Posco SS là tên tuổi 5 doanh nghiệp đứng trong Top 5 nhà sản xuất thép xây dựng nắm giữ thị phần lớn nhất tại Việt Nam.
Chiều ngày 30/6/2016, tại TP.HCM Công ty Cổ phần (CTCP) Đầu tư Thành Thành Công (đơn vị hạt nhân của Tập đoàn TTC), CTCP Điện Gia Lai (GEC) với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Quỹ Năng lượng sạch Armstrong (Singapore) đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược.
Trước đây, ngành công nghiệp này là một mối đe dọa ảnh hưởng đến thị trường dệt may. Tuy nhiên, giá dầu giảm và sự đi xuống của nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc đã khiến giá một số sản phẩm mới thậm chí rẻ hơn hàng second hand.
Mặc dù là thị trường rất tiềm năng nhưng cho đến nay, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn chưa đạt tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản. Dây chuyền sản xuất chủ yếu gồm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra.
Khẳng định dệt may là một “trường hợp điển hình” hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và mỗi bước tăng trưởng nổi bật của ngành đều gắn với FTA, ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho rằng, đến năm 2020, dệt may Việt Nam có thể xuất khẩu đạt 50 tỷ USD.
Theo dự kiến, tháng 11/2016, nhà máy sẽ hoàn thành phần cơ khí để chạy thử; tháng 7/2017 bắt đầu vận hành thương mại. Tuy nhiên, hiện tại một số hạng mục đang chậm tiến độ. Theo báo cáo của PVN, tiến độ chung của nhà máy có thể chậm khoảng 4 tháng.
Năm 2015, Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng thép (803,8 triệu tấn), xuất khẩu 111,6 triệu tấn thép trong đó Việt Nam là quốc gia đứng thứ 7 thế giới và đứng thứ nhất trong khối Đông Nam Á về nhập khẩu thép (16,3 triệu tấn).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự